Trắc nghiệm Sinh 6 Bài 20 (có đáp án) : Cấu tạo trong của phiến lá
-
995 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu ?
Đáp án: D
Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu – Hình 20.3 SGK trang 65.
Câu 2:
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Ở lá cây, … là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
Đáp án: C
Ở tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây – SGK trang 66
Câu 3:
Ở thực vật trên cạn, lỗ khí thường tập trung ở
Đáp án: B
Trên biểu bì có những lỗ khí, thường tập trung nhiều ở mặt dưới, mặt trên hầu như không có hoặc rất ít.
Câu 4:
Chức năng chủ yếu của gân lá là gì ?
Đáp án: D
Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất – SGK trang 66, 67.
Câu 5:
Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây ?
Đáp án: B
Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có các tế bào có vách mỏng, xếp sít nhau, có nhiều lục lạp – SGK trang 66.
Câu 6:
Cây nào dưới đây chỉ có lỗ khí ở mặt trên của lá ?
Đáp án: A
Cây chỉ có lỗ khí ở mặt trên của lá: nong tằm, trang, súng. Các loài thực vật này có lá nổi trên mặt nước nên lỗ khí chỉ có ở mặt trên.
Câu 7:
Lỗ khí được tìm thấy ở cả hai mặt lá của cây nào dưới đây ?
Đáp án: B
Lỗ khí được tìm thấy ở cả hai mặt lá của cây ngô – Em có biết? SGK trang 67.
Câu 8:
Các lỗ khí ở lá cây có vai trò gì ?
Đáp án: B
Các lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá giúp quá trình trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.
Câu 9:
Phần biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi mấy lớp tế bào ?
Đáp án: D
Phần biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào không màu, trong suốt, xếp sát nhau, có vách phía ngoài dày – SGK trang 65
Câu 10:
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là
Đáp án: A
Thịt lá gồm nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp – là bộ phận chế tạo chất hữu cơ cho cây – SGK trang 66.