Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
-
905 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
-Đoạn văn trên là dòng suy nghĩ của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.
-Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh:
Kể cho vợ nghe về việc Lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ tiền và tài sản cho con và gửi tiền làm ma sau này lão Hạc chết và lời đề nghị giúp đỡ của ông giáo đối với Lão Hạc.
Câu 2:
Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và đặt tên cho các trường từ vựng ấy?
*Các trường từ vựng:
-Trường từ vựng về tính cách: gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi, ác, ích kỉ, tàn nhẫn.
-Trường từ vựng về trạng thái: lo lắng, buồn đau.
*Tác dụng:
-Nhằm bộc lộ dòng suy nghĩ của ông giáo về cách nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt thấu hiểu, nhân hậu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của họ.
Câu 3:
Tìm thán từ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của thán từ ấy?
-Thán từ: Chao ôi
-Tác dụng: nhằm bộc lộ suy nghĩ của ông giáo trong đoạn văn trên.
Câu 4:
Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc những câu văn: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...
Bài làm tham khảo
Những câu văn trên khiến người đọc phải suy nghĩ trằn trọc . "Cố tìm hiểu họ" là hành động của con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động thậm chí là thông cảm trước sai lầm của người khác. "Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,..." là cách đánh giá con người theo cách bề nổi bên ngoài, đánh giá một cách phiến diện. Những câu văn trên là những bài học về cách nhìn đời, nhìn người khác phải bằng đôi mắt thấu hiểu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của họ, bị cuộc sống toan tính, đời thừa che lấp mất.
Câu 5:
Kể lại câu chuyện về một người bạn vượt khó, vươn lên trong học tập.
Bài làm tham khảo
1. Mở bài
- Giới thiệu về tấm gương vượt khó học giỏi.
2. Thân bài
- Kể đôi nét về ngoại hình của bạn.
+ Cao, hơi gầy
+ Nước da ngăm đen
+ Mái tóc đen được cắt ngắn
+ Khuôn mặt tròn, đôi mắt sáng
- Tính cách: Hòa đồng, vui vẻ, nhiệt tình.
- Tài năng: Giải Nhất môn Toán cấp tỉnh.
- Hoàn cảnh của bạn ấy: Bố mất do tai nạn lao động, mẹ sức khỏe yếu, một mình tần tảo nuôi bạn ấy ăn học.
- Ngoài việc học, bạn còn giúp mẹ những công việc nhà.
- Đức luôn cố gắng học tập để thực hiện ước mơ của mình.
3. Kết bài
- Bày tỏ cảm nghĩ về tấm gương vượt khó học giỏi mà mình kể.