Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27 (có đáp án): Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27 (có đáp án): Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn ( các cuộc nổi dậy của nhân dân )

  • 1496 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833-1835 do ai lãnh đạo?

Xem đáp án

Lời giải:

Ở phía Bắc nổi lên cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân vào các năm 1833-1835

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Nhân vật lịch sử nào tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, khởi binh chiếm thành Phiên Anh (Gia Định)?

Xem đáp án

Lời giải:

Tháng 6-1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

“Mười lăm năm đức chính có chi!

Kho hình luật vẽ nên hùm có cánh

Ba mươi tỉnh nhân dân đều oán

Tiếng oan hào kêu dậy đất không lung!”

Bài hịch của Nông Văn Vân tố cáo vị vua nào dưới triều Nguyễn?

Xem đáp án

Lời giải:

Bài hịch trên của Nông Văn Vân tố cáo chính sách cai trị hà khắc của vua Minh Mạng khiến cho nhân dân oán thán.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thuộc khu vực nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nhân dân nổi dậy chống quan lại, địa chủ. Ông lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định). Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Đâu không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?

Xem đáp án

Lời giải:

Những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn là do:

- Địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất

- Quan lại tham những

- Tô thuế phu dịch nặng nề

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi

=> Đáp án C: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra trước khi triều Nguyễn được thành lập => không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu triều Nguyễn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn không để lại hậu quả nào sau đây?

Xem đáp án

Lời giải:

Các nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn khiến cho nền sản xuất bị đình trệ, khối đoàn kết dân tộc bị  rạn nứt, từ đó khiến cho sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm

=> Việt Nam đứng ở thế bất lợi trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.

=> Đáp án D: Đến năm 1945 triều Nguyễn mới bị lật đổ.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dưới thời Nguyễn đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa vương triều Nguyễn với toàn thể các tầng lớp nhân dân. Nhà Nguyễn dường như bất lực trước việc đáp ứng các yêu cầu của nhân dân

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn?

Xem đáp án

Lời giải:

Đặc điểm của các cuộc nổi dậy của nhân dân thời nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống trị ở nửa đầu thế kỉ XIX đã diễn ra suốt từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50 chứ không mang tính giai đoạn như ở các thế kỉ trưóc.

- Phong trào đã lôi cuốn toàn bộ những người bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp dưới, … miền xuôi đến binh lính, các dân tộc ít người, tất nhiên ở những mức độ khác nhau ở vùng này hay vùng khác.

- Đều bị triều đình đàn áp.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của các cuộc nổi dậy của nhân dân thời nhà Nguyễn là do các cuộc khởi nghĩa còn mang tính tự phát, địa phương, riêng rẽ, chưa có sự đoàn kết, trang bị vũ khí thô sơ, chưa có đường lối đúng đắn nên quân đội triều đình có thể dễ dàng đàn áp.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 10:

“Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn

Mục Dã, Minh Điều hữu Võ Thang”

Hai câu thơ trên là khẩu hiệu hành động của cuộc khởi nghĩa nào?

Xem đáp án

Lời giải:

- Hai câu thơ trên được thêu trên lá cờ khởi nghĩa của Cao Bá Quát. Nghĩa là: ở Bình Dương, Bồ Bản (hai kinh đô của đời Đường Nghiêu) không có những vua hiền như Nghiêu, Thuấn, thì ở Mục Dã, Minh Điều (hai nơi tụ nghĩa) phải có những người như ông Võ, ông Thang (hai người đã nổi lên diệt vua Kiệt nhà Hạ và vua Trụ nhà Thương)

- Đây là khẩu hiệu hành động của nghĩa quân. Những người nông dân làm cuộc khởi nghĩa này không chỉ đòi hỏi miếng cơm manh áo cho cá nhân mà chính là muốn thanh toán vật chướng ngại của lịch sử, tức là lật đổ triều đình suy tàn, tay thế nó bằng những ông vua tài đức, hiền năng

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay