Đề thi vào lớp 10 môn Sinh học năm 2020 - 2021 có đáp án (Đề 8)
-
4275 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xương to ra về bề ngang là nhờ sự phân chia của loại tế bào nào?
Đáp án B
Giải thích : Tế bào màng xương phân chia tạo ra các tế bào mới đẩy vào bên trong và hóa xương
Câu 3:
Hiện tượng ngưng kết hồng cầu sẽ xảy ra khi nhóm máu B truyền cho nhóm máu nào sau đây?
Đáp án B
Giải thích : Nhóm máu B có kháng nguyên B trên hồng cầu, nhóm máu O có kháng thể anpha và bêta trong huyết tương. Khi nhóm máu B truyền cho nhóm máu O thì kháng nguyên B gặp kháng thể bêta và gây ngưng kết hồng cầu.
Câu 4:
Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn có chức năng phát âm?
Đáp án A
Giải thích : ngoài dẫn khí, thanh quản còn có các dây thanh quản tham gia vào phát âm
Câu 5:
Bộ phận nào của hệ tiêu hóa người hầu như không tham gia vào chức năng tiêu hóa mà chỉ có vai trò vận chuyển?
Đáp án C
Giải thích : thực quản không tiết ra dịch tiêu hóa, cũng không tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học mà chỉ co bóp cơ vòng và cơ dọc để vận chuyển viên thức ăn từ miệng xuống dạ dày
Câu 6:
Từ hệ tiêu hóa, loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển qua con đường bạch huyết về tim?
Đáp án B
Giải thích : vitamin A tan trong dầu mỡ nên được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim
Câu 7:
Loại vitamin nào cần cho sự phát dục bình thường, chống lão hóa và bảo vệ tế bào?
Đáp án A
Câu 8:
Trong hệ bài tiết nước tiểu, bộ phận nào dưới đây không tồn tại thành cặp?
Đáp án C
Giải thích : cơ thể người chỉ có 1 bóng đái còn thận, ống dẫn nước tiểu thì tồn tại thành cặp
Câu 10:
Trong hệ bài tiết nước tiểu, bộ phận nào dưới đây không tồn tại thành cặp?
Đáp án B
Câu 11:
Mỗi người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy?
Đáp án B
Giải thích : bố mẹ thuần chủng tương phản nên F1 có kiểu gen Aa. Khi F1 tự thụ phấn, F2 có thành phần kiểu gen phân li theo tỉ lệ: 1AA : 2Aa : 1aa. Vậy khi lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao (1AA : 2Aa) ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng (AA) là 1/3
Câu 12:
Cho phép lai: AaBb x Aabb. Xác suất thu được kiểu gen AaBb ở đời con là bao nhiêu?
Đáp án a
Giải thích : Phép lai: AaBb x Aabb, tỉ lệ AaBb thu được ở đời sau là: 50% (Aa).50%(Bb) = 25%
Câu 13:
Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 1 ở đời con?
Đáp án A
Giải thích : Phép lai Aa x Aa cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là 1AA : 2 Aa : 1 aa tương ứng với tỉ lệ phân li kiểu hình là: 3 trội (A-) : 1 lặn (aa)
Câu 14:
Ở chó, alen B quy định lông ngắn là trội hoàn toàn so với alen b quy định lông dài. Một cặp bố mẹ (P) sinh ra đàn con có con lông ngắn, có con lông dài. Hỏi không xét đến sự hoàn đổi kiểu gen của bố mẹ thì kiểu gen của P có thể là một trong bao nhiêu trường hợp?
Đáp án D
Giải thích : Vì đời con có cả con lông dài (bb) nên bố và mẹ đều phải cho giao tử mang alen b. Mặt khác, có cả những con lông ngắn (B-) ở đời con chứng tỏ có ít nhất một bên bố hoặc mẹ mang alen B. Vậy kiểu gen của P có thể là một trong hai trường hợp:
- Bb x Bb
- Bb x bb
Câu 17:
Quá trình tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các NST trong cặp tương đồng diễn ra ở
Đáp án A
Câu 18:
Hai tế bào sinh tinh mang kiểu gen AaBb CD/cd Ee khi giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau?
Đáp án B
Giải thích : Trong trường hợp kiểu gen dị hợp và có hoán vị gen thì từ một tế bào sinh tinh chỉ tạo ra tối đa 4 tinh trùng (tương ứng với 4 kiểu gen khác nhau). Vậy nên mặc dù sở hữu 5 cặp gen dị hợp nhưng từ 2 tế bào sinh tinh sau giảm phân chỉ tạo ra tối đa 8 loại tinh trùng (tương ứng với 8 tinh trùng được hình thành).
Câu 19:
Một gen có số nuclêôtit loại A và G ở mạch bổ sung lần lượt là 120 và 270. Gen có tất cả 2500 nuc lêôtit, tổng số nuclêôtit loại T của gen chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Hãy tính số nuclêôtit các loại của phân tử mARN sơ khai do gen phiên mã thành.
Đáp án D
Giải thích : Gọi mạch bổ sung của gen là mạch 2, theo bài ra ta có: A2 = 120, G2 = 270. Ta lại có T = 30%N = 750 = T1 + T2 = A2 + T2, do đó T2 = 750 – 120 = 630. G + T = 50% N nên %G = 50%N - 30%N = 20%N suy ra G = G2 + G1 = G2 + X2 = 500 hay X2 = 500 – 270 = 230.
Như vậy các loại nu trên mạch 2 của gen là: A = 120, G =270, T = 630, X = 230. Số lượng nu mỗi loại trên mARN tương tự như số lượng nu từng loại trên mạch 2 của gen (vì đều được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung từ mạch gốc), chỉ khác là T được thay thế bằng U. Vậy số lượng nu từng loại trên mARN do gen tổng hợp là: A = 120, G =270, U = 630, X = 230
Câu 20:
Loại ARN nào có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin?
Đáp án A
Câu 21:
Hoạt động của các enzim phản ánh chức năng nào của prôtêin?
Đáp án C
Giải thích : enzim có bản chất là prôtêin và chức năng của enzim – xúc tác cho quá trình trao đổi chất – cũng phản ánh một phần chức năng của prôtêin
Câu 22:
Loại nuclêôtit nào dưới đây được tìm thấy ở cả ADN và ARN?
Đáp án A
Giải thích : ARN và ADN đều có 3 loại đơn phân là A, X, G. Trong khi đó, đơn phân loại U chỉ được tìm thấy ở ARN và đơn phân loại T chỉ được tìm thấy ở ADN
Câu 23:
Vì sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại đối với bản thân sinh vật?
Đáp án A
Câu 24:
Một NST có trình tự gen là ABCDEFGH. Sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFGH. Dạng đột biến nào sau đây có thể đã xảy ra?
Đáp án D
Giải thích : Đoạn DCE bị đứt ra khỏi NST
Câu 25:
Theo lý thuyết, dạng đột biến nào dưới đây không làm thay đổi số liên kết H giữa các đơn phân thuộc hai mạch trong gen?
Đáp án B
Giải thích : mỗi cặp A – T mang 2 liên kết H, mỗi cặp G – X mang 3 liên kết H vậy nên khi mất ba cặp A – T sẽ tương ứng với mất 2.3 = 6 liên kết H. Thêm hai cặp G – X tương ứng với thêm 3.2 = 6 liên kết H. Vậy theo lý thuyết, dạng đột biến này không làm thay đổi số liên kết H của gen
Câu 26:
Thể tam bội của ruồi giấm có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng?
Đáp án C
Giải thích : Ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 (hay n = 4), vậy thể tam bội (3n) sẽ chứa: 3.4 = 12 NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng.
Câu 27:
Ở người, alen A quy định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh bạch tạng. Lan và Thu là cặp song sinh cùng trứng và có màu da bình thường. Lan kết hôn với một người bình thường sinh ra con gái bị bạch tạng. Thu kết hôn với người bình thường có bố mẹ bình thường, anh trai bị bệnh tạng và sinh ra được người con bình thường (M). Hỏi xác suất để (M) không mang gen bệnh là bao nhiêu?
Đáp án d
Giải thích :
Lan và Thu là cặp song sinh cùng trứng nên có kiểu gen giống hệt nhau. Lan và chồng đều có màu da bình thường (A-) mà sinh con bị bạch tạng (aa) chứng tỏ kiểu gen của Lan, Thu và chồng Lan đều là Aa (cho giao tử với tỉ lệ 1/2A : 1/2a)
Thu kết hôn với người chồng có bố mẹ bình thường (A-), anh trai bị bạch tạng (aa) chứng tỏ chồng Thu mang kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất 1/3AA: 2/3Aa (cho giao tử với xác suất: 2/3A : 1/3a)
Thu và chồng sinh được người con bình thường (mang kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất: 2/5AA : 3/5Aa). Như vậy, xác suất để người con không mang gen bệnh (AA) là 2/5.
Câu 30:
Phương pháp tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật có vai trò gì trong chọn giống?
Đáp án D
Câu 31:
Nhân tố sinh thái nào dưới đây là nhân tố vô sinh?
Đáp án B
Giải thích : nhân tố vô sinh là nhân tố không sống
Câu 32:
Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa sáng?
Đáp án C
Giải thích : thằn lằn ưa hoạt động vào ban ngày trong khi các động vật còn lại lại ưa hoạt động vào ban đêm
Câu 33:
Dựa vào sự lệ thuộc vào độ ẩm, em hãy cho biết động vật nào dưới đây không cùng nhóm với những động vật còn lại?
Đáp án A
Giải thích : Ếch đồng là loài ưa ẩm, vừa sống trên cạn (gần bờ nước) vừa sống dưới nước trong khi các động vật còn lại lại ưa khô, thường sống ở hoang mạc, sa mạc
Câu 35:
Tập hợp nào dưới đây không phải là một quần thể?
Đáp án D
Giải thích : Trên cùng một ngọn đồi có rất nhiều loài cỏ dại khác nhau nên tập hợp này là tập hợp gồm nhiều loài, do đó chúng không thể là một quần thể.
Câu 36:
Trong một quần thể chuột đồng, người ta thống kê được 2700 con ở độ tuổi trước sinh sản, 472 con ở độ tuổi sau sinh sản là 1511 con ở độ tuổi sinh sản. Hỏi biểu đồ tháp tuổi của quần thể này có dạng nào?
Đáp án C
Giải thích : quần thể có số cá thể ở độ tuổi sinh sản đạt giá trị cao nhất, sau đo đến nhóm tuổi sinh sản và cuối cùng là nhóm tuổi sau sinh sản. Như vậy tháp tuổi của quần thể sẽ có dạng đáy rộng, đỉnh hẹp – Tháp tuổi dạng phát triển
Câu 37:
Cho các sinh vật sau: châu chấu, gà, cáo, hổ, cỏ, vi khuẩn. Hãy thiết lập chuỗi thức ăn có sự góp mặt của các sinh vật trên.
Đáp án B
Giải thích : chuỗi thức ăn được tạo nên từ các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng, trong đó, sinh vật đứng liền sau sử dụng sinh vật đứng liền trước làm thức ăn và dựa vào nguyên tắc này, ta có thể thiết lập được chuỗi thức ăn: Cỏ → Châu chấu → Gà → Cáo → Hổ → Vi khuẩn
Câu 38:
Trong các động vật dưới đây, động vật nào có thể là thức ăn của tất cả các động vật còn lại?
Đáp án A
Giải thích : cầy, chuột, bọ ngựa đều có thể sử dụng sâu ăn lá làm thức ăn.
Câu 39:
Sự phát triển của nền công nghiệp đã gây hại gì đối với môi trường tự nhiên?
Đáp án D
Câu 40:
Tài nguyên nào dưới đây thuộc nhóm tài nguyên tái sinh?
Đáp án C
Giải thích : tài nguyên tái sinh là tài nguyên có thể tái tạo, phục hồi sau một thời gian và trong các tài nguyên đang xét, chỉ có tài nguyên đất đáp ứng được tiêu chí này