Trắc nghiệm Phân tích chi tiết bài thơ Nhớ rừng có đáp án
-
254 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ "Nhớ rừng", đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?
Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt là hình ảnh tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?
Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Vì sao con hổ lại bực bội, chán ghét cảnh sống ở vườn bách thú?
Tất cả các ý trên đều là lí do của việc con hổ bực bội, chán ghét cảnh sống ở vườn bách thú.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh như thế nào?
Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh nước non hùng vĩ, oai linh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Hoài Thanh cho rằng: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ “Nhớ rừng”?
Nhận định trên nói về cảm xúc mãnh liệt của bài thơ
Đáp án cần chọn là: A