IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học Tuyển tập đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có lời giải

Tuyển tập đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có lời giải

Tuyển tập đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có lời giải (Đề số 4)

  • 1788 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Nồng độ Ca2+ trong cây lớn hơn trong đất → Cây sẽ nhận Ca2+ bằng hình thức hấp thụ chủ động


Câu 2:

Dạ dày của động vật nào sau đây có 4 ngăn ?

Xem đáp án

Đáp án D

Dạ dày trâu bò có 4 ngăn ( dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau:

+ thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác

+ thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong ( cùng với một lượng lớn vi sinh vật ). sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

+ thức ăn ( sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước

+ thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế , dạ múi khế đóng vai trò như sạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật


Câu 3:

Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào ?

Xem đáp án

Đáp án B

Các nguyên nhân gây đóng mở của khí khổng:

- Khi cây được chiếu sáng, quang hợp làm thay đổi nồng độ CO2, pH, làm tăng lượng đường, tăng áp suất thẩm thấu. Tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở .

- Hoạt động bơm ion tế bào khí khổng làm tăng hoặc giảm hàm lượng ion làm thay đổi áp suất thẩm thấu và sức trương nước

- Khi cây bị hạn hàm lượng AAB tăng, các ion rút khỏi tế bào khí khổng làm tế bào giảm áp suất thẩm thấu ,giảm sức trương nước và khí khổng đóng

Vậy khi cây ở ngoài sáng thì khí khổng sẽ mở chủ động


Câu 4:

Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Vì dạ dày trâu bò có 4 ngăn( dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau

+ thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác

+ thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong ( cùng với một lượng lớn vi sinh vật ). sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

+ thức ăn ( sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước

+ thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế , dạ múi khế đóng vai trò như sạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật


Câu 5:

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là

Xem đáp án

Đáp án A

- Lặp đoạn: Làm gia tăng số lượng gen trên NST → Tăng lượng vật chất di truyền.

- Đảo đoạn: làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST nhưng không làm thay đổi số lượng vật chất di truyền.

- Chuyển đoạn: Trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng. 1 số gen trên NST này chuyển sang gen trên NST khác (chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng) → Thay đổi nhóm gen liên kết → Thay đổi số lượng VCDT.

- Mất đoạn: làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng hệ gen → Giảm số lượng VCDT


Câu 6:

Đặc diểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người?

Xem đáp án

Đáp án D

Bố mang gen bệnh có KG là XmY, bố sẽ truyền cho con gái Xm => Bố truyền gen bệnh cho tất cả con gái.


Câu 7:

Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể giao phối là quần thể có sự giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể.

Sự giao phối tự do thường tạo ra sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình → các cá thể giống nhau những nét cơ bản còn lại thì khác nhau


Câu 8:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm của mã di truyền

- Mã di truyền là mã bộ ba: Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon)

- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin.

- Mã di truyền có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và UGG).

- Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).

- Mã di truyền có tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ & ba không gối lên nhau.

→ Trong các đặc điểm của đề bài: Tính bán bảo tồn không phải đặc điểm của mã di truyền


Câu 9:

Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người được xem là bằng chứng về

Xem đáp án

Đáp án D

Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người được xem là bằng chứng về cơ quan thoái hóa.

Cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành, mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần, chỉ để lại 1 vài vết tích


Câu 10:

Nhóm động vật phát triển mạnh ở kỉ Jura trong đại Trung sinh là

Xem đáp án

Đáp án C

Nhóm động vật phát triển mạnh ở kỉ Jura trong đại Trung sinh là bò sát khổng lồ → Chọn đáp án C.

A sai vì lưỡng cư ngự trị ở kỉ Cacbon.

Xem thêm SGK, Sinh học 12 bài nguồn gốc sự sống


Câu 11:

Ý có nội dung không phải là nguyên nhân làm cho quần thể bị suy thoái dẫn đến diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu là số lượng cá thể trong quần thể quá ít,

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 12:

Muốn tăng khả năng quang hợp của cây, ta cần phải

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 13:

Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ:

Xem đáp án

Đáp án A

Tu hú không biết ấp trứng, chúng thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.

Do bản thân chúng không biết ấp trứng và nuôi con nên phải nhờ loài khác ấp hộ → chúng không cạnh tranh về nơi đẻ.

Sự hoạt động của loài chim tu hú đã gây hại cho sự sinh trưởng của loài chim chủ do giảm số lượng trứng ấp nở thành con


Câu 14:

Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở Thuỷ tức là

Xem đáp án

Đáp án D

Trùng đế giày tiêu hóa nội bào do chúng chưa có cơ quan tiêu hóa chuyên biệt. Sự tiêu hóa diễn ra như sau:

+ Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.+ Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dường đơn giản.

+ Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

Thủy tức tiêu hóa qua túi tiêu hóa: + Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (ticu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa).

+ Thức ăn phải được tiếp tục tiêu hóa nội bào (tiêu hóa trong không bào tiêu hóa) trở thành dạng đơn giản để cơ thể có thể sử dụng được


Câu 15:

Một đoạn sợi cơ bản gồm 10 nuclêôxôm và 9 đoạn ADN nối, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp nuclêôtit. Tổng chiều dài của đoạn ADN xoắn kép trong đoạn sợi cơ bản trên và tổng số phân tử prôtêin Histôn có trong đoạn sợi cơ bản đó lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án D

Mỗi nucleoxome có 146 cặp ADN và 8 protein loại histon.

Số phân tử Protein: 10 × 8 + 9 = 89.

Số cặp nucleotide: 146 × 10 + 50× 9 = 1910 cặp nucleotide.

Chiều dài đoạn ADN: 1910 × 3,4 = 6494A0


Câu 18:

Cho các nhân tố sau:

(1) Biến động di truyền.                                            (2) Đột biến.      

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.                              (4) Giao phối ngẫu nhiên.

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các nhân tố trên:

Biến động di truyền (các yếu tố ngẫu nhiên) là những thay đổi bất thường của điều kiện môi trường làm cho số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh hoặc do 1 nhóm cá thể của quần thể di cư đến 1 vùng đất mới tạo thành kẻ sáng lập. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.

Đột biến có thể làm xuất hiện những alen mới trong quần thể do đó làm tăng vốn gen của quần thể.

Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp → làm giảm vốn gen của quần thể.

Giao phối ngẫu nhiên có thể tạo ra nhiều biến dị tổ hợp → làm tăng vốn gen của quần thể


Câu 19:

Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Giới hạn sinh thái đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định nào đó là khoảng  giá trị xác định mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian

Xét các phát biểu của đề bài:

C sai vì Loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng hẹp.

A đúng. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực do loài sống ở vùng xích đạo có biên độ nhiệt nhỏ hơn so với loài ở vùng cực (dao động quanh ngưỡng nhiệt độ cao)

B đúng. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.

D đúng. Cơ thể sinh vật sinh trưởng thành tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn → đúng do mỗi sinh vật có một khoảng cực thuận cho sự sinh trưởng và sinh sản


Câu 20:

Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Hệ sinh thái nông nghiệp (ví dụ như cánh đồng lúa, đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, hồ nuôi cá....) là 1 hệ sinh thái nhân tạo cho nên nó có tính đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên, kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên, có chuỗi thức ăn ngắn hơn (ít mắt xích hơn) so với chuỗi thức ăn của hệ sinh thái tự nhiên nhưng lại có năng suất cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

- Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái nông nghiệp có ít mắt xích là vì con người sử dụng các loài làm thức ăn. Mặt khác hệ sinh thái nông nghiệp có ít mùn hữu cơ nên số chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ ít → Đáp án D sai


Câu 22:

Trong các dịch tiêu hóa sau đây, loại dịch tiêu hóa nào có chứa enzim tiêu hóa thức ăn?

I. Nước bọt.           II. Dịch vị.      III. Mật           IV. Dịch tụy V. Dịch ruột.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

I – Đúng. Vì nước bọt có chứa enzim tiêu hóa amilaza biến đổi 1 phần tinh bột thành đường.

II – Đúng. Dịch vị chứa enzim pepsin  làm biến đổi protein thành các chuỗi polipeptit ngắn với sự có mặt của HCl.

III – Sai. Vì dịch mật do gan tiết ra, có vai trò chủ yếu là nhũ tương hóa chất béo và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các enzim tiêu hóa ở ruột.

