KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 21)
-
19591 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tỉnh có diện tích và sản lượng lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chọn đáp án B
Tỉnh Kiên Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với tương ứng là 583 nghìn ha và 2977,4 nghìn tấn (năm 2007).
Câu 2:
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm:
Chọn đáp án B
Gồm vùng thượng (độ cao từ 2 - 4m) và hạ châu thổ (có độ cao 1- 2m) chịu tác động của thủy triều và sông. Phần đất còn lại không chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu đó là các đồng bằng phù sa ở rìa (đồng bằng Cà Mau).
Câu 3:
Vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm
Chọn đáp án C
Phần thượng châu thổ của đồng bằng sông Cửu Long là khu vực tương đối cao (2-4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn ở đây có nhiều vùng trũng ngập nước. Vào mùa mưa các vùng trũng này ngập sâu dưới nước, còn mùa khô thì chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn và hiện tượng bốc phèn mặn lớn.
Câu 4:
Thành phố Mĩ Tho thuộc tỉnh nào của Đồng bằng sông Cửu Long
Chọn đáp án A
Thành phố Mĩ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang của đồng bằng sông Cửu Long nằm cạnh một nhánh sông của sông Hậu với cửa đổ ra biển là cửa Đại.
Câu 5:
Khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long được phân hoá thành 2 mùa:
Chọn đáp án C
Khí hậu có sự phân hóa thành hai mùa mưa và khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng IX, gây ngập úng khắp trong vùng. Vào mùa khô kéo dài từ tháng II đến tháng V năm sau thì hiện tượng bốc phèn và mặn tăng cao khiến cho việc làm nông nghiệp rất khó khăn.
Câu 6:
Hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là:
Chọn đáp án B
Hai thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời là hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất là Hà Nội - Hải Phòng.
Câu 7:
Về mặt địa hình Tây Nguyên là các cao nguyên ba dan xếp tầng. Em hãy cho biết cao nguyên nào sau đây thuộc vùng Tây Nguyên?
Chọn đáp án B
Cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu và Sín Chải nằm ở Tây Bắc; cao nguyên Lâm Viên nằm ở Tây Nguyên.
Câu 8:
Trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay là
Chọn đáp án D
Thừa Thiên Huế là trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất ở Bắc Trung Bộ, Đà Nẵng là trung tâm kinh tế lớn nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 9:
Thành phố được coi là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tên là
Chọn đáp án A
Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta đồng thời là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 10:
Than nâu có trữ lượng hàng chục tỉ tấn tập trung chủ yếu ở đâu?
Chọn đáp án A
Một trong những thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng về khoáng sản là than nâu. Vùng Đông Bắc và Tây Bắc có thế mạnh về than đá. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về than bùn.
Câu 11:
Vùng Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng nào trong số các vùng sau đây?
Chọn đáp án A
Vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy đáp án đúng của câu hỏi này là: Đồng bằng sông Hồng.
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta?
Chọn đáp án C
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước. Nó được đặc trưng bằng một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Bao gồm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
Như vậy, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời không phải đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 13:
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng kinh tế đều có chung thế mạnh
Chọn đáp án D
- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất nước ta với nhiều thế mạnh phát triển như: phát triển kinh tế biển, vùng chuyên canh cây công nghiệp số một nước ta, khai thác dầu khí…
- Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất của nước ta không giáp biển nên không có khả năng phát triển kinh tế biển nhưng lại có những tiềm năng riêng như: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước, có điều kiện phát triển năng lượng thủy điện…
- Như vậy, hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn số một và số hai của nước ta, đều có chung thế mạnh trồng cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, cà phê.
Câu 14:
Khí hậu của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có điểm khác nhau cơ bản là
Chọn đáp án C
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đều nằm trong miền khí hậu phía Nam của nước ta, vì vậy các yếu tố của khí hậu về mùa mưa và mùa khô gần tương tự nhau. Tuy nhiên, do sự khác nhau về yếu tố độ cao địa hình quy định (Tây Nguyên có độ cao địa hình lớn hơn Đông Nam Bộ) nên làm cho sự phân hóa theo độ cao của khí hậu có sự khác nhau cơ bản giữa hai vùng.
Câu 15:
Trong lĩnh vực chăn nuôi Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước về:
Chọn đáp án A
Theo SGK Địa lí 12 (trang 148): “Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m. Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước”. Như vậy, trong lĩnh vực chăn nuôi Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước về đàn trâu.
Câu 16:
Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng là:
Chọn đáp án A
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước. Tuy tốc độ phát triển kinh tế cũng thuộc loại cao của cả nước nhưng tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế dẫn đến khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Câu 17:
Để tăng diện tích đất canh tác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là
Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí 12 (trang 188): “Một khó khăn đáng kể cho việc sử dụng hợp lí đất là việc đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Do đó, cần phải có nước để thau chua rủa mặn trong mùa khô kết hợp với tạo ra giống lúa chịu phèn, chịu mặn”. Do vậy, để tăng diện tích đất canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp quan trọng có ý nghĩa hàng đầu là quy hoạch thủy lợi.
Câu 18:
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất là
Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí trang 186, nhóm đất chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn với 1,6 triệu ha chiếm 41%
Câu 19:
Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao nhất của Đồng bằng sông Hồng là
Chọn đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản (trang 8), SGK Địa lí lớp 12 (trang 150), xác định khoáng sản phân bố ở vùng Đồng bằng sông Hồng là: đá vôi, sét, cao lanh, than nâu và khí tự nhiên. Trong số đó, khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao nhất được thể hiện trong bản đồ là than nâu.
Câu 20:
Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ chủ yếu hẹp ngang, đất feralit là điều kiện thuận lợi để trồng
Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 157 vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi địa gia súc. Với diện tích đất feralit và đất badan tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ, Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như: cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng bình, quảng Trị, chè ở Tây Nghệ An.
Câu 21:
Ngành công nghiệp nào là ngành truyền thống nhưng hiện vẫn giữ vài trò quan trọng của trung tâm công nghiệp Thái Nguyên?
Chọn đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Công nghiệp chung (trang 21), tìm đến trung tâm công nghiệp Thái Nguyên chúng ta thấy nổi lên hai ngành luyện kim đen và luyện kim màu trong cơ cấu các ngành kinh tế của Thái Nguyên. Vì vậy, có thể khẳng định ngành luyện kim chính là ngành truyền thống và có vai trò quan trọng trong trung tâm công nghiệp Thái Nguyên.
Câu 22:
Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là?
Chọn đáp án B
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, chè,… Trong đó, hình thành nên ba vùng chuyên canh lớn nhất, theo thứ tự giá trị sản xuất cây công nghiệp lần lượt là: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. Như vậy, hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 23:
Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là
Chọn đáp án B
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 102: “Hiện nay nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang”. Như vậy, vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long do vùng lợi thế hơn hẳn các vùng khác về diện tích mặt nước nuôi trồng (thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ) đồng thời người dân cũng có truyền thống kinh nghiệm với nghề sông nước.
Câu 24:
Vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là
Chọn đáp án B
Nước ta có hai đồng bằng châu thổ lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cùng với dải đồng bằng ven biển miền Trung. Trong số ba đồng bằng đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích lớn nhất (khoảng 40 nghìn km2), hàng năm được bồi đắp và mở rộng ra biển nhiều. Vì vậy, đây được coi như vùng trọng điểm lương thực, thực phần lớn nhất nước ta.
Câu 25:
Hai vùng có số lượng đàn gia cầm lớn nhất nước ta là?
Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 96: “Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con […].Theo quy luật chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long”. Cơ sở để ngành chăn nuôi gia cầm phát triển và phân bố là phải gắn với nguồn thức ăn và nơi có thị trường tiêu thụ.
Câu 26:
Cây mía được trồng nhiều nhất ở vùng
Chọn đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Nông nghiệp chung, trang 18, tìm kí hiệu cây mía và xác định trên bản đồ nơi phân bố cây mía tập trung nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 27:
Vùng có diện tích trồng điều lớn nhất nước ta là
Chọn đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Nông nghiệp chung, trang 18, tìm kí hiệu điều và xác định được vùng có diện tích trồng điều lớn nhất là Đông Nam Bộ. Mặt khác, chúng ta biết được ở nước ta có ba vùng chuyên canh cây công nghiệp chính thì vùng Đông Nam Bộ nổi tiếng là sản phẩm điều.
Câu 28:
Để khai thác tối đa nguồn thủy năng, hàng loạt các công trình thủy điện ở Tây Nguyên được xây dựng theo kiểu
Chọn đáp án A
Theo SGK Địa lí lớp 12 trang 172: "Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả [...] Chỉ từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt các công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng. Theo thời gian các bậc thang thủy điện sẽ hình thành trên các hệ thống sông nổi tiếng này của Tây Nguyên". Như vậy, để khai thác tối đa nguồn thủy năng, hàng loạt các công trình thủy điện ở Tây Nguyên được xây dựng theo kiểu bậc thang.
Câu 29:
Đồng bằng sông Hồng có diện tích là , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 51,2%. Tính diện tích đất nông nghiệp của vùng?
Chọn đáp án B
Diện tích đất nông nghiệp của vùng
Câu 30:
Xu hướng thay đổi cơ cấu mùa vụ lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung trong những năm qua là
Chọn đáp án A
Do đặc điểm khí hậu và đặc điểm sinh thái của cây lúa mà những năm gần đây, cơ cấu mùa vụ lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung có sự thay đổi theo hướng giảm diện tích lúa mùa, tăng diện tích lúa hè thu. Mùa mưa của hai vùng rơi vào thời gian hè thu nên sẽ cung cấp nguồn nước tưới đảm bảo cho nhu câu của lúa nước hơn.