IMG-LOGO

KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 26)

  • 20457 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sản lượng lúa của nước nào trong khu vực Đông Nam Á là cao nhất (năm 2004)?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985, đã đạt tới 161 triệu tấn năm 2004, đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn). Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.


Câu 2:

"Hiệp hội các nước Đông Nam Á" tổ chức kỉ niệm 40 năm thành lập vào năm:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

ASEAN được thành lập vào năm 1977 nên vào năm 2007 thì tổ chức này đã kỉ niệm thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.


Câu 3:

Trung du miền núi Bắc Bộ có tỉnh nào giáp biển?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5 có thể thấy Trung du miền núi Bắc Bộ có tỉnh Quảng Ninh giáp biển.


Câu 4:

Các bãi cát ven biển chứa lượng lớn khoáng sản gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các bãi cát ven biển chứa lượng lớn khoáng sản titan.


Câu 5:

Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam do vị trí địa lí quy định được bảo tồn ở vành đai chân núi dưới 600 - 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam (khu vực này chiếm 85% diện tích lãnh thổ). Theo sự phân bậc địa hình nêu trên, miền đồi núi nước ta có nhiều đai cao, nhưng đai nhiệt đới chân núi chiếm diện tích rộng nhất. Trong đai này, tại các vùng đồi núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên độ cao ấy, tính chất nhiệt đới bị biến tính mạnh mẽ, mưa ẩm thường xuyên, tính chất gió mùa cũng không còn biểu hiện rõ rệt để chuyển tiếp lên các đai rừng á nhiệt đới và ôn đới. Diện tích các đai này rất nhỏ tương ứng với địa hình núi trung bình và núi cao. Vì thế, cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở Việt Nam.


Câu 6:

Ở khu vực trung tâm của khu vực Tây Bắc địa hình chủ yếu là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ở khu vực trung tâm của khu vực Tây Bắc địa hình chủ yếu là sơn nguyên và cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sín Chải, cao nguyên Tả Phìn.


Câu 7:

Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí 12 (trang 65): “Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững”. Như vậy, trong tất cả các giải pháp thì giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta giai đoạn hiện nay và tương lai là sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.


Câu 8:

Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 83: “Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản”. Như vậy, trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng thủy sản đang có xu hướng tăng do những năm gần đây thị trường thủy sản của nước ta không ngừng mở rộng, nhất là các thị trường bên ngoài tiềm năng như: Hoa Kì, EU… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, thúc đẩy nước ta khai thác những tiềm năng sẵn có về tự nhiên và đầu tư trang thiết bị để nâng cao sản lượng thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi trồng.


Câu 9:

Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Chế độ thủy văn, khí hậu và địa hình đáy biển đều là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đành bắt thủy sản. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất chính là nguồn lợi hải sản. Nguồn lợi hải sản nước ta phân bố không đều, có những ngư trường lớn, có những ngư trường nhỏ điều này quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta.


Câu 10:

Giữa các vùng lãnh thổ hiện nay có tình trạng mất cân đối về điện năng, giải pháp khắc phục trước mắt là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hiện nay giữa các vùng của nước ta có sự mất cân đối về điện năng, giải pháp để khắc phục trước mắt là sử dụng đường dây tải điện siêu cao áp 500KV Bắc - Nam. Nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy thuỷ điện không phải giải pháp trước mắt vì việc xây dựng các nhà máy thủy điện cần căn cứ vào điều kiện địa hình, không phải vùng nào cũng có thể xây dựng được nhà máy thủy điện. Xây dựng các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí đồng hành, xây dựng nhà máy điện nguyên tử chưa phù hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta.


Câu 11:

Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Căn cứ vào biểu đồ hình 26.1 trang 113 SGK Địa lí 12, có thể thấy ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất


Câu 12:

Điền từ vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung sau: Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng... vào mục đích giao thông.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí 12 trang 132: Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 11 000km vào mục đích giao thông. Vận tải đường sông chủ yếu tập trung vào một số hệ thống sông chính.


Câu 13:

Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu


Câu 14:

Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Chất lượng lao động của nước ta ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay, lực lượng có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật làng nghề còn thiếu nhiều.


Câu 15:

Đặc điểm không đúng về dân cư nước ta

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dân số nước ta có đặc điểm là: dân số đông với hơn 90 triệu dân (2013), có nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc); gia tăng dân số giảm dần hiện nay là 1,1% ; cơ cấu dân số trẻ (số người trong và dưới độ tuổi lao động đông) và đang có xu hướng già hóa; phân bố dân cư thì không đồng đều trong đó dân số tập trung đông ở đồng bằng và vùng nông thôn, miền núi và thành thị có tỉ lệ dân cư ít. Như vậy, đặc điểm không đúng về dân cư nước ta là dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn.


Câu 16:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ăn quả ở Đông Nam Bộ:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Đông Nam Bộ có khí hậu đặc trưng là cận xích đạo, hoàn toàn không có mùa đông lạnh do không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Vì vậy, không thể có cả cây ăn quả nhiệt đới lẫn cây cận nhiệt trong các sản phẩm nông nghiệp của Đông Nam Bộ.


Câu 17:

Ở Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đồng bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai thác thuộc hàng lâu đời nhất ở nước ta, ngoài ra có nền sản xuất phát triển nên đây là vùng có nhiều di tích, lễ hội và các làng nghề truyền thống.


Câu 18:

Nguyên nhân chính nào để nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Vì vậy, nguyên nhân chính để nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực và cả nước


Câu 19:

Nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm của phần hạ châu thổ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đây là phần mà có địa hình thấp, bị ngập nước có các giồng đất ven sông; các cồn cát Duyên hải và các bãi bồi ven sông. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều nên đất ở đây bị nhiễm mặn, vào mùa mưa thì ngập úng và mùa khô thì đất bốc phèn, mặn.


Câu 20:

Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng hợp lý đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích đất phù sa lớn (khoảng 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm 30\% diện tích đồng bằng), rất màu mỡ, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước. Đây là những khó khăn nổi bật làm ảnh hưởng đến việc sử dụng hợp lý đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long.


Câu 21:

Điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Đông Nam Bộ so với khí hậu Tây Nguyên tác động đến phát triển kinh tế?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khí hậu Tây Nguyên mang màu sắc cận xích đạo nhưng có sự phân hóa theo độ cao. Ở các khu vực có độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ quanh năm trong khi ở các khu vực thấp khí hậu nóng quanh năm. Với điều kiện đó, Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong khi Nam Bộ gần được xích đạo hơn nữa địa hình lại thấp và bằng phẳng hơn Tây Nguyên nên khí hậu ở đây nóng và điều hòa hơn Tây Nguyên. Với điều kiện đó, Đông Nam Bộ có tiềm năng phát triển các cây nông nghiệp lâu năm giống Tây Nguyên, nhưng khu vực này còn có khả năng phát triển mạnh cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày trên quy mô lớn.


Câu 22:

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn xảy ra hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là do

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 (trang 187): “Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất”.


Câu 23:

Ngành thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thuận lợi hơn Đồng bằng sông Hồng là do

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở 2 đồng bằng lớn của nước ta do cùng có điều kiện thuận lợi về nguồn lợi thủy sản với một mùa lũ trong năm và người lao động có nhiều kinh nghiệm cùng với ngành công nghiệp chế biến phát triển. Tuy nhiên, so sánh về quy mô thì Đồng bằng sông Cửu Long vẫn dẫn dầu cả nước do vùng có lợi thế hơn hẳn về diện tích mặt nước nuôi trồng (nước mặn, lợ, ngọt) và có nguồn thủy sản phong phú.


Câu 24:

Biện pháp nào không được thực hiện để giải quyết cơ sở năng lượng cho vùng Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí lớp 12, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ, trong đó quan trọng là đảm bảo năng lượng cho vùng. Để giải quyết nhu cầu năng lượng, Đông Nam Bộ đã xây dựng các công trình thủy điện trong vùng như Trị An, Thác Mơ; xây dựng và mở rộng các nhà máy tuốc bin khí (Phú Mỹ), một số nhà máy chạy bằng dầu phục vụ cho khu chế xuất cũng được xây dựng; đường dây siêu cao áp 500kV Hòa Bình – Phú Lâm được đưa vào vận hành. Như vậy, trong các giải pháp được đưa ra, nhập khẩu điện từ Cam pu chia và đông bắc Thái Lan không được thực hiện tại Đông Nam Bộ,.


Câu 25:

Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có vai trò cực kì quan trọng vì

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dựa vào SGK địa lí 12 trang 157: Vấn đề phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ "Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, […] hạn chế tác hại của các cơn lũ lụt đột ngột trên các sông ngắn và dốc…"


Câu 26:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây không tiếp giáp với Trung Quốc?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 có thể thấy Tuyên Quang không tiếp giáp với Trung Quốc


Câu 27:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào chịu ảnh hưởng cua gió Tây khô nóng rõ nét nhất ở Việt Nam?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí có thể nhận thấy Bắc Trung Bộ là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió Tây khô nóng


Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5 có thể thấy, Thái Bình, Ninh Thuận, Trà Vinh đề giáp biển, chỉ có An Giang không giáp biển


Câu 29:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ cây công nghiệp trang 19 hãy cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất ở Tây Nguyên?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ cây công nghiệp trang 19, có thể thấy cột biểu thị diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của Đắk Lắk là cao nhất, số liệu trên đầu cột biểu thị diện tích thực tế là  255 nghìn ha. Vậy đáp án là Đắk Lắk


Câu 30:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào của vùng Bắc Trung Bộ có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất trên 60%?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất trên 60% được kí hiệu màu xanh đậm nhất. Theo đó, ở Bắc Trung Bộ chỉ có Quảng Bình là có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất trên 60%.


Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ Chăn nuôi trang 19, hãy cho biết trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm, sản phẩm từ gia súc năm 2007 chiếm bao nhiêu %?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm là biểu đô tròn nằm góc dưới bên phải của bản đồ chăn nuôi, quan sát biểu đồ ta thấy, phần sản phẩm gia súc được kí hiệu màu vàng tươi, năm 2007, tỉ trọng là 72%.


Câu 32:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có mỏ sắt?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, ta thấy trong các tỉnh trên duy nhất chỉ có Hà Tĩnh có mỏ sắt


Câu 33:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết, mùa lũ ở lưu vực sông Đà Rằng xuất hiện trong mấy tháng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 ta thấy: mùa lũ ở sông Hồng có 5 tháng (từ tháng VI đến tháng X); sông Đà Rằng có 4 tháng (từ tháng IX đến tháng XII), Sông Mê Kông có 6 tháng (từ tháng VII đến tháng XII).


Câu 34:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 em hãy cho biết đỉnh lũ của sông Mê Công (trạm Mỹ thuận) vào tháng mấy?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, biểu đồ ở góc phải trang bản đồ, tìm kí hiệu sông Mê Công (đường màu tím) tìm tháng đỉnh lũ (tháng có lưu lượng nước trung bình lớn nhất) và đọc tháng (tháng 10).


Câu 35:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đoạn có bề ngang hẹp nhất của lãnh thổ nước ta nằm trên địa phận tỉnh nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, ta có thể thấy tỉnh Quảng Bình có bề ngang hẹp nhất, chưa đầy 50km.


Câu 36:

Cho bảng số liệu:

SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014

Nhận xét nào dưới đây không đúng về bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Quan sát bảng số liệu nhận thấy: Số khách du lịch đến Đông Nam Á (97262) nhiều hơn số khách đến Tây Nam Á (93016). Mức chi tiêu của khách du lịch đến Tây Nam Á (94255) nhiều hơn khách du lịch đến Đông Nam Á (70578). Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến Đông Nam Á là 70578 triệu USD: 97262 nghìn = 725,6 USD. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến Tây Nam Á là 94255 triệu USD: 93016 nghìn = 1013,3 USD. Như vậy, nhận định Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến Tây Nam Á là 1745,9 USD không đúng.


Câu 37:

Cho bảng số liệu: Tình hình sản xuất lúa nước ta thời kì 1999 – 2010.

Dựa vào bảng số liệu trên em hãy cho biết để thể hiện tình hình sản xuất lúa nước ta thời kì 1999 – 2010 ta nên chọn dạng biểu đồ nào thể hiện tốt nhất:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Bảng số liệu có 3 đối tượng nhưng chỉ có 2 đơn vị khác nhau, ngoài ra đề bài yêu cầu biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa nên biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp.


Câu 38:

Cho bảng số liệu:

Lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm của Sông Hồng tại trạm Sơn Tây.

Để vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mối quan hệ giữa lượng mưa và lưu lượng nước của Sông Hồng tại tram Sơn Tây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Lượng mưa và lưu lượng nước có đơn vị khác nhau (mm và m3/s), để vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mối quan hệ của hai đối tượng này thì chỉ có biểu đồ kết hợp mới thỏa mã điều kiện.


Câu 39:

Cho bảng số liệu:

GDP của Trung Quốc và Thế Giới (Đơn vị: tỉ USD)

Tỉ trọng GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là: (1649,3: 40887,8)*100 = 4,03 %.


Câu 40:

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ sau đây, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Căn cứ vào biểu đồ ta thấy: ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với 2 ngành kia; Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000 – 2014; hàng điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. Vì vậy nhận định: Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014 là sai.


Bắt đầu thi ngay