Trắc nghiệm Sinh 6 Bài 31(có đáp án): Thụ tinh kết quả và tạo hóa
-
3094 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra ở loài thực vật nào dưới đây ?
Đáp án: C
Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, trong đó nhân thứ nhất hợp với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ 2 hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín (thực vật có hoa). VD: mía…
Sinh sản bằng bào tử: rau bợ, dương xỉ… Sinh sản bằng hạt trần: thông…
Câu 2:
Hoa nhãn có bao nhiêu noãn trong mỗi bông ?
Đáp án: B
Hoa nhãn có 1 noãn trong mỗi bông, sau đó mỗi noãn phát triển thành 1 hạt.
Câu 3:
Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất ?
Đáp án: D
Hoa na có nhiều noãn nhất. mỗi một noãn phát triển thành 1 hạt tạo 1 mắt na.
Câu 4:
Quả nào dưới đây không còn vết tích của đài ?
Đáp án: D
Quả không còn vết tích của đài: quả bưởi. Quả vẫn còn vết tích: quả hồng, quả thị, quả cà…
Câu 5:
Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh ?
Đáp án: B
Noãn sau khi thụ tinh sẽ có những biến đổi: tế bào hợp tử phân chia nhanh và phát triển thành phôi, vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt, các phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt. SGK trang 103.
Câu 6:
Quả chuối khi chín vẫn còn vết tích của:
Đáp án: A
Quả chuối khi chín vẫn còn vết tích của đầu nhuỵ.
Câu 7:
Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành
Đáp án: C
Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt – SGK trang 104.
Câu 8:
Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là:
Đáp án: B
Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử - SGK trang 103.
Câu 9:
Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành:
Đáp án: C
Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành ống phấn – SGK trang 103.
Câu 10:
Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt ?
Đáp án: B
Có một số loại cây không thụ tinh hoặc sự thụ tinh bị phá hủy rất sớm nên quả của nó không có hạt. VD: chuối tiêu, hồng… Em có biết? SGK trang 104