IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 22)

  • 3503 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dao động tắt dần có

Xem đáp án

Phương pháp: 

Dao động tắt dần có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian. 

Cách giải: 

Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. 

Chọn A


Câu 2:

Phương trình li độ của một vật nhỏ dao động điều hoà có dạng: x=Acos(ωt+φ). Tần số góc của dao động là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Đọc phương trình dao động điều hòa: x=Acos(ωt+φ)

+ A: Biên độ dao động 

+ ω: Tần số góc 

+ (ωt + φ): Pha dao động tại thời điểm t 

+ φ: Pha dao động tại thời điểm ban đầu. 

Cách giải: 

Phương trình dao động của vật: x=Acos(ωt+φ)

⇒ Tần số góc của dao động: ω 

Chọn C


Câu 3:

Một điện tích điểm q đặt tại nơi có cường độ điện trường E thì lực điện tác dụng lên điện tích đó là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính lực điện: F=qE

Cách giải: 

Một điện tích điểm q đặt tại nơi có cường độ điện trường E thì lực điện tác dụng lên điện tích đó là: F=qE

Chọn B


Câu 4:

Chọn phát biểu đúng. Quang phổ liên tục của một vật

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

+ Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

+ Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì giống nhau và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng. 

+ Ứng dụng: Đo nhiệt độ của các vật nóng sáng ở nhệt độ cao như các ngôi sao qua quang phổ của nó.

Cách giải: 

A, C, D – sai vì quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. 

B - đúng 

Chọn B


Câu 5:

Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Vận dụng kiến thức về các hiện tượng quang. 

Cách giải:

Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexein thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục đó là hiện tượng quang – phát quang. 

Chọn A


Câu 6:

Hai nguồn điện giống nhau ghép song song, mỗi nguồn có suất điện động ξ. Suất điện động của bộ nguồn là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính suất điện động của bộ nguồn mắc song song: ξb=ξ1=ξ2

Cách giải: 

Suất điện động của bộ nguồn: ξb=ξ1=ξ2=ξ

Chọn A


Câu 7:

Theo nội dung của thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Thuyết lượng tử ánh sáng: 

+ Chùm ánh sáng là chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng). Mỗi phôtôn có năng lượng xác định (năng lượng của 1 phôtôn: ε=hf(J))

+ Các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s trong chân không. 

+ Năng lượng của mỗi phôtôn rất nhỏ. Một chùm sáng dù yếu cũng chứa rất nhiều phôtôn do rất nhiều nguyên tử, phân tử phát ra. Vì vậy ta nhìn thấy chùm sáng liên tục. 

+ Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên. 

+ Các photon trong chùm ánh sáng đơn sắc thì có cùng năng lượng. 

Cách giải: 

A – sai vì mỗi photon mang một năng lượng xác định và phụ thuộc vào tần số ε = hf

B, C, D - đúng 

Chọn A


Câu 8:

Hạt tải điện trong kim loại là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về dòng điện trong kim loại. 

Cách giải: 

Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do. 

Chọn C


Câu 9:

Một mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp gồm điện trở R và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi. Thay đổi điện dung C của tụ điện sao cho tần số của dòng điện có giá trị f=12πLC. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Điều kiện có cộng hưởng điện: ZL=ZC hay ω=1LC

Độ lệch pha giữa u và i: tanφ=ZLZCR

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=UZ=UR2+ZLZC2

Công suất tiêu thụ: P=U2RZ2=U2.RR2+ZLZC2

Tổng trở: Z=R2+ZLZC2

Cách giải: 

Ta có: f=12πLCZL=ZC mạch xảy ra cộng hưởng. Khi đó:

tanφ=ZLZCR=0φ=0u,i cùng pha.

I=UR2+ZLZC2=UR=Imax

+ C – sai vì: Tổng trở của mạch cực tiểu Zmin=R

P=U2.RR2+ZLZC2=U2R=Pmax

Chọn C


Câu 10:

Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về sự truyền ánh sáng. 

+ Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc mà bị lệch khỏi phương truyền ban đầu khi đi qua lăng kính.

+ Chiếu ánh sáng từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không thay đổi.

Cách giải: 

Khi chiếu ánh sáng đơn sắc tới lăng kính thì khi đi qua lăng kính, ánh sáng bị lệch khỏi phương truyền ban đầu và không bị tán sắc. 

Chọn A


Câu 11:

Trong các hình sau đây, hình nào diễn tả đúng phương và chiều của cường độ điện trường E, cảm ứng từ B và vận tốc truyền sóng v của một sóng điện từ

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ: E,v.B tạo với nhau một tam diện thuận. 

Cách giải: 

Ta có: E,v.B tạo với nhau một tam diện thuận ⇒ Hình vẽ diễn tả đúng là: Hình 3.

Chọn C


Câu 12:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, gọi λ là bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm, a là khoảng cách giữa hai khe Y-âng, D là khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát. Khoảng cách giữa hai vân tối liền kề là

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Khoảng cách giữa 2 vân tối hoặc hai vân sáng liên tiếp bằng khoảng vân i. 

+ Sử dụng biểu thức tính khoảng vân: i=λDa

Cách giải: 

Khoảng cách giữa 2 vân tối liên tiếp: i=λDa

Chọn B


Câu 13:

Tia α là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về các loại phóng xạ. 

Cách giải: 

Tia α là chùm hạt nhân 24He

Chọn D


Câu 14:

Ngoài ứng dụng trong y tế, tia Rơn-ghen (tia X) còn có ứng dụng nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tia X được dùng để: 

+ Chụp X – quang trong y học để chuẩn đoán và chữa trị một số bệnh. 

+ Tìm khuyết tật trong vật đúc bằng kim loại và trong tinh thể. 

+ Kiểm tra hành lý của hành khách đi máy bay. 

+ Sử dụng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu thành phần và cấu trúc của các vật rắn.

Cách giải: 

Ngoài ứng dụng trong y – tế, tia X còn có ứng dụng kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.

Chọn A


Câu 15:

Một mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điên có điện dung C . Biết tổng trở của đoạn mạch là Z. Hệ số công suất của đoạn mạch là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính hệ số công suất: cosφ=RZ

Cách giải: 

Hệ số công suất của đoạn mạch là: cosφ=RZ

Chọn B


Câu 16:

Một sóng cơ có tần số f truyền trong một môi trường với tốc độ v thì bước sóng được tính theo công thức

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính bước sóng: λ=vf=v.T

Cách giải: 

Bước sóng: λ=vf=v.T

Chọn A


Câu 17:

Theo kí hiệu, hạt nhân ZAX được cấu tạo từ

Xem đáp án

Phương pháp: 

Hạt nhân có kí hiệu: ZAX, trong đó: 

+ Z = Số proton = Số electron 

+ N = A – Z = Số notron 

Cách giải: 

Hạt nhân: ZAX có: Z số proton và (A – Z) số notron. 

Chọn C


Câu 18:

Dòng điện xoay chiều có biểu thức cường độ i=I0cos(ωt+φ)I0>0. Đại lượng I0 được gọi là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều: i=I0cos(ωt+φ)

Trong đó: I0 là cường độ dòng điện cực đại; ω là tần số góc; φ là pha ban đầu. 

Cách giải: 

Biểu thức cường độ dòng điện xoay chiều: i=I0cos(ωt+φ)

Đại lượng I0 là cường độ dòng điện cực đại. 

Chọn B


Câu 19:

Trong sóng dọc, các phần tử của môi trường có phương dao động

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Sóng dọc là sóng có các phần tử của môi trường có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

+ Sóng ngang là sóng có các phần tử của môi trường có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

Cách giải: 

Sóng dọc là sóng có các phần tử của môi trường có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Chọn A


Câu 20:

Xét sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Khoảng cách giữa hai bụng sóng hoặc hai nút sóng liên tiếp là λ2

Khoảng cách giữa 1 nút sóng và 1 bụng sóng liên tiếp là λ4

Cách giải: 

Khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp bằng λ2

Chọn D


Câu 21:

Chọn câu trả lời đúng khi nói về máy biến áp

Xem đáp án

Phương pháp: 

Vận dụng lí thuyết về máy biến áp. 

Cách giải: 

A – sai vì máy biến áp là thiết bị biến đổi điện áp dòng điện xoay chiều.

B – sai vì lõi thép của máy biến áp được làm bằng các lá sắt hoặc thép pha silic.

C – sai vì hai cuộn dây của máy biến áp có số vòng khác nhau.

D – đúng vì máy biến áp hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

Chọn D


Câu 22:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng k. Tần số dao động riêng của con lắc là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính tần số dao động riêng: f=12πkm

Cách giải: 

Tần số dao động riêng của con lắc lò xo: f=12πkm

Chọn D


Câu 24:

Cho khối lượng của hạt prôton; notron và hạt nhân đơteri 12D lần lượt là 1,0073u; 1,0087u và 2,0136u. Biết 1u=931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đơteri 12D

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Sử dụng biểu thức tính năng lượng liên kết: Wlk=Z.mn+(AA).mnmXc2

+ Sử dụng biểu thức tính năng lượng liên kết riêng: ε=WlkA

Cách giải: 

+ Năng lượng liên kết của hạt nhân D12:

Wlk=(1.1,0073u+1.1,0087u2,0136u)c2=2,4.103uc2=2,2356MeV

+ Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là:  

ε=WlkA=2,23562=1,1178MeV/ nuclon 

Chọn A


Câu 25:

Một con lắc đơn dao động điều hòa với tần số 0,5 Hz tại nơi có gia tốc trọng trường g=π2m/s2. Chiều dài của con lắc đó là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tần số dao động của con lắc đơn: f=12πgl

Cách giải: 

Ta có Tần số dao động của con lắc:

f=12πgll=g4π2f2=π24π2.0,52=1m=100cm

Chọn B


Câu 26:

Một ống dây có độ tự cảm 0,5H. Nếu cường độ dòng điện qua một ống dây tăng đều theo thời gian từ 0,02 A đến 0,06 A trong thời gian 0,01 s thì suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính suất điện động tự cảm trong ống dây: etc=LΔiΔt

Cách giải: 

Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây: etc=LΔiΔt=0,50,060,020,01=2V

Chọn B


Câu 27:

Đặt điện áp u=U0cos100πt(V) vào hai đầu tụ điện có điện dung C=104πF. Dung kháng của tụ điên là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính dung kháng: ZC=1ωC

Cách giải: 

Dung kháng ZC=1ωC=1100π104π=100Ω

Chọn B


Câu 28:

Mạch dao động LC gồm tụ điện có điện dung 16nF và cuộn cảm có độ tự cảm 25mH. Tần số góc của mạch là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính tần số góc mạch LC: ω=1LC

Cách giải: 

Tần số góc dao động mạch LC là: ω=1LC=125.103.16.109=5.104rad/s

Chọn B


Câu 29:

Một chùm sáng laze phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,65μm. Biết hằng số Plăng h=6,625.1034J.s; tốc độ của ánh sáng trong chân không c=3.108m/s. Theo thuyết lượng tư ánh sáng, mỗi phôton của chùm sáng này mang năng lượng là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính năng lượng photon: ε=hf=hcλ

Cách giải: 

Mỗi photon của chùm sáng mang năng lượng là: ε=hcλ=6,625.1034.3.1080,650.106=3,058.1019J

Chọn A


Câu 31:

Một sóng cơ lan truyền trên bề mặt chất lỏng từ một nguồn O đến điểm M cách O một đoạn 0,5 m; tốc độ truyền sóng bằng 10 m/s . Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình lan truyền. Biết phương trình sóng tại điểm O là uO=4cos(10πt) (cm), phương trình sóng tại M là

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Sử dụng biểu thức tính bước sóng: λ=vf

+ Viết phương trình sóng tại M: uM=Acosωt+φ2πdλ

Cách giải: 

+ Bước sóng: λ=vf=1010π2=2m

+ Phương trình sóng tại M:

uM=4cos10πt2π.0,52=4cos10πtπ2cm

Chọn A


Câu 32:

Một dây đàn hồi AB dài 60 cm, hai đầu A và B cố định, trên dây đang có sóng dừng với ba bụng sóng. Biết tốc độ tuyền sóng trên dây là 4 m/s . Tần số của sóng trên là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức sóng dừng trên dây 2 đầu cố định: l=kλ2

Trong đó: k = số bụng sóng. 

