KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 19)
-
20436 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở nước ta, vùng nào có mật độ dân số cao nhất?
Chọn đáp án A
Đồng bằng sông Hồng với mật độ dân số cao nhất cả nước năm 2006 là .
Câu 2:
Nơi có mật độ dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là:
Chọn đáp án D
- Rìa phía Bắc và Đông Bắc của đồng bằng gồm các tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, là những địa phương có mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (Hình 16.2- Trang 70 - SGK Địa lí 12)
Câu 3:
Ở nước ta, vùng nào dưới đây có mật độ dân số thấp nhất?
Chọn đáp án B
Tây Bắc là vùng có mật dân số thấp nhất nước ta. Theo bảng thông kê mật độ dân số nước ta năm 2006, vùng Tây Bắc có mật độ thấp nhất là 69 người/km2 (tr.69-SGK cơ bản)
Câu 4:
Ở nước ta, việc sử dụng lao động nhiều nhất hiện nay thuộc ngành
Chọn đáp án A
- Nông – lâm – ngư nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động nhất hiện nay ở nước ta, chiếm gần 60% số lao động.
Câu 5:
Ở nước ta, vùng nào đứng đầu cả nước về chất lượng nguồn lao động?
Chọn đáp án B
Dân cư và nguồn lao động được coi là thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng, nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng nguồn lao động đứng đầu cả nước.
Câu 6:
Ở nước ta, vùng nào có quy mô đô thị lớn nhất cả nước?
Chọn đáp án C
Dựa vào bảng số liệu hình 18.2 – trang 78 – SGK Địa lí 12 nhận thấy Đông Nam Bộ có số dân thành thị lớn nhất nên là vùng có quy mô đô thị lớn nhất.
Câu 7:
Biểu hiện không phản ánh sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng nước ta hiện nay:
Chọn đáp án D
Dân cư nước ta luôn phân bố không đều giữa các vùng, các miền và giữa thành thị và nông thôn. Còn trong vùng kinh tế không phản ánh sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng nước ta hiện nay.
Câu 8:
Năm 2006, Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số đứng thứ mấy cả nước?
Chọn đáp án B
Căn cứ vào bảng số liệu trang 69, ta thấy, Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số đứng thứ hai cả nước sau Đồng bằng sông Hồng, với 551 người/km2.
Câu 9:
Tác động tích cực quan trọng nhất mà quá trình độ thị hóa mang đến cho nước ta là
Chọn đáp án A
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 79, đô thị hóa có nhiều tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội nhưng trong đó tác động tích cực quan trọng nhất là: "Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta".
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây là hệ quả của sự phân bố dân cư nước ta?
Chọn đáp án A
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
Câu 11:
Sức ép lớn nhất đối với nông dân của đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là:
Chọn đáp án A
Sức ép lớn nhất đối với nông dân của đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là bình quân đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhanh chóng do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
Câu 12:
Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du miền núi những năm gần đây dẫn tới:
Chọn đáp án A
Hậu quả là tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm và đang có xu hướng suy thoái.
Câu 13:
Đặc điểm nào không phải là ưu thế nổi bật của nguồn lao động nước ta trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá?
Chọn đáp án B
Tác phong còn mang đậm tính chất lao động trong nông nghiệp gây hạn chế cho quá trình phát triển kinh tế.
Câu 14:
Trong thời kì Pháp thuộc, chức năng chính của đô thị nước ta là gì?
Chọn đáp án C
Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triện, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, chức năng chính của đô thị chủ yếu là hành chính và quân sự.
Câu 15:
Năm 2015 dân số nước ta là 91.713,3 nghìn người, diện tích của nước ta là . Mật độ dân số nước ta là:
Chọn đáp án C
Dựa vào công thức tính mật độ dân số là: MĐDS = dân số: diện tích (đơn vị )để tính mật độ dân số năm 2015.
Câu 16:
Việc tập trung nhiều lao động ở vùng đồng bằng và duyên hải là điều kiện thuận lợi để:
Chọn đáp án D
Khu vực đồng bằng là nơi tập trung nhiều lao động điều này mang đến thị trường tiêu thụ rộng lớn và có nhiều điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học kĩ thuật và nâng cao trình độ người lao động. Vì vậy, việc tập trung nhiều lao động ở vùng đồng bằng và duyên hải là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp đòi hỏi trình độ cao.
Câu 17:
Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức sống của các dân tộc ở nước ta có sự chênh lệch, do vậy cần phải:
Chọn đáp án B
Trong lịch sử, các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục, tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.
Câu 18:
Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng
Chọn đáp án B
Theo SGK Địa lí trang 68, dân số nước ta tăng thêm trung bình hơn1 triệu người mỗi năm.
Câu 19:
Vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất nước ta hiện nay là
Chọn đáp án A
Tốc độ đô thị hóa thường đi liền với trình độ phát triển kinh tế. Trong 7 vùng kinh tế của nước ta, vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế lớn nhất là Đông Nam Bộ. Đây đồng thời cũng là vùng có tỉ lệ dân thành thị lớn nhất cả nước. Vì vậy, có thể khẳng định vùng tốc độ đô thị hóa nhanh nhất nước ta hiện nay là Đông Nam Bộ.
Câu 20:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,9 lần Đồng bằng sông Cửu Long?
Chọn đáp án D
Trên cùng một dạng địa hình song trên các vùng khác nhau cũng có sự khác biệt về phân bố mật độ dân cư. Chẳng hạn, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số gấp hơn 2,9 lần ở đồng bằng sông Cửu Long. Thực trạng trên là do, Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư tập trung khá đông đúc ở đây, bên cạnh đó những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế cũng có tác động đến mật độ dân số ở khu vực này nhưng không nhiều.
Câu 21:
Việ làm đang là một vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn là vì:
Chọn đáp án C
Sự phát triển kinh tế đô thị chưa tạo ra đủ việc làm cho số lao động tăng hàng năm với mức tăng dân số là 1,1 triệu.
Câu 22:
Ở nước ta hiện nay, trong quá trình đô thị hóa, cần phải có kế hoạch khắc phục đối với vấn đề nào dưới đây?
Chọn đáp án B
Quá trình đô thị hóa cần phải đi liền với kế hoạch khắc phục những hạn chế về ô nhiễm môi trường và an ninh xã hội. Đây là vấn đề quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước.
Câu 23:
Đâu là một nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế:
Chọn đáp án C
Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn quy định tác phong của lao động nên đây là nhược điểm lớn nhất.
Câu 24:
Biểu hiện nào dưới đây cho thấy quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?
Chọn đáp án D
Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tốc độ của quá trình đô thị hóa đó là tỉ lệ dân thành thị. Ở Việt Nam, năm 2005, tỉ lệ dân thành thị đạt 26,9 % dân số. Điều này chứng tỏ quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm
Câu 25:
Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa là do
Chọn đáp án A
Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa là do sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện còn chênh lệch lớn, mức sống của đại bộ phận dân tộc thiểu số còn thấp. Mục tiêu của nhà nước về vấn đề dân tộc là rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, các dân tộc, đảm bảo sự phát triển đồng đều của cả nước.
Câu 26:
Đặc điểm nào sau đây đúng với sức ép của dân số ở nước ta hiện nay?
Chọn đáp án B
Theo SGK Địa lí 12: “Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội”. Như vậy, gia tăng dân số của nước ta hiện nay gây sức ép lên sự phát triển KT – XH, tài nguyên môi trường.
Câu 27:
Đô thị hóa tác động lớn nhất đến nền kinh tế nước ta là
Chọn đáp án A
Theo SGK Địa lí 12, trang 79, đô thị hóa có nhiều tác động tích cực, nhưng trong đó tác động lớn nhất được đặt lên đầu tiên đó là: “Đô thị hóa tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta”. Đó là xu hướng giảm tỉ trọng của khu vực I (Nông – lâm – ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II và khu vực III (Công nghiệp xây dựng và dịch vụ
Câu 28:
Hiện nay vùng nào ở nước ta chịu sức ép lớn nhất của vấn đề dân số và việc làm?
Chọn đáp án D
Theo bảng số liệu SGK Địa lí lớp 12, trang 69 (Bảng 16.2 Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006) vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số lớn nhất cả nước, gấp 2,4 lần vùng Đông Nam Bộ, gấp 6,1 lần vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và gấp 2,9 lần Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng chịu sức ép dân số lớn nhất ở nước ta.
Câu 29:
Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nông thôn nước ta hiện nay là
Chọn đáp án A
Các biện pháp: phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động và xây dựng các nhà máy công nghiệp trên quy mô lớn đều giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Chỉ có biện pháp đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị mới góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay.
Câu 30:
Biện pháp quan trọng nhất để giải quyết tình trạng phân bố dân cư không đểu ở nước ta hiện nay là
Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 75 có rất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề phân bố dân cư và nguồn lao động nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó biện pháp được ưu tiên hàng đầu là xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp, chuyển dần dân cư từ nơi đông đến nơi thưa dân hơn để giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư.