Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 10 (Đề 3) (có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
1741 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cơ sở phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là
Đáp án là B
Cơ sở để phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là do hình dạng mặt chiếu
Câu 2:
Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện được
Đáp án là B
Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện được số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí
Câu 3:
Hệ Mặt Trời bao gồm
Đáp án là B
Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời, các thiên thể (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chuổi, thiên thạch) chuyển động xung quanh Mặt Trời và các đám bụi, khí
Câu 4:
Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là
Đáp án là D
Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh gần nhau nhất là Hà Nội. Hà Nội là địa điểm gần chí tuyến Bắc nhất nên thời gian Mặt Trời hai lần lên thiên đỉnh gần nhau nhất
Câu 5:
Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp võ Trái Đất lần lượt là
Đáp án là A
Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp võ Trái Đất lần lượt là tầng đá trầm ích, tầng granit và cuối cùng là tầng badan
Câu 6:
Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là
Đáp án là B
Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên hoặc hạ xuống) ở lớp vỏ Trái Đất là thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi
Câu 8:
Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là
Đáp án là D
Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là mưa tập trung vào mùa đông
Câu 9:
Vũ trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà. Thiên hà là một tập hợp các thiên thể, khí, bụi và bốc xa điện tử. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà. (1 điểm)
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời nàm ở trung tâm và các thiên thể quay xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. (1 điểm)
- Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh, phát triển. Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. (1 điểm)
Câu 10:
Ngoại lực là gì? Vì sao nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời?
- Ngoại lực:
+ Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. (0,5 điểm)
+ Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. (0,5 điểm)
+ Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa,...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...), sinh vật (động, thực vật) và con người. (0,5 điểm)
+ Ngoại lực có tác động rất lớn trong quá trình làm biến đổi địa hình. (0,5 điểm)
- Giải thích: Nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết,...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt Trời. (1 điểm)