Cách giải: 

Điều kiện có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: l=kλ2

Với: l=60cm=0,6mv=4m/sk=3

l=kv2f0,6=342ff=10Hz

Chọn A


Câu 33:

Một mạch dao động điện từ LC được dùng làm mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến. Cho biết khoảng thời gian ngắn nhất từ khi tụ điện đang có điện tích điện cực đại đến khi điện tích của tụ điện bằng không là 75 ns. Nếu tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108m/s thì sóng điện từ do máy thu bắt được có bước sóng là

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi tụ điện đang có điện tích điện cực đại đến khi điện tích của tụ điện bằng không là T4

+ Sử dụng biểu thức tính bước sóng: λ = v.T 

Cách giải: 

Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi tụ điện đang có điện tích cực đại đến khi điện tích của tụ bằng không: 

T4=75.109T=3.107s

Bước sóng: λ=v.T=3.108.3.107=90m

Chọn C


Câu 34:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng m = 625g dao động điều hòa với biên độ 5 cm tại nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2. Lấy π210 và bỏ qua sức cản của không khí. Tại thời điểm vật nhỏ con lắc qua vị trí cân bằng hướng lên, một vật nhỏ có khối lượng m' = 50g được bắn thẳng đứng lên từ một vị trí nằm trên trục lò xo và cách vị trí cân bằng của con lắc 56,25 cm với tốc độ 3,5 m/s . Sau đó, hai vật nhỏ va chạm và dính vào nhau cùng dao động.  Biên độ dao động của con lắc sau va chạm gần đúng với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

+ Sử dụng hệ thức liên hệ: v2v02=2as

+ Sử dụng biểu thức tính tần số góc: ω=km

+ Sử dụng định luật bảo toàn động lượng p=p'

+ Sử dụng hệ thức độc lập: A2=x2+v2ω2

Cách giải: 

Vận tốc của m’ ngay trước khi va chạm: v=v02+2gh=3,52+2.10.56,25.102=4,85m/s

Tần số góc của hệ: ω'=km+m'=1000,625+0,05=20309rad/s

Vị trí cân bằng mới thấp hơn vị trí cân bằng cũ 1 đoạn: x0=m'gk=50.103.10100=5.103m

Vận tốc của hệ sau va chạm: V=m'vm'+m=0,05.4,850,05+0,625=0,359m/s

Biên độ sau va chạm: A=A0x02+V2ω2

0,055.1032+0,359203092=0,0538m=5,38cm

Chọn C


Câu 35:

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha có biên độ lần lượt là A1 và A2. Khi li độ của dao động thứ nhất là x1=0,5A1 thì li độ tổng hợp của hai dao động trên là

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Vận dụng tính chất về pha dao động 

+ Sử dụng biểu thức tính li độ dao động tổng hợp: x=x1+x2

 Cách giải: 

Ta có: hai dao động ngược pha nên: x1=A1cos(ωt+φ) và x2=A2cos(ωt+φ)

Khi: x1=0,5A1x2=0,5A2

Khi đó, li độ tổng hợp: x=x1+x2=0,5A1A2

Chọn C


Câu 36:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi vào hai đầu đoan mạch AB. Hình bên gồm đoạn mạch AB và đồ thị biểu diễn điện áp uAN và uMB phụ thuộc vào thời gian t. Biết công suất tiêu thụ trên đoạn AM bằng công suất tiêu thụ trên đoạn MN. Hệ số công suất của đoạn mạch AB có giá trị gần đúng bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Đọc đồ thị u-t 

+ Sử dụng biểu thức tính công suất: P=UIcosφ=UIRZ

+ Sử dụng biểu thức tính hệ số công suất: cosφ=RZ=URU

Cách giải: 

Từ đồ thị, ta có: uAN=302cos(ωt)uMB=202cosωtπ2

uANuMBcos2φAN+cos2φMB=1UR+UrUAN2+UrUMB2=1  (1)

Lại có: PAM=PMNUIRZ=UIrZR=rUR=Ur

Thay vào (1) ta được: 2UR302+UR202=1UR=Ur=12V

Lại có:

UMB=Ur2+ULUC2ULUC2=UMB2Ur2=202122=256

UAB=UR+Ur2+ULUC2UAB=(12+12)2+256=813V

Hệ số công suất của đoạn mạch AB: cosφ=UR+UrUAB=12+12813=0,832

Chọn A


Câu 37:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, một học sinh dùng hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1=0,69μm và λ2 để chiếu vào hai khe. Trên đoạn AB ở màn quan sát, học sinh này đếm được tổng cộng có 19 vân sáng, trong đó có 6 vân sáng màu đơn sắc của λ1 và 10 vân sáng đơn sắc của λ2, tại A  và B là hai vân sáng có màu khác với hai màu đơn sắc làm thí nghiệm. Giá trị λ2

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về hai vân sáng trùng nhau trong giao thoa ánh sáng

+ Hai vân trùng nhau: x1=x2

+ Vị trí vân sáng: xS=ki=kλDa

Cách giải: 

+ Số vân sáng trùng nhau trên đoạn AB: N=19610=3

+ Số vân sáng của bức xạ 1: N1=6+3=9

+ Số vân sáng của bức xạ 2: N2=10+3=13

Chiều dài đoạn AB:

L=8i1=12i28λ1Da=12λ2Daλ2=8λ112=8.0,6912=0,46μm

Chọn A


Câu 38:

Một mạch điện xoay chiều gồm có điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ  điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điện áp hai đầu đoạn mạch có biểu thức u=100cos(100πt)V. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm và hai đầu tụ điện lần lượt là 100 V và 50 V. Mạch tiêu thụ một công suất bằng 100 W. Giá trị R bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Sử dụng biều thức: U=UR2+ULUC2

+ Sử dụng biểu thức: cosφ=RZ=URU

+ Sử dụng biểu thức tính công suất: P=UIcosφ=I2R

Cách giải: 

Ta có: U=502VUL=100VUC=50V

Lại có: U=UR2+ULUC2UR=50V

Hệ số công suất của mạch: cosφ=RZ=URU=50502=12

Công suất tiêu thụ của mạch: P=UIcosφI=PUcosφ=10050212=2A

Mặt khác: P=I2RR=PI2=10022=25Ω

Chọn B


Câu 39:

Điện năng truyền tải từ nơi phát đến nơi tiêu thụ bằng đường dây một pha. Coi công suất truyền đi là không đổi và hệ số công suất luôn bằng 1. Nếu tăng điện áp truyền tải từ U lên (U+100)(kV) thì công suất hao phí trên đường dây giảm 4 lần. Nếu tăng điện áp truyền tải từ U lên (U+300)(kV) thì công suất hao phí trên đường dây giảm

Xem đáp án

Phương pháp: 

Vận dụng biểu thức tính công suất hao phí: ΔP=P2U2cos2φR

Cách giải: 

+ Ban đầu: U0=U thì công suất hao phí: ΔP=P2U2cos2φR

+ Khi U1=U+100(kV) thì công suất hao phí: ΔP1=ΔP4=P2(U+100)2cos2φR

4U2=(U+100)2U=100(kV)

+ Khi U2=U+300(kV) thì công suất hao phí: ΔP2=P2(U+300)2cos2φR=P2(4U)2cos2φR=ΔP16

⇒ Công suất hao phí giảm 16 lần. 

Chọn D


Câu 40:

Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau S1S2=7cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước song λ = 2cm. Một đường thẳng (Δ) song song với S1S2 và cách S1S2 một khoảng là 2 cm và cắt đường trung trực của S1S2 tại điểm C. Khoảng cách lớn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực đại trên (Δ) là

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Sử dụng biểu thức tính số điểm dao động cực đại trên đường thẳng nối 2 nguồn cùng pha: S1S2λ<k<S1S2λ

+ Vận dụng biểu thức xác định vị trí cực đại giao thoa: d2d1=kλ

+ Sử dụng hệ thức trong tam giác. 

Cách giải:

Ta có: 

Gọi M là cực đại trên Δ xa C nhất. 

Số cực đại trên AB bằng số giá trị k nguyên thỏa mãn: 

S1S2λ<k<S1S2λ3,5<k<3,5

⇒ M là cực đại bậc 3

Ta có: MBMA=3λ

Gọi H – là hình chiếu của M trên AB 

+ Trường hợp H nằm trong AB: 

MH2+HB2MH2+AH2=3λ22+(7AH)222+AH2=3.2AH=7,98cmAH=0,98cm( loai)

+ Trường hợp H nằm ngoài AB: 

MH2+(AB+AH)2MH2+AH2=3λ22+(7+AH)222+AH2=6AH=0,98cmAH=7,98cm(loai )CM=OH=AB2+AH=3,5+0,98=4,48cm

Chọn D


Bắt đầu thi ngay