Đề kiểm tra Vật lí 8 học kì 1 có đáp án (Mới nhất) (Đề 2)
-
2264 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Độ lớn của vận tốc cho ta biết:
Độ lớn của vận tốc cho ta biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Chọn đáp án B
Câu 3:
Một khối sắt có thể tích 50 cm3. Nhúng chìm khối sắt này vào trong nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước: dn = 10 000 N/m3. Tính lực đẩy Ác- si- mét tác dụng lên khối sắt?
Đổi V = 50 cm3 = 0,00005 m3
Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên khối sắt là
FA = d . V = 10 000 . 0,00005 = 0,5 N
Chọn đáp án B
Câu 4:
Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:
Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
Chọn đáp án B
Câu 5:
Hình 1 biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 8 kg với tỉ xích nào sau đây là đúng?
Trọng lượng của vật là P = 10 . m = 10 . 8 = 80 N
Hình 1 biểu diện lực với 4cm ứng với 80N
=> tỉ xích 1cm ứng với 20N
Chọn đáp án A
Câu 6:
Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12km/h. Quãng đường người đó đi được là:
Câu 6.
Đổi t = 45p = 0,75h
Quãng đường người đó đi được là
S = v . t = 12. 0,75 = 9 km
Chọn đáp án A
Câu 7:
So sánh áp suất gây ra tại các điểm A ,B ,C ,D ,E
Áp suất gây ra tại các điểm A, B, C, D trong cùng một chất lỏng lần lượt được tính theo công thức:
=> áp suất lớn hơn khi độ sâu của điểm đó tới mặt chất lỏng lớn hơn.
Ta thấy, hE > hD > hC = hB > hA
Vậy pE > pD > pC = pB > hA
Câu 8:
Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người và xe đi lại?
Ta có: , để đi lại được dễ dàng trên đường đất mềm lầy lội ta cần làm giảm áp suất bằng cách giảm áp lực hoặc tăng diện tích bị ép. Do vậy, đặt tấm ván để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, làm giảm áp suất do người hoặc xe tác dụng lên mặt đường nên không bị lún.
Câu 9:
Một người thợ lặn ở độ sâu 32m so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 300N/m3.
a, Tính áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn.
b, Khi áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn là 206 000N/m2, hãy tính độ sâu của thợ lặn? Người thợ lặn đã bơi lên hay lặn xuống? Vì sao?
Tóm tắt: h0 = 32m; dnước biển = 10 300N/m3
Hỏi:
a, p0 = ? (Pa);
b, p = 206 000 (Pa) thì thợ lặn bơi lên hay lặn xuống? p = ? (Pa)
- Áp suất của nước biển tác dụng lên thợ lặn là:
p0 = d.h0 = 10 300.32 = 329 600 (Pa)
- Độ sâu của người thợ lặn là:
h = p : d = 206 000 : 10 300 = 20 (m)
Người thợ lặn đã bơi lên vì 20 < 32 (m)
ĐS: a, p0 = 329 600 (Pa); b, h = 20 (m), người thợ lặn đã bơi lên.