KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 10)
-
20443 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất khu vực Tây Bắc?
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, xác định được đỉnh núi cao nhất khu vực Tây Bắc là đỉnh Phanxipăng (cao 3143m).
Câu 2:
Vùng phía Tây phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án A
Vùng phía Tây phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng tây bắc – đông nam, xen giữa là các bồn đại và cao nguyên, ven biển Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ, đất tốt.
=> Đặc điểm có các dãy núi cao trung bình 1000 – 1500m, sườn thoải không đúng với vùng phía Tây phần lãnh thổ Hoa Kì.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết đường bờ biển Việt Nam kéo dài từ đâu đến đâu?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, đường bờ biển Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết bán đảo Sơn Trà nằm ở tỉnh(thành phố) nào sau đây?
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, bán đảo Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết quốc gia nào sau đây không có chung Biển Đông với Việt Nam?
Đáp án C
Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, xác định được quốc gia không có chung biển Đông với Việt Nam là In- đô-nê-xi-a (In-đô-nê-xi-a là quần đảo nằm ở phía Nam của khu vực Đông Nam Á)
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết trên dãy Trường Sơn Bắc, đỉnh núi nào sau đây cao nhất?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, trên dãy Trường Sơn Bắc có đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pu-xai-lai-leng (cao 2711m).
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết các dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc - đông nam?
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, xác định được các dãy núi Hoàng Liên Sơn (thuộc vùng núi Tây Bắc), Trường Sơn, Pu Đen Đinh (thuộc vùng núi phía Tây của miền Trung) chạy hướng tây bắc – đông nam.
Riêng dãy núi Đông Triều (thuộc vùng núi Đông Bắc) chạy hướng vòng cung.
Câu 8:
Tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không trên vùng biển nào của nước ta?
Đáp án B
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh thổ thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không. (khái niệm vùng đặc quyền kinh tế sgk Địa lí 12 trang 15).
Câu 9:
Việc đắp đê ngăn lũ ở đồng bằng sông Hồng đã để lại hệ quả nào?
Đáp án C
Việc đắp đê ngăn lũ ở đồng bằng sông Hồng khiến bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô, vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa thường xuyên nên dễ bạc màu, vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa.
Câu 10:
Vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
Đáp án B
Vùng kinh tế Viễn Đông của Liên Bang Nga sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương (sgk Địa lí 11 trang 71).
Câu 11:
Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông, khi qua kinh tuyến người ta phải
Đáp án A
Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến thì người ta phải lùi lại một ngày lịch.
Câu 12:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng trời Việt Nam?
Đáp án D
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
=> Như vậy nhận xét vùng trời được xác định bằng khung tọa độ trên đất liền của nước ta là không đúng.
Câu 13:
Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ thuộc vùng núi nào của nước ta?
Đáp án D
Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ thuộc vùng núi Trường Sơn Nam của nước ta.
Câu 14:
Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là
Đáp án B
Ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùn đông đảo các loài sinh vật khác.
Câu 15:
Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có
Đáp án C
Nước ta tiếp giáp với biển Đông nên được cung cấp một lượng hơi ẩm lớn từ biển-> độ ẩm không khí cao, trung binh trên 80%.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao lớn nhất ở Tây Nguyên?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, quan sát bảng kí hiệu phân tầng màu ta thấy cao nguyên Lâm Viên có nền màu nâu -> thể hiện độ cao trung bình trên 1500m, các cao nguyên Đắc Lăk, Mơ Nông, Di Linh có độ cao trung bình khoảng 1000m (nền màu vàng đậm). Như vậy cao nguyên Lâm Viên có độ cao lớn nhất.
Câu 17:
Dải Ngân Hà là
Đáp án D
Dải Ngân Hà là thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).(Sgk Địa lí 10 trang 18).
Câu 18:
Hiện nay các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì tập trung ở
Đáp án C
Công nghiệp Hoa Kì có xu hướng dịch chuyển từ vùng Đông Bắc xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương với các
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Campuchia
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh không tiếp giáp với Campuchia là Quảng Nam (Quảng Nam tiếp giáp Lào ở biên giới đất liền phía Tây lãnh thổ).
Câu 20:
Ranh giới tự nhiên phân chia phần phía tây và phần phía đông của Liên bang Nga là
Đáp án A
Ranh giới tự nhiên phân chia phần phía tây và phần phía đông của Liên Bang Nga là sông Ê-nít-xây. (Sgk Địa lí 11 trang 62).
Câu 21:
Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ trong các đặc điểm nào sau đây?
Đáp án C
Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ trong các đặc điểm: nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên
Câu 22:
Vấn đề dân cư mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm nhất hiện nay là
Đáp án B
Liên Bang Nga có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm dẫn đến già hóa dân số. Mặt khác từ thập niên 90 của thế kỉ XX nhiều người Nga đã di cư ra nước ngoài nên số dân đã giảm đi. Đây là hai vấn đề dân cư mà Nhà nước Liên Bang Nga quan tâm nhất hiện nay.
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7, dọc chiều dài 3260 km đường bờ biển, đoạn bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh thuận lợi nhất cho việc xây dựng các cảng biển nước sâu là
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, dọc chiều dài 3260 km đường bờ biển, đoạn bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh thuận lợi nhất cho việc xây dựng các cảng biển nước sâu là khu vực Nam Trung Bộ. Dọc bờ biển duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành các cảng nước sâu như cảng Dung Quất, đặc biệt ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
Câu 24:
Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành
Đáp án D
Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit vật thể sẽ bị lệch trái so với hướng chuyển động. Do vậy gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).
Câu 25:
Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ ở nước ta địa hình chủ yếu là đồi núi thấp?
Đáp án D
Ở nước ta địa hình chủ yếu là đồi núi thấp,cụ thể là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm tới 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích.
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình), nằm trong vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 27:
Ti nguyên khoáng sản ở vùng phía Đông của Hoa Kì là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp nào sau đây?
Đáp án A
Vùng núi phía Đông Hoa Kì tập trung các loại khoáng sản với trữ lượng lớn như: than đá và quặng sắt nằm lộ thiên, dễ khai thác. Tài nguyên khoáng sản ở vùng núi phía Đông của Hoa Kì là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim đen và nhiệt điện.
Câu 28:
Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
Đáp án B
Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta tạo thành 2 mùa rõ rệt: miền Bắc có mùa đông lạnh, khô và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có sự phân hóa thành hai mùa mưa – khô sâu sắc.
Câu 29:
Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là
Đáp án D
Nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có gió Tín phong Bắc bán cầu (hoặc gió Mậu dịch) thổi quanh năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa lấn át nên Tín phong có cường độ nhẹ và chỉ mạnh lên vào những đợt chuyển giao gió mùa hoặc khi gió mùa suy yếu.
Câu 30:
Nguyên nhân nào làm cho sinh vật biển Đông phong phú, giàu thành phần loài?
Đáp án A
Sinh vật biển Đông phong phú, giàu thành phần loài, nguyên nhân là do vùng biển nước ta là nới giao nhau của các dòng biển nóng lạnh -> đã mang lại nguồn lợi sinh vật biển vô cùng phong phú giàu có.
Câu 31:
Đặc điểm nào sau đây không phải biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa?
Đáp án D
Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là nhiệt độ độ ẩm cao khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, lớp vỏ phong hóa dày, xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.
Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích là trong địa hình vùng núi là đặc điểm chung của địa hình nước ta, đây không phải là biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 32:
Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 trang 50, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh?
Đáp án C
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khí hậu miền Nam nắng nóng quanh năm nên có biên độ nhiệt năm nhỏ ( ), nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 4 ( ), lượng mưa thấp nhất vào tháng 2.
=> Nhận xét TP. Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm cao, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 là không đúng. => loại A, B, D
- TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất vào tháng 9 với khoảng 320mm => nhận xét C đúng.
Câu 33:
Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015:
(Nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Đáp án B
Dấu hiệu: biểu đồ thể hiện 2 đơn vị tuyệt đối là nghìn tấn và Tỉ kWh tương ứng 2 đối tượng
=> Biểu đồ đã cho thể hiện sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
Câu 34:
Biết diện tích của Liên bang Nga là , dân số thời điểm giữa năm 2015 là 144,3 triệu người, vậy mật độ dân số nước này là hơn
Đáp án C
Công thức tính mật độ dân số: Mật độ dân số = Số dân/ diện tích ()
Biết diện tích của Liên Bang Nga là , dân số là 144,3 triệu người. Đổi 144,3 = 144300 nghìn người.
=> Mật độ dân số LBNga (làm tròn thành ).
Câu 35:
Ngành giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong vận chuyến hành khách giữa Hoa Kì với các nước trên thế giới là
Đáp án B
Ngành vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hành khách giữa Hoa Kì với các nước trên thế giới. Mỗi ngày có tới hàng ngàn chuyến bay ở đất nước này, một số hãng hàng không lớn nhất Hoa Kì là United Airlines, American Airlines…
Câu 36:
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY HÀNG NĂM Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2016
(Đơn vị: Nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê 2017, Nhà xuất bản Thống kê, 2018)
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích gieo trồng một số cây hàng năm ở nước ta giai đoạn 2010-2016?
Đáp án D
Quan sát bảng số liệu ta thấy diện tích ngô có nhiều biến động: giai đoạn 2010 – 2014 có tăng khá nhanh từ 1125,7 nghìn ha lên 1179,0 nghìn ha; sang giai đoạn 2014 – 2016 diện tích ngô có xu hướng giảm dần từ 1179,0 nghìn ha xuống 1152,4 nghìn ha.
=> Nhận xét D: diện tích ngô tăng lên liên tục là không đúng.
Câu 37:
Cho bảng số liệu sau:TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA GIAI ĐOAN 2010-2015
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Niên giám thống kê 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia giai đoạn 2012-2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Đáp án A
Biểu đồ đường thường thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong thời gian từ 4 năm trở lên.
=> Dựa vào dấu hiệu nhận diện biểu đồ, lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia giai đoạn 2012-2015 là biểu đồ đường.
Câu 38:
Cho biểu đồ sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP/NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2012-2015
Biểu đồ trên còn sai sót ở
Đáp án D
Dấu hiệu: biểu đồ cột ghép và thể hiện giá trị bình quân GDP/ người của 3 nước (đơn vị là USD).
=> Tên biểu đồ ghi: tốc độ tăng trưởng GDP/ người của một số nước giai đoạn 2012 – 2015 là không đúng. Vì biểu đồ cột không thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng. => Biểu đồ đã cho bị sai tên biểu đồ.
Câu 39:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngập mặn của nước ta đặc biệt là ở Nam Bộ đang bị thu hẹp rất nhiều là
Đáp án A
Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta, đặc biệt vùng Nam Bộ bị thu hẹp đi rất nhiều chủ yếu là do con người phá rừng để chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá (một phần do cháy rừng)
Câu 40:
Khi ở trường THPT Ngô Sĩ Liên - Tp Bắc Giang (Việt Nam), các bạn học sinh đang làm bài thi môn Địa lí là 15h30 của ngày 12/11/2018 thì ở giờ GMT là
Đáp án C
Ở trường THPT Ngô Sĩ Liên – TP. Bắc Giang (Việt Nam), các bạn học sinh đang làm bài thi môn Địa lí là 15h30 của ngày 12/11/2018.
Biết nước ta ở múi giờ số 7, giờ GMT (giờ gốc) là múi giờ số 1 => Khu vực giờ GMT có giờ đến sau nước ta là 7 tiếng.
=> Khi Việt Nam là 15h30 ngày 12/11/2018 thì giờ GMT là: 15h30 – 7giờ = 8h30’ sáng ngày 12/11/2018.