IV – Đúng. Vì dịch ruột là dịch có ở ruột non và ruột già. Ruột non chứa đầy đủ các enzim tiêu hóa gluxit, lipit, protein

V – Đúng. Trong dịch tụy có 2 loại kích thích tố insulin và glucagon. Insulin giúp cơ thể hấp thụ glucose có trong máu, làm giảm lượng đường trong máu và cho phép các tế bào của cơ thể sử dụng glucose cho năng lượng. Insulin được sản xuất sau khi ăn protein và đặc biệt là sau khi ăn carbohydrate, làm tăng lượng đường trong máu. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, bệnh tiểu đường type 1 sẽ phát triển.

 Không giống như insulin, glucagon làm tăng mức độ đường trong máu.Sự kết hợp quan trọng của insulin và glucagon duy trì mức độ thích hợp của đường trong máu


Câu 23:

Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án B

Tổng số giao tử được tạo thành: 2000 × 4 = 8000.

1 tế bào giảm phân có 1 cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân I → 2 loại giao tử :2 giao tử n-1 và 2 giao tử n+1.

có 20 tế bào bị rối loạn → số giao tử có 5 NST (n-1) = 20 × 2 =40.

Tỷ lệ số giao tử 5 NST trong quá trình trên là: 40 : 8000 = 0,5%


Câu 24:

Cho các kiểu tương tác giữa các gen sau đây:

(1) Alen trội át hoàn toàn alen lặn

(2) Tương tác bổ sung.

(3) Tương tác cộng gộp.

(4) Alen trội át không hoàn toàn alen lặn.

(5) Hiện tượng đồng trội.

Có bao nhiêu kiểu tương tác giữa các gen không alen?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các kiểu tương tác của đề bài:

Kiểu tương tác: (1) Alen trội át hoàn toàn alen lặn, (4) Alen trội át không hoàn toàn alen lặn, (5) Hiện tượng đồng trội đều là những kiểu tương tác giữa các gen alen với nhau.

Kiểu tương tác: (2) Tương tác bổ sung, (3) Tương tác cộng gộp là tương tác giữa các gen không alen.

→ Có 2 kiểu tương tác giữa các gen không alen


Câu 26:

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:

(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường, tồn tại ổn định với thời

gian, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường.

(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường.

(3) Tạo hiệu quả nhóm, khai thác tối ưu nguồn sống.

(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường, đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển.

(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Số nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …

– Vai trò, ý nghĩa

+ (1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường, tồn tại ổn định với thời gian, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường.

+ (3) Tạo hiệu quả nhóm, khai thác tối ưu nguồn sống.

+ (5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Vậy có 3 nội dung đúng → Đáp án B

Các nội dung 2, 4 sai vì đây là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh trong quần thể chứ không phải quan hệ hỗ trợ


Câu 27:

Khi nói về độ da dạng của quần xã, cho các kết luận như sau:

(1) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.

(2) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

(3) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

(4) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

Số phát biểu đúng là:                              

Xem đáp án

Đáp án C

Trong các phát biểu trên, phát biểu 2, 3, 4 đúng.

(1) sai vì quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài trong quần xã càng đa dạng → lưới thức ăn càng phức tạp → quần xã càng có cấu trúc ổn định.

Vậy có 3 phát biểu đúng


Câu 28:

Cho những hoạt động sau đây của con người

(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý.

(5) Bảo vệ các loài thiên địch.

(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.

Có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án D

Các hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái:

(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp → giúp cho các thực vật thuộc hệ sinh thái sử dụng nguồn sống tốt hơn để tạo năng suất tốt hơn

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh → sai, điều này làm cho suy thoái hệ sinh thái

(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá → giảm thiểu các mối quan hệ cạnh tranh khác loài ảnh hưởng ko tốt tới sản lượng cá tôm

(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý → đúng để tăng năng suất sinh thái của các loài trong hệ sinh thái nhân tạo

(5) Bảo vệ các loài thiên địch → để loại bỏ các loài sinh vật gây hại theo phương pháp sinh học (loài thiên địch sử dụng các loài sinh vật gây hại làm thức ăn)

(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại → sai, làm các chất bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu còn tồn tại trong thực vật → gây ô nhiễm hóa học đất và nguồn thực phẩm cho các sinh vật sau chuỗi thức ăn sử dụng thực vật làm thức ăn

Đáp án đúng: 1,3,4,5


Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(1) Mã di truyền được đọc trên mạch gốc của ADN theo chiều 3’-5’.

(2) Mã di truyền chỉ được đọc trên mARN theo chiều 5’-3’.

