Đề thi vào lớp 10 môn Sinh học năm 2020 - 2021 có đáp án (Đề 9)
-
4271 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào hình dạng và cấu tạo, em hãy cho biết loại xương nào dưới đây không cùng nhóm với những loại xương còn lại?
Đáp án B
Giải thích : Xương đùi là xương dài, các xương còn lại thuộc nhóm xương dẹt
Câu 3:
Khi nói về hệ tuần hoàn người, nhận định nào dưới đây là sai?
Đáp án A
Giải thích : Không phải tất cả các tĩnh mạch về tim đều chứa máu đỏ thẫm, tĩnh mạch phổi là ví dụ điển hình. Loại mạch này mang máu đỏ tươi - giàu oxi về tim sau trao đổi khí ở phổi
Câu 4:
Dung tích sống của phổi không bao gồm
Đáp án C
Giải thích : dung tích sống của phổi chỉ bao gồm khí bổ sung, khí lưu thông và khí dự trữ, không bao gồm khí cặn.
Câu 5:
Trong ống tiêu hóa ở người, cơ quan nào dưới đây tiêu hóa thức ăn cả về mặt hóa học và cơ học?
Đáp án B
Giải thích : dạ dày tiêu hóa thức ăn cả về mặt hóa học (enzim pepsin) và cơ học (sự co bóp của hệ cơ), trong khi đó thực quản chỉ có vai trò vận chuyển, trực tràng chỉ có vai trò thải phân
Câu 6:
Loại enzim nào dưới đây có khả năng tiêu hóa tinh bột?
Đáp án A
Giải thích : enzim amilaza tiêu hóa một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ
Câu 8:
Trong cơ thể người, cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết?
Đáp án A
Giải thích : da bài tiết mồ hôi, thận bài tiết nước tiểu, phổi bài tiết khí CO2, còn sự thải phân của ruột là một giai đoạn của quá trình tiêu hóa chứ không phải là bài tiết
Câu 9:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Chức năng chủ yếu của nhân xám ở … là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
Đáp án D
Câu 10:
Hoocmôn nào do tuyến yên tiết ra và có chức năng điều khiển hoạt động của tuyến giáp?
Đáp án A
Câu 11:
Ở cá kiếm, màu mắt do cặp gen A, a trội lặn hoàn toàn quy định. Khi cho cá kiếm mắt đen và mắt đỏ thuần chủng lai với nhau, đời F1 thu được toàn cá kiếm mắt đen. Cho cá kiếm F1 lai trở lại với cá mắt đỏ ở P, đời sau sẽ có kiểu hình như thế nào?
Đáp án B
Giải thích : bố mẹ thuần chủng tương phản mà thu được F1 đồng tính (mắt đen) chứng tỏ mắt đen là trội so với mắt đỏ. Vậy kiểu gen của P là AA (mắt đen) x aa (mắt đỏ) và F1 có kiểu gen Aa (mắt đen). Khi cho F1 lai trở lại với cá thể mắt đỏ ở P (Aa x aa) thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1/2.1(Aa) : 1/2.1(aa) tương ứng với tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1 mắt đen : 1 mắt đỏ.
Câu 12:
Ở người, alen A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; alen B quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt đen. Một cặp vợ chồng đều có tóc xoăn, mắt nâu sinh ra con tóc thẳng, mắt đen. Hỏi xác suất để cặp vợ chồng này sinh được người con tóc xoăn, mắt đen ở lần sinh thứ hai là bao nhiêu?
Đáp án B
Giải thích : Bố mẹ đều có tóc xoăn, mắt nâu (A-B-) sinh con có tóc thẳng, mắt đen (aabb) chứng tỏ cả bố và mẹ đều cho giao tử ab, vậy kiểu gen của bố mẹ là AaBb
Vậy xác suất sinh con thứ hai tóc xoăn, mắt đen (A-bb) là 3/4(A-).1/4(bb) = 3/16
Câu 13:
Cho phép lai: AaBb x Aabb. Biết rằng cặp A-a trội lặn không hoàn toàn, cặp B – b trội lặn hoàn toàn, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con trong phép lai trên.
Đáp án C
AaBb x Aabb
Ta xét từng cặp gen quy định từng cặp tính trạng:
- Aa x Aa sẽ có tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con trùng với tỉ lệ phân li kiểu hình là : 1 trội (AA) : 2 trung gian (Aa) : 1 lặn (aa)
- Bb x bb sẽ có tỉ lệ phân li kiểu gen của đời con trùng với tỉ lệ phân li kiểu hình là : 1 trội (Bb) : 1 lặn (bb)
Vậy kiểu hình của đời con trong phép lai trên là: (1 : 2 : 1).(1 : 1) = 1 : 1 : 2 : 2 : 1 : 1
Câu 14:
Trong trường hợp 1 cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, phép lai nào dưới đây chắc chắn cho đời con phân tính?
Đáp án B
Giải thích : Để đời con chắc chắn phân tính, mỗi bên bố và mẹ phải mang tối thiểu một alen lặn (để phát sinh kiểu gen aa ở đời con) và ít nhất một bên phải mang alen A (để phát sinh kiểu gen A- ở đời con). Từ cơ sở này, ta nhận thấy phép lai phù hợp là Aa x aa
Câu 16:
Ở người, một tế bào đang ở kì giữa của giảm phân 2. Hãy xác định số lượng và trạng thái của NST trong tế bào này.
Đáp án A
Giải thích : Sau giảm phân 1, từ một tế bào người sẽ tạo thành 2 tế bào con mang bộ NST gồm 23 chiếc ở trạng thái kép và ở kì giữa của giảm phân 2, mỗi tế bào gồm 23 NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, co xoắn cực đại.
Câu 17:
Giảm phân 1 và nguyên phân khác nhau ở điểm nào dưới đây?
Đáp án B
Giải thích : một trong những điểm khác nhau cơ bản của giảm phân 1 và nguyên phân, đó là ở kì giữa, các NST trong giảm phân 1 sắp xếp thành 2 hàng còn các NST trong nguyên phân sắp xếp thành 1 hàng
Câu 18:
Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen AaBbCc khi giảm phân bình thường sẽ cho mấy loại tinh trùng có kiểu gen khác nhau?
Đáp án C
Giải thích : Từ một tế bào có kiểu gen dị hợp và không có hoán vị gen thì sau giảm phân chỉ tạo ra 4 tinh trùng với 2 loại mang 2 kiểu gen khác nhau (mỗi loại gồm hai tinh trùng)
Câu 19:
Một gen có 100 chu kỳ xoắn tiến hành nhân đôi liên tiếp 2 lần thì nhu cầu nuclêôtit loại G cần cung cấp là 2100. Hãy tính số nuclêôtit loại T của gen.
Đáp án A
Giải thích : gen có 100 chu kỳ xoắn nên số nu của gen là: 100.20 = 2000 (N). Theo bài ra ta có: G.(2^2-1) = 2100 suy ra G = 700. Mà G + T = 50%N = 1000 nên T = 1000 – 700 = 300
Câu 20:
Loại ARN nào có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp?
Đáp án B
Câu 21:
Quá trình tái bản của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào sau đây?
Đáp án A
Giải thích : nguyên tắc bán bảo toàn (một mạch cũ của mẹ và một mạch được tổng hợp mới), nguyên tắc bổ sung (nu có kích thước lớn (A, G) liên kết với nu có kích thước bé (T, X) để đảm bảo sự cân xứng và ổn định trong cấu trúc phân tử ADN)
Câu 24:
Một NST có trình tự gen là ABCDEFGH. Sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCABCDEFGH. Dạng đột biến nào sau đây có thể đã xảy ra?
Đáp án D
Giải thích : Đoạn ABC bị lặp
Câu 25:
Ở một loài thực vật có 2n =8 xét 4 cặp gen tương ứng với 4 cặp NST. Một tế bào sinh giao tử đực mang kiểu gen AaBbCcDd và sau giảm phân, người ta nhận thấy xuất hiện giao tử mang kiểu gen AABcD. Theo lý thuyết, phát biểu nào dưới đây là đúng
Đáp án B
Giải thích: Tế bào sinh giao tử ban đầu có kiểu gen AaBbCcDd mà giao tử sinh ra có kiểu gen AABcD chứng tỏ rối loạn phân li đã xảy ra ở giảm phân 2 và khi kết hợp cùng giao tử bình thường, cặp NST mang gen A (a) sẽ dư thừa 1 NST hay nói cách khác hợp tử tạo thành sẽ phát triển thành thể ba nhiễm.
Câu 26:
Thực tiễn cho thấy dạng đột biến nào dưới đây có thể làm tăng hoạt tính enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch?
Đáp án C
Câu 27:
Ở người, alen M quy định khả năng đông máu bình thường trội hoàn toàn so với alen m quy định máu khó đông (gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Một người phụ nữ bình thường có bố bị máu khó đông kết hôn cùng người đàn ông bình thường, họ sinh ra hai người con gái bình thường. Xác suất để hai người con này có một người mang gen bệnh, một người không mang gen bệnh là bao nhiêu?
Đáp án B
Giải thích : người phụ nữ bình thường có bố bị máu khó đông (luôn mang alen m từ bố) nên sẽ có kiểu gen XMXm, người đàn ông bình thường có kiểu gen XMY. Họ sinh ra được 2 người con gái bình thường (XMX-) với xác suất trên mỗi người là: 50% XMXm : 50% XMXM
Xác suất để hai người con gái này cùng mang gen bệnh (XMXm) là: 50%.50% = 25%
Xác suất để hai người con gái này cùng không mang gen bệnh (XMXM) là: 50%.50% = 25%
Vậy xác suất để hai người con gái, một người mang gen bệnh, một người không mang gen bệnh là: 100% - (25% + 25%) = 50%
Câu 29:
Bước cuối cùng trong phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo giống mới là gì?
Đáp án A
Câu 31:
Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?
Đáp án A
Giải thích : cây hoa nhài là cây ưa bóng, các cây còn lại thuộc nhóm cây ưa sáng
Câu 32:
Động vật nào dưới đây sống trong môi trường đất?
Đáp án B
Giải thích : giun quế là một giống giun đất (sống trong môi trường đất), các loại giun còn lại sống kí sinh trong cơ thể người, động vật
Câu 33:
Vi khuẩn lactic (có trong sữa chua) thuộc nhóm sinh vật nào dưới đây?
Đáp án D
Giải thích : vi khuẩn lactic thuộc nhóm sinh vật ưa ấm (điều kiện lý tưởng từ 30 đến 40 độ C)
Câu 35:
Hiện tượng địa y sống bám trên thân cây gỗ phản ánh những mối quan hệ khác loài nào?
Đáp án B
Giải thích : Nấm và tảo sống cộng sinh cùng nhau tạo thành địa y (tảo quang hợp lấy chất hữu cơ nuôi nấm, nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo), địa y sống bám trên cây gỗ phản ánh mối quan hệ hội sinh (cây gỗ không bị gây hại còn địa y lại có chỗ neo đậu)
Câu 36:
Sinh vật nào dưới đây có thể đứng liền sau cỏ trong một chuỗi thức ăn?
Đáp án B
Giải thích : Trong các sinh vật đang xét, chỉ có dê sử dụng cỏ làm thức ăn
Câu 37:
Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Bọ rùa → Ếch → Rắn → Vi khuẩn. Phát biểu nào dưới đây là sai?
Đáp án A
Giải thích : trong chuỗi thức ăn đang xét, vi khuẩn là sinh vật phân giải, cây cỏ là sinh vật sản xuất, bọ rùa – rắn - ếch là những sinh vật tiêu thụ trong đó sinh vật đứng liền sau sử dụng sinh vật đứng liền trước làm thức ăn.
Câu 39:
Hiện tượng lương thực, thực phẩm bị nhiễm độc xuất phát từ nguyên nhân nào dưới đây?
Đáp án D
Câu 40:
Dựa vào khả năng tái sinh, em hãy cho biết tài nguyên nào dưới đây không cùng nhóm với những tài nguyên còn lại?
Đáp án C
Giải thích : than đá là tài nguyên không tái sinh, các tài nguyên còn lại là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu