[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lý THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lý THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) (Đề 3)
-
3516 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Khi đưa nam châm lại gần vòng dây thì hiện tượng nào sau đây không xảy ra?
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết về hiện tượng cảm ứng điện từ.
+ Khi từ thông qua một mạch kín (C) biến thiên thì trong (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng.
+ Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua (C). Nói riêng, khi từ thông qua (C) biến thiên do một chuyển động nào đó gây ra thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động đó.
Cách giải:
Chiều của từ trường do nam châm sinh ra có chiều hướng từ phải sang trái.
Khi nam châm dịch chuyển lại gần, theo định luật Lenxo ⇒ từ trường của dòng điện cảm ứng có chiều từ trái qua phải.
Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định được chiều của dòng điện cảm ứng trong vòng dây đi theo chiều Acb.
Chọn B.
Câu 7:
Khoảng vân là
Phương pháp:
Sử dụng định nghĩa về khoảng vân.
Cách giải:
Khoảng vân là khoảng cách giữa 2 vân sáng (hoặc 2 vân tối) liên tiếp trên màn hứng vân.
Chọn A.
Câu 8:
Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng?
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết đại cương về điện xoay chiều.
Cách giải:
Đại lượng có dùng giá trị hiệu dụng trong các đại lượng trên là: điện áp (U – hiệu dụng)
Chọn C.
Câu 10:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về dao động tắt dần:
+ Dao động tắt dần có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.
+ Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
Cách giải:
Sử dụng lí thuyết về dao động tắt dần ta có: A, B, D – đúng; C - sai
Chọn C.
Câu 14:
Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng hút nhau thì có thể kết luận:
Phương pháp:
Vận dụng tương tác giữa 2 điện tích:
+ 2 vật nhiễm điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
+ 2 vật nhiễm điện tích trái dấu thì hút nhau.
Cách giải:
Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng hút nhau ⇒ chúng nhiễm điện trái dấu nhau
Chọn D.
Câu 17:
Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?
Phương pháp:
Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản:
1.Micrô: thiết bị biến âm thanh thành dao động điện âm tần
2.Mạch phát sóng điện từ cao tần: tạo ra dao động cao tần (sóng mang)
3.Mạch biến điệu: trộn sóng âm tần với sóng mang
4.Mạch khuếch đại: tăng công suất (cường độ) của cao tần
5.Anten: phát sóng ra không gian.
Cách giải:
Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến không có mạch tách sóng.
Chọn B.
Câu 23:
Để phân loại sóng dọc, sóng ngang người ta căn cứ vào yếu tố nào sau đây?
Phương pháp:
+ Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang.
+ Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
Cách giải:
Để phân biệt sóng dọc và sóng ngang người ta dựa vào phương dao động của các phần tử và phương truyền sóng.
Chọn B.