IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 11 (có đáp án): Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 11 (có đáp án): Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075-1077)

  • 1172 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Trước tình hình nhà Tống ráo riết xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “tiến công trước để tự vệ”.

Đáp án cần chọn là: D

Chú ý

Lịch sử gọi kế sách của Lý Thường Kiệt là “tiên phát chế nhân”.


Câu 2:

Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập trung lương thực, vũ khí của nhà Tống, gần biên giới Đai Việt là Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy?

Xem đáp án

Lời giải:

Thất bại nặng nề và bất ngờ ở Ung Châu khiến cho vua Tống vô cùng tức giận và quyết định xuất quân chinh phạt Đại Việt. Cuối năm 1076, một đạo quân lớn gồm 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu do tướng Quách Quỳ và Triệt Tiết chỉ huy tiến vào nước ta

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Giữa lúc quân Tống đang rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đã có hành động gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Giữa lúc quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng. Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay. Sau đó quân Tống rút về nước

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Vì sao nhà Tống lại muốn đem quân xâm lược Đại Việt?

Xem đáp án

Lời giải:

Từ thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn chồng chất:

- Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn.

- Nhân dân đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.

- Vùng biên giới phía Bắc thường xuyên bị Liêu - Hạ quấy nhiễu.

=> Để giải quyết những khó khăn trên, nhà Tống đã tiến hành xâm lược với hi vọng nếu thắng, vị thế của nhà Tống sẽ được nâng cao, các nước Liêu, Hạ phải kiêng nể

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Đâu không phải lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt là nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

Xem đáp án

Lời giải:

Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì:

- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.

- Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

- Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu.

=> Loại trừ đáp án: C

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

Xem đáp án

Lời giải:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc  kháng chiến chống Tống (1075-1077):

- Chủ quan:

+ Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù

+ Nhà Lý đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: đường lối chiến tranh, lực lượng, cơ sở vật chất

- Khách quan: Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm, khó có thể tiến hành một cuộc chiến tranh trong thời gian dài

=> Đáp án D: trong quá trình kháng chiến Đại Việt và Cham-pa không có sự đoàn kết với nhau và ngược lại Cham-pa còn nghe theo sự xúi giục của nhà Tống tấn công Đại Việt từ phía Nam

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

Ý nào không phản ánh đúng sự chuẩn bị của nhà Tống cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt?

Xem đáp án

Lời giải:

Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã:

- Xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam

- Còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng của dân tộc ít người.

- Nhà Tống đã cho xây dựng những căn cứ quân sự ở Châu Ung, châu Khâm, châu Liêm để tích trữ lương thực, vũ khí cho cuộc chiến tranh

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án

Lời giải:

Giữa lúc quân Tống gặp khó khăn khi thất bại tại trận Như Nguyệt nhưng Lý Thường Kiệt lại chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách “giảng hòa”, mềm dẻo, thương lượng với quân Tống. Cách giải quyết này đã thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt, đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước từ trước. Đồng thời, giúp nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế bớt thiệt hại xương máu, vật chất của nhân dân

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), anh (chị) hãy cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là tư tưởng chủ động:

- Chủ động mở cuộc tấn công sang đất Tống để chặn đứng mũi tiến công của địch

- Chủ động rút về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt để phòng thủ trước cuộc xâm lược của nhà Tống

- Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh

Đáp án cần chọn là: C


Câu 11:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên?

Xem đáp án

Lời giải:

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Tống đang diễn ra gay go, quyết liệt nhằm:

- Đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ

- Khẳng định chủ quyền và chứng minh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân Đại Việt

- Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt. 

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B


Câu 12:

Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là

Xem đáp án

Lời giải:

Nhờ chính sách “nhu viễn”, nhà Lý đã thắt chặt được mối quan hệ với đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc, biến họ trở thành một trong những lực lượng xung kích trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075-1077)

- Tôn Đản (Tông Đản) là người thuộc châu Quảng Nguyên (Cao Bằng). Cha của ông là châu mục châu Quảng Nguyên.

- Thân Cảnh Phúc biệt danh Phò mã áo Chàm là tù trưởng động Giáp châu Lạng tức Châu Quang Lang (Lạng Sơn). Năm 1066, Thân Cảnh Phúc được vua Lý Thánh Tông gả con gái là công chúa Thiên Thành và cho làm phò mã, được phong làm Châu mục Lạng Châu.

Trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075, Thân Cảnh Phúc và Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào Ung Châu- một trong số những căn cứ của quân Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay