Đề số 4
-
1254 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án A
Phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien được ứng dụng để điều chế cao su buna.
Phương trình hóa học:
n CH2 = CH – CH = CH2 (– CH2 – CH = CH – CH2 –)n
Câu 2:
Đáp án D
Chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa có dạng ank-1-in.
⇒ Các chất thỏa mãn: axetilen, pent-1-in.
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn ankin X thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Số mol ankin phản ứng là
Đáp án D
Ta có: \({n_{C{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,mol\); \({n_{{H_2}O}} = \frac{{1,8}}{{18}} = 0,1\,mol\)
⇒ \({n_{hh\,\,ankin}} = {n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}\)= 0,15 – 0,1 = 0,05 mol
Câu 4:
Đáp án A
Trong phòng thí nghiệm, etilen được điều chế bằng cách đun C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170oC.
Phương trình hóa học:
C2H5OH CH2 = CH2 + H2
Câu 5:
Cho các chất sau: C2H6 (a), C5H12 (b), C4H10 (c), C3H8 (d). Dãy các chất sắp xếp theo nhiệt độ sôi tăng dần là
Đáp án C
Nhiệt độ sôi của các ankan tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.
⇒ Nhiệt độ sôi tăng dần từ (a), (d), (c), (b).
Câu 6:
Đáp án B
Để phân biệt hai khí metan và etilen thì thuốc thử thích hợp là dung dịch nước brom. Etilen làm mất màu nước brom còn metan thì không.
CH2 = CH2 + Br2 ⟶ CH2Br – CH2Br
Câu 7:
Biết rằng 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu tối đa 50 ml dung dịch nước brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch nước brom trên?
Đáp án D
Ta có: 1 phân tử etilen sẽ phản ứng với 1 phân tử brom.
Nhưng 1 phân tử axetilen sẽ phản ứng được với 2 phân tử brom.
Khi đó: 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu tối đa 50 ml dung dịch nước brom.
Vậy 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì có thể làm mất màu tối đa 50.2 = 100 ml dung dịch nước brom.
Câu 8:
Đáp án A
Các chất phản ứng được với dung dịch nước brom: axetilen, vinyl axetilen, stiren.
Câu 9:
Đáp án A
Để phân biệt các chất lỏng sau: benzen, toluen và stiren thì dùng dung dịch KMnO4.
Hiện tượng:
- Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay nhiệt độ thường.
3C6H5 – CH = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O ⟶ 3C6H5 – CH(OH) – CH2 – OH + 2MnO2 + 2KOH
- Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường và kể cả khi đun nóng.
- Toluen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường nhưng làm mất màu khi đun nóng.
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O
Câu 10:
Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. X là chất nào sau đây?
Đáp án A
Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường và kể cả khi đun nóng.
Câu 11:
X có công thức cấu tạo CH2=CH-CH2-CH3. Tên gọi thông thường của X là
Đáp án D
CH2 = CH – CH2 – CH3: but-1-en
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của anken là sai?
Đáp án C
C sai vì anken không tan trong nước.
Câu 13:
Đáp án B
Etilen làm mất màu dung dịch KMnO4 thuộc loại phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
Phương trình hóa học:
3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O ⟶ 3HO – CH2 – CH2 – OH + 2MnO2 + 2KOH
Câu 14:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một anken X thu được 0,3 mol khí CO2. Công thức phân tử X là
Đáp án C
Gọi công thức của anken có dạng CnH2n với n ≥ 2.
Số nguyên tử C trong X là \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = \frac{{0,3}}{{0,1}} = 3\)
⇒ Công thức phân tử của X là C3H6.
Câu 16:
Oxi hoá hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankan. Sản phẩm thu được cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng của bình 1 tăng 6,3 gam và bình 2 có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là
Đáp án D
Ta có: \({n_{{H_2}O}} = \frac{{6,3}}{{18}} = 0,35\,mol\)
⇒ \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{ankan}}\)= 0,35 – 0,1 = 0,25 mol
⇒ \({n_{BaC{O_3} \downarrow }} = {n_{C{O_2}}} = 0,25\;mol\)
⇒ \({m_{BaC{O_3}}} = 0,25.197 = 49,25\)gam
Câu 17:
Có 3 khí: C2H2, C2H4, C2H6. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây phân biệt 3 khí trên:
Đáp án C
Chỉ có C2H2 phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa màu vàng nhạt.
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3
Hai khí còn lại dẫn qua dung dịch brom thì C2H4 phản ứng bị giữ lại, C2H6 không phản ứng thoát ra ngoài.
CH2 = CH2 + Br2 ⟶ CH2Br – CH2Br
Câu 18:
Trùng hợp chất nào sau đây được polietilen?
Đáp án B
Trùng hợp CH2 = CH2 thu được polietilen.
Phương trình trùng hợp:
n CH2 = CH2 (– CH2 – CH2 –)n
Câu 19:
Cho đất đèn chứa 80% CaC2 tác dụng với nước thu được 17,92 lít axetilen (đktc). Khối lượng đất đèn đã dùng là
Đáp án D
Phương trình phản ứng:
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
⇒ \({n_{Ca{C_2}}} = {n_{{C_2}{H_2}}} = \frac{{17,92}}{{22,4}} = 0,8\,mol\)
⇒ Khối lượng đất đèn cần dùng là:
\(m = \frac{{0,8.64}}{{80\% }} = 64\,gam\)
Câu 20:
Đáp án C
Để làm sạch etilen có lẫn axetilen có thể dẫn hỗn hợp qua dung dịch AgNO3/NH3 dư. Khí axetilen phản ứng bị giữ lại trong dung dịch, etilen không phản ứng thoát ra ngoài.
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3
Câu 21:
Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12?
Đáp án B
k = \(\frac{{5.2 - 12 + 2}}{2} = 0\)
⇒ Đồng phân ankan
Câu 22:
Xác định X, Z trong chuỗi sau: CH4 → X → Y→ Z → Cao su buna (với điều kiện phản ứng có đủ). X, Z lần lượt là
Đáp án C
CH4 ⟶ C2H2 (X) ⟶ C4H4 (Y) ⟶ C4H6 (Z) ⟶ Cao su buna
Phương trình hóa học:
2CH4 CH ≡ CH + 3H2
2CH ≡ CH CH ≡ C – CH = CH2
CH ≡ C – CH = CH2 + H2 CH2 = CH – CH = CH2
n CH2 = CH – CH = CH2 (– CH2 – CH = CH – CH2 –)n
Câu 23:
Đáp án C
Etilen phản ứng được với (1) H2/Ni, t°; (2) dung dịch Br2; (4) dung dịch KMnO4.
Phương trình hóa học:
CH2 = CH2 + H2 CH3 – CH3
CH2 = CH2 + Br2 ⟶ CH2Br – CH2Br
3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O ⟶ 3HO – CH2 – CH2 – OH + 2MnO2 + 2KOH
Câu 24:
Đáp án A
Sản phẩm của quá trình đime hóa axetilen là vinyl axetilen.
Phương trình hóa học:
2CH ≡ CH CH ≡ C – CH = CH2
Câu 25:
Tính chất nào không phải của benzen?
Đáp án C
Benzen không tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường và cả khi đun nóng.
Câu 26:
Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-clobutan?
Đáp án D
Chất thỏa mãn là but-1-en.
Phương trình hóa học:
CH2 = CH – CH2 – CH3 + HCl ⟶ CH3 – CHBr – CH2 – CH3
Câu 27:
Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
Đáp án D
Các công thức cấu tạo có thể có của X là:
CH3 – CH(CH3) – CH = CH2; CH3 – C(CH3) = CH – CH3;
CH2 = C(CH3) – CH2 – CH3
CH3 – C(CH3) = C = CH2; CH2 = C(CH3) – CH = CH2;
CH3 – CH(CH3) – C ≡ CH; CH2 = C(CH3) – C ≡ CH
Câu 28:
Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinyl axetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 ml hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Đáp án D
Đặt công thức phân tử của X là CxH4.
Ta có: MX = 17.2 = 34 ⇒ 12x + 4 = 34 ⇒ x = 2,5
\({n_{C{O_2}}}\) = 0,05.2,5 = 0,125 (mol); \({n_{{H_2}O}}\)= 0,05.2 = 0,1 mol
⇒ m = 0,125.44 + 0,1.18 = 7,3 (gam)
Câu 29:
Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng dẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
Câu 30:
Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Đáp án B
Áp dụng bảo toàn khối lượng: mY = mX = 0,1.26. + 0,2.28 + 0,3.2 = 8,8 (gam)
Mà MY = 11.2 = 22 ⇒ nY = \(\frac{{8,8}}{{22}}\) = 0,4 mol
Số mol H2 tham gia phản ứng là: nX – nY = (0,1 + 0,2 + 0,3) – 0,4 = 0,2 mol
Ta có:\({n_{{H_2}}}\)phản ứng + \({n_{B{r_2}}}\)= \(2{n_{{C_2}{H_2}}} + {n_{{C_2}{H_4}}}\)
⇒ \({n_{B{r_2}}}\)= 2.0,1 + 0,2 - 0,2 = 0,2 mol