Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 29: (có đáp án) Đặc điểm các khu vực địa hình (phần 2)

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 29: (có đáp án) Đặc điểm các khu vực địa hình (phần 2)

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 29: (có đáp án) Đặc điểm các khu vực địa hình (phần 2)

  • 1101 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 23 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích: Dãy Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là nóc nhà của Việt Nam, đây là dãy núi cao nhất nước ta nằm ở vùng Tây Bắc.

Đáp án: B


Câu 2:

Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi

Xem đáp án

Giải thích: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

Đáp án: B


Câu 3:

Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào với độ sâu không quá 100m?

Xem đáp án

Giải thích: Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.

Đáp án: B


Câu 4:

Tây Bắc có những đồng bằng nhỏ hẹp, trù phú nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích: Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,… Còn Mộc Châu là cao nguyên thuộc tỉnh Sơn La; Mường Kim, Mường Lát là địa danh thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Đáp án: A


Câu 5:

Nước ta có những đồng bằng lớn nào?

Xem đáp án

Giải thích: Nước ta có hai vùng đồng bằng lớn, đồng thời cũng là hai vựa lúa lớn nhất ở nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: D


Câu 6:

Đỉnh núi cao nhất của Hoàng Liên Sơn là

Xem đáp án

Giải thích: Đỉnh núi Phan-xi-păng (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) cao 3143m là đỉnh núi cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn và cũng là đỉnh núi cao nhất nước ta.

Đáp án: B


Câu 7:

Nước ta có đường bờ biển kéo dài 3620km, từ

Xem đáp án

Giải thích: Nước ta có đường bờ biển kéo dài 3 620km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

Đáp án: B


Câu 8:

Đặc điểm địa hình nào sau đây không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc?

Xem đáp án

Giải thích: Trường Sơn Bắc là vùng núi thấp, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với hai sường không đối xứng và có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ => Hướng Đông Bắc - Tây Nam là không đúng.

Đáp án: D


Câu 9:

Đèo Ngang nằm giữa các tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích: Đèo Ngang nằm giữa địa phận tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang là một thắng cảnh của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.

Đáp án: D


Câu 10:

Đặc điểm nổi bật không phải của vùng núi Đông Bắc là

Xem đáp án

Giải thích: Đông Bắc là vùng địa hình núi thấp với các cành cung lớn nổi tiếng (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều). Đông Bắc cũng là vùng nổi tiếng với dạng địa hình cácxtơ (Quảng Ninh nhiều nhất) và là vùng có vùng đồi trung du phát triển rộng. Đồng thời, vùng núi Đông Bắc có các đồng bằng nhỏ hẹp không đáng kể ven biển hạ lưu các con sông => Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông không phải là đặc điểm vùng núi Đông Bắc.

Đáp án: B


Câu 11:

Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là

Xem đáp án

Giải thích: Vùng núi đá vôi là những nơi dễ xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, điển hình như vùng núi Hà Giang.

Đáp án: C


Câu 12:

Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là

Xem đáp án

Giải thích: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là Tây Bắc – Đông Nam. Tây Bắc có hướng nghiêng chính là Tây Bắc – Đông Nam còn Đông Bắc mặc dù các dãy núi chạy theo hướng vòng cung nhưng hướng nghiêng chung của địa hình vẫn là Tây Bắc – Đông Nam. Cao trong nội địa và thấp dần ra biển.

Đáp án: C


Câu 13:

Giải thích tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?

Xem đáp án

Giải thích: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Đáp án: B


Bắt đầu thi ngay