(3) Mã di truyền ở đa số các loài là mã không gối.

(4) Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho 2 axit amin.

(5) Mã di truyền có tính thoái hóa.

(6) Mã di truyền có tính phổ biến.

(7) Sự thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra ở cặp nucleotit thứ hai trong bộ ba có thể dẫn tới sự thay đổi axit amin này bằng axit amin khác hoặc không thay đổi.

(8) Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới.

(9) Mã thoái hóa phản ánh tính phổ biến.

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Xét các phát biểu của đề bài:

Các phát biểu 2, 3, 5, 6

(1) sai vì mã truyền chỉ được đọc trên mARN theo chiều 5’-3’, tARN chỉ mang các bộ ba đối mã.

(4) sai vì mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin. Đây là tính đặc hiệu của mã di truyền.

(7) sai vì tính đa dạng của sinh giới có được là do tính đặc thù của ADN: do thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các nucleotit trên ADN.

(8) sai vì tính phổ biến của mã di truyền là do tất cả các loài đều có chung bộ mã di truyền.

→ Có 4 phát biểu có nội dung đúng


Câu 30:

Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng ở thế hệ lai thu được 4 loại kiểu hình, trong đó có 36% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra, kết quả đời con như sau:

I. Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.

II. Ở thế hệ lai có 36% cây thân cao, hoa đỏ mang kiểu gen dị hợp.

III. Trong tổng số cây thu được có ít nhất 3 loại cây có kiểu gen thuần chủng.

IV. Ở thế hệ lai thu được cây cao trắng và cây thấp đỏ với tỷ lệ bằng nhau.

Có bao nhiêu kết quả đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A- thân cao, a – thân thấp, B – hoa đỏ, b – hoa trắng

Lai thân cao hoa đỏ với thân thấp, hoa trắng → 4 kiểu hình → thân cao hoa đổ đem lai là dị hợp 2 cặp gen.

Tỷ lệ khác 1:1:1:1 hoặc 1:1 → có hiện tượng hoán vị gen.

Có tỷ lê thân thấp, hoa trắng = 36% = 0,36ab x ab

0,36 ab là giao tử liên kết, dị hợp tử đều.

ABab x abab  0,36ABab : 0,36abab :0,14Abab : 0,14aBab

1. Sai. Đời con chỉ có 1 loại kiểu hình thân cao, hoa đỏ.

2. Đúng. Thế hệ lai có 36% cây hoa đỏ dị hợp.

3. Sai.

4. Cao, trắng = thấp, đỏ = 0,14


Câu 31:

Một cặp vợ chồng đều thuận tay phải, mắt nâu, sinh được 3 người con: Người đầu: thuận tay phải, mắt nâu; Người thứ hai: thuận tay trái, mắt nâu; Người thứ ba thuận tay phải, mắt đen. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho các kết luận sau:I. Các tính trạng mắt nâu, thuận tay phải là những tính trạng trội.II. Cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen.III. Người con thứ nhất có thể có tối đa 4 kiểu gen.IV. Người con thứ hai có thể có tối đa 3 kiểu gen.Số kết luận đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

Bố mẹ đều thuận tay phải sinh người con thứ 2 thuận tay trái → Thuận tay trái là do gen lặn quy định. Quy ước: A: thuận tay phải, a thuận tay trái.

Khi người con thứ 2 thuận tay trái có kiểu gen aa → bố mẹ thuận tay phải có kiểu gen Aa, người con thứ 1 và thứ 3 đều có kiểu gen A- (AA hoặc Aa).

Xét tính trạng màu mắt: Bố và mẹ đều mắt nâu → người con thứ ba mắt đen → Tính trạng mắt nâu là trội so với mắt đen. Quy ước: B: mắt nâu, b: mắt đen.

→ Người con thứ ba mắt đen có kiểu gen bb.

Bố, mẹ mắt nâu đều có kiểu gen Bb.

Người con thứ 1 và thứ 2 đều có kiểu gen B-.

Vậy xét chung:

+ Bố và mẹ đều có kiểu gen AaBb.

+ Người con thứ 1 có kiểu gen A-B- (AABB, AaBB, AaBb, AABb)

+ Người con thứ 2 có kiểu gen aaB- (aaBb, aaBB)

+ Người con thứ 3 có thể có kiểu gen A-bb (Aabb, AAbb)

Xét các kết luận của đề bài:

Các kết luận 1, 2, 3 đúng.

(4) sai vì người con thứ 3 có thể có tối đa 2 kiểu gen: AAbb hoặc Aabb


Câu 32:

Ở một loài, cho cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ tự thụ, thu được F1 có tỉ lệ 27 thân cao, hoa đỏ: 18 thân cao, hoa hồng: 9 thân thấp, hoa đỏ: 6 thân thấp, hoa hồng: 3 thân cao, hoa trắng: 1 thân thấp, hoa trắng. Cho các phát biểu sau: (1) Tính trạng chiều cao và màu sắc hoa do 3 cặp gen không alen qui định. (2) Các cặp gen phân li độc lập, xảy ra hiện tượng tương tác cộng gộp. (3) Xảy ra hiện tượng hoán vị gen. (4) Nếu lai phân tích giống cây trên, Fa xuất hiện tỷ lệ cây cao, hoa đỏ là 25%. Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

P cây thân cao, hoa đỏ tự thụ

F1 : 27 thân cao, hoa đỏ: 18 thân cao, hoa hồng: 9 thân thấp, hoa đỏ: 6 thân thấp, hoa hồng: 3 thân cao, hoa trắng: 1 thân thấp, hoa trắng

Hay F1: (9 hoa đỏ: 6 hoa hồng: 1 hoa trắng)(3 thân cao: 1 thân thấp)

+ Xét F1:

- Hoa đỏ trội so với hoa hồng và hoa trắng

- Thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Gọi D: thân cao, d: thân thấp

- Tính trạng chiều cao phân li độc lập với tính trạng màu sắc.

          + Nhận thấy 6:5:1 là biến đổi của tỉ lệ 9:6:1

=> 2 cặp gen qui định một tính trạng, tương tác bổ sung (dạng 9:6:1), có hiện tượng gây chết.

Gọi 2 cặp gen đó là (A,a);(B,b).

Trong đó: A_B_: hoa đỏ. A_bb hoặc aaB_: hoa hồng. aabb: hoa trắng

          + Từ F1 => P có kiểu gen dị hợp tử 3 cặp gen. Hay P có kiểu gen là AaBbDd

          + Xét riêng tính trạng màu sắc hoa:

P: AaBb x AaBb

F1: Hoa đỏ: 1AABB: 2 AABb: 2AaBb: 4AaBb

      Hoa hồng: 1AAbb: 1aaBB: 2Aabb: 2aaBb

      Hoa trắng: 1aabb

Từ tỉ lệ 6:5:1, ta có KG: AABB, AABb, AAbb chết hay kiểu gen đồng hợp trội AA gây chết

Xét các phát biểu đề bài cho:

Phát biểu 1: Tính trạng chiều cao và màu sắc hoa do 3 cặp gen không alen qui định. Phát biểu này đúng. Tính trạng chiều cao do 1 cặp gen qui định, tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen qui định.

Phát biểu 2: Các cặp gen phân li độc lập, xảy ra hiện tượng tương tác át chế. Phát biểu này sai. Xảy ra hiện tượng tương tác bổ sung (9:6:1), chứ không phải tương tác át chế

Phát biểu 3: Xảy ra hiện tượng hoán vị gen. Phát biểu này sai. 3 cặp gen phân li độc lập, xảy ra hiện tượng tương tác bổ sung ở 2 cặp gen qui định tính trạng màu sắc hoa và có hiện tượng gây chết ở thể đồng hợp trội.

Phát biểu 4: Nếu lai phân tích giống cây trên, Fb xuất hiện tỷ lệ cây cao, hoa đỏ là 25%. Phát biểu này sai.

Thực hiện phép lai phân tích:

Fa: AaBbDd x aabbdd

Fb: tỉ lệ cây cao, hoa đỏ là: A-B-D-: 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8

Vậy có tất cả 1 phát biểu có nội dung đúng. Đó là phát biểu (1)


Câu 33:

Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp:

(1) Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

(2) Do sự tác động qua lại giữa các gen không alen.

(3) Do sự không phân li của các cặp nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình phân bào.

(4) Do sự hoán vị gen ở kì đầu của phân bào I  giảm phân.

(5) Do sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường.

Số nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các nội dung trên, các nội dung: 1, 2, 4 là các cơ chế  phát sinh biến dị tổ hợp.

(3) sai vì đây là cơ chế phát sinh biến dị đột biến.

(5) sai vì  ảnh hưởng của điều kiện môi trường có thể làm phát sinh biến dị đột biến hoặc thường biến chứ không làm phát sinh biến dị tổ hợp.

→ Có 3 nội dung đúng


Câu 34:

Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen Ab/aB Dd giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là

Xem đáp án

Đáp án A

Do trong kì đầu giảm phân I thì chỉ có 1 cách sắp xếp nên thực tế sẽ chỉ tạo ra 4 loại tử khác nhau từ 1 tế bào và D sẽ chỉ đi với loại có A hoặc a


Câu 35:

Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một cặp gen quy định – cánh hoa chịu sự chi phối của hai cặp gen. màu hoa đỏ trội hoàn toàn so với màu hoa trắng. Cho hai cây thuần chủng thụ phấn được F1. Cho F1 thụ phấn với cây chưa rõ kiểu gen, thế hệ lai gồm.

135 cây hoa đơn – màu đỏ

105 cây hoa kép – màu trắng

135 cây hoa đơn – màu trắng

105 cây hoa kép – màu đỏ

Kiểu gen của F1 và cây được thụ phấn lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

Hai cây thuần chủng → F1 → F1 dị hợp các cặp gen.

Xét tỷ lệ đơn / kép = (135 × 2)/(105 × 2) = 9/7 → AaBb × AaBb

Đỏ/ trắng = 1/1 → Dd × dd

Vậy F1 dị hợp 3 cặp gen thụ phấn với cây dị hợp 2 cặp gen → F2 có tỷ lệ 9:7:9:7 = (9:7)(1:1)

Kiểu gen AaBbDd × AaBbdd


Câu 36:

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau.

Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?

(1) F2 có 10 loại kiểu gen.

(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.

(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.

(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.

(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%

Xem đáp án

Đáp án A

Tỉ lệ thân cao, quả tròn A_B_ = 50,64% Tỉ lệ aabb = 50,64% - 50% = 0,64% = 8%ab × 8%ab Tỉ lệ giao tử ab ở mỗi bên tạo ra là 8%. Đây là giao tử hoán vị, F1 hợp chéo Ab/aB tần số hoán vị gen là 16%. Nội dung 4 đúng.

Nội dung 1 đúng. Phép lai tạo ra 10 kiểu gen ở đời F1.

Tỉ lệ kiểu gen  Ab/aB ở F2 là: 0,42 × 0,42 × 2 = 35,28% Tỉ lệ kiểu gen ở F2 khác F1 là: 1 - 35,28% = 64,72%. Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 đúng. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình 2 tính trạng trội, 4 kiểu gen quy định kiểu hình 1 trội 1 lặn, 1 kiểu gen quy định kiểu hình 2 tính trạng lặn.

Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, quả tròn ở F2 là: aaB_ = 25% - aabb = 25% - 0,64% = 24,36%. Nội dung 5 sai.

Vậy có 4 nội dung đúng


Câu 37:

Khi khảo sát về hai cặp tính trạng kích thước thân và hình dạng hoa ở một loài thực vật, người ta cho lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1đồng loạt xuất hiện cây thân cao, hoa dạng kép. Cho F1 tự thụ phấn thu được đời F2 phân li:

3123 cây thân cao, hoa dạng kép

1386 cây thân thấp, hoa dạng đơn

1041 cây thân thấp, hoa dạng kép.

Biết tính trạng hình dạng hoa được điều khiển bởi 1 cặp alen.

Số kết luận có nội dung đúng trong số những kết luận sau là:

I. P có thể có 2 trường hợp về kiểu gen.

II. Gen quy định hình dạng hoa phải liên kết không hoàn toàn với một trong hai gen quy định chiều cao thân.

III. Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 30%.

IV. kiểu gen của F có thể là Bb AD/ad hoặc Aa BD/bd

Xem đáp án

Xét riêng từng cặp tính trạng:

Thân cao : thân thấp = 3123 : (1386 + 1041) = 9 : 7

Hoa kép : hoa đơn = (3123 + 1041)  : 1386 = 3 : 1

Nội dung 1 đúng. P có thể là AA BD//BD x aa bd//bd hoặc aa BD//BD x AA bd//bd.

Tỉ lệ kiểu hình:

(thân cao, hoa kép) : (thân thấp, hoa đơn) : (thân thấp, hoa kép) = 3123 : 1386 : 1041 = 9 : 4 : 3

Tích tỉ lệ phân li riêng lớn hơn tỉ lệ kiểu hình => Gen quy định hình dạng hoa liên kết hoàn toàn với một trong hai gen quy định chiều cao thân => nội dung 2, 3 sai.

Ta thấy không xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đơn (A_B_dd) => F1 có kiểu gen dị hợp tử đều. Nội dung 4 đúng.

Lưu ý: Đây là tương tác bổ sung, gen A và B có vai trò như nhau nên A liên kết với D hay B liên kết với D cũng không có gì khác nhau cả.

Có 3 nội dung đúng


Câu 38:

Ở một loài động vật có cơ chế xác định giới tính: giới cái XX; giới đực XY. Xét 3 tính trạng: màu mắt, chiều dài cánh, màu sắc thân. Trong đó, Gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở vùng không tương đồng giữa X và Y, trong đó mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen qui định màu sắc thân và chiều dài cánh nằm trên cùng 1 NST thường, xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Trong đó: cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn, thân đen trội hoàn toàn so với thân xám . Phép lai P: cái, mắt đỏ, thân đen, cánh dài x đực, mắt đỏ, thân đen, cánh dài. Thu được F1 có kiểu hình mắt trắng, thân xám, cánh ngắn là 4%. Theo lí thuyết, số phát biểu có nội dung đúng trong các phát biểu dưới đây về F1?

(1) Có 2 trường hợp cho phép lai P xảy ra với giả thiết của bài toán.

(2) Có 40 kiểu gen, 12 loại kiểu hình

(3) Trong tổng số các cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 8/99

(4) Số cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm 11/50

(5) Số cá thể mang 3 alen trội trong 3 gen trên chiếm tỉ lệ là 0.24

Xem đáp án

Đáp án A

Qui ước:

D: mắt đỏ, d: mắt trắng

A: cánh dài, a: cánh ngắn

B: thân đen; b: thân xám

P: cái (XX), mắt đỏ, thân đen, cánh dài x đực (XY), mắt đỏ, thân đen, cánh dài.

F1: có kiểu hình mắt trắng, thân xám, cánh ngắn là 4%.

Xét tính trạng màu mắt

Ở P, đực có kiểu hình mắt đỏ => có kiểu gen là XDY

=> Toàn bộ con cái ở F1 đều có kiểu hình mắt đỏ

=> kiểu hình mắt trắng ở F1 chỉ có ở con đực => ở F1 tồn tại con đực có kiểu gen XdY

=> Con cái ở P có kiểu gen XDXd.

Khi đó P: ♀ XDXd x XDY => con đực XdY chiếm 1/4

=> kiểu hình thân xám, cánh ngắn chiếm 0.16 = 40% x 40%

=> P có kiểu gen là AB/ab

Xét các phát biểu đề bài cho

Phát biểu 1: Có 2 trường hợp cho phép lai P xảy ra với giả thiết của bài toán. Phát biểu này sai. Chỉ có 1 trường hợp duy nhất cho phép lai P xảy ra đúng với giả thiết của bài toán.

Đó là P: ♀AB/ab XDXd x AB/ab XDY (f = 0,2)

Phát biểu 2: F1 có 40 kiểu gen, 12 loại kiểu hình. Phát biểu này đúng AB/ab x AB/ab cho 4 loại kiểu hình và 10 kiểu gen XDXd x XDY cho 3 loại kiểu hình (cái mắt đỏ, đực mắt đỏ, đực mắt trắng) và 4 kiểu gen.

=> AB/ab XDXd x AB/ab XDY cho 40 kiểu gen và 12 kiểu hình

Phát biểu 3: Trong tổng số các cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 8/99. Phát biểu này sai.

Số cá thể cái mang kiểu hình trội 3 tính trạng trên (A-B-XDX-) là: (0,5 + 0,16)A-B-x 1/2XDX- = 33/100

Số cá thể cái đồng hợp trội 3 cặp gen trên (AB/AB XDXD) là: (0,4 x 0,4) AB/AB x 1/4XDXD =0,04

Vậy trong tổng số các cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên , số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/33

Phát biểu 4: Số cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm 11/50. Phát biểu này sai

Từ qui tắc 75 – 25 ta có F1: (0,66A-B- : 0,09aaB- : 0,09A-bb : 0,16aabb)(3/4D- : 1/4dd)

Vậy số cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm 3/4 x 0,16 + 1/4 x 2 x 0,09 = 0,165.

Phát biểu 5: Số cá thể mang 3 alen trội trong 3 gen trên chiếm tỉ lệ  là 0.24. Phát biểu này sai.

TH1: tính trạng màu sắc mắt có kiểu gen là 1/4XDXD.

=> 2 tính trạng còn lại có kiểu gen là 0,08aB/ab hoặc 0,08Ab/ab

=> chiếm tỉ lệ 0,04

TH2: Tính trạng màu sắc mắt có kiểu gen là 1/4XDXd hoặc 1/4XDY.

=> 2 tính trạng còn lại có kiểu gen là 0.32AB/ab hoặc 0.02Ab/aB hoặc 0.01Ab/Ab hoặc 0.01aB/aB => chiếm tỉ lệ 0.18

TH3: Tính trạng màu sắc mắt có kiểu gen là 1/4XdY.

=> 2 tính trạng còn lại có kiểu gen là 0,08AB/ab hoặc 0,08AB/Ab => chiếm tỉ lệ 0,04

Vậy số cá thể mang 3 alen trội trong 3 gen trên chiếm tỉ lệ là 0.26

Vậy, có tất cả 1 phát biểu có nội dung đúng, đó là phát biểu (1).


Câu 39:

Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở thế hệ F2, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%.Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:

(1) Tần số alen A trong quần thể là 0,8.

(2) Lấy một cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là 1/3

(3) Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất thu được 2 cây thuần chủng là 44,44%.

(4) Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ, xác suất để trong 3 cây này có 2 cây thuần chủng là 44,44%.

Xem đáp án

Đáp án C

Ở quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: x AA + y Aa = 1.

Vì ở quần thể là ngẫu phối nên ở F2 quần thể đã ở trạng thái cân bằng di truyền:

P2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1.

Theo đề bài ta có: 2pq Aa + q2 aa = 0,36 à P2 AA = 0,64 à Tần số A = 0,8; a = 0,2.

Mà tần số alen không đổi qua các thế hệ ngẫu phối nên ban đầu ta có:

Tần số alen a = y/2 = 0,2 à y = 0,4; x = 0,6.

(1) đúng.

(2) Ở F2 quần thể có cấu trúc di truyền là: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1.

Lấy 1 cây hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là: 0,64/ 0,96 = 2/3.

Vậy (2) sai.

(3) Xác suất thu được 2 cây thuần chủng là: (2/3)2 = 4/9 à (3) đúng.

(4) Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ, xác suất để trong 3 cây này có 2 cây thuần chủng là: . (2/3)2. 1/3 = 4/9 à (4) đúng.

Vậy có 3 ý đúng là (1), (3), (4).


Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh ở người do một đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định như sau:

Cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con bình thường với xác suất là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ở đây,xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 3 sinh con bình thường sẽ bằng 1 - xác suất sinh con bị bệnh

-Xét về bên người vợ trong gia đình đang xét:

Ông bà ở thế hệ thứ II: 1 người bị bệnh,1 người bình thường mà sinh ra được cả những người con bị bệnh và người con không bị bệnh chứng tỏ:

+Người mẹ không bị bệnh ở thế hệ thứ II mang cặp gen dị hợp

+Những người con không bị bệnh ở thế hệ thứ III cũng mang kiểu gen dị hợp Aa(1)

=> Người vợ trong gia đình đang xét mang kiểu gen Aa

-Xét về bên người chồng ở trong gia đình đang xét:

Tương tự như lí luận bên người vợ thì ở thế hệ thứ II bên nhánh người chồng thì cả 2 bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp AaxAa.

Mà Aa x Aa --> Tỷ lệ trong số những người con bình thường thì có 2/3Aa:1/3AA

Để cặp vợ chồng đang xét sinh ra được đứa con bị bệnh thì người chồng này phải mang cặp gen dị hợp(Aa).Mà theo lí luận ở trên thì Aa chiếm 2/3(2)

Xét phép lai để sinh ra người con bị bệnh của cặp vợ chồng đang xét:

Aa x Aa --> 1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa => Người con mắc bệnh aa chiếm tỉ lệ 1/4 (3)

Kết hợp (1) (2) và (3) ta có Cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh mắc bệnh với xác suất là: 1/4 x 2/3 x 100% = 1/6

=> Cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con bình thường với xác suất là 1-1/6 =5/6


Bắt đầu thi ngay