Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Phân tử mantozơ do 2 gốc α–glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc thứ nhất ở C1, gốc thứ hai ở C4(C1–O–C4)
B. Phân tử saccarozơ do 2 gốc α–glucozơ và β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc α–glucozơ ở C1, gốc β–fructozơ ở C4(C1–O–C4)
C. Tinh bột có 2 loại liên kết α–[1,4]–glicozit và α –[1,6]–glicozit
D. Xenlulozơ có các liên kết β–[1,4]–glicozit
Chọn đáp án B
Cấu tạo của các cacbohidrat là:
♦ saccarozơ: gồm 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ liên kết với nhau bằng liên kết 1,2-glucozit.
♦ mantozơ ( đồng phân của saccarozơ ) gồm 2 gốc α - glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α -1,4-glicozit.
♦ tinh bột: gồm amilozơ = các gốc α -glucozơ liên kết α - 1,4 - glicozit ( chuỗi dài không nhánh ) và amilopectin gồm các gốc α - 1,4 - glicozit ( tạo mạch không nhánh ) và α - 1,6 - glicozit ( tạo nhánh ) → chuỗi dài phân nhánh.
♦ xenlulozơ: gồm các β - glucozơ nối bằng các liên kết β - 1,4 - gliicozit ( mạch dài không phân nhánh ).
→ từ các kiểu liên kết ta có thể suy ra cấu tạo mạch của xenlu hay tinh bột và ngược lại.
Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:
Z dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch.
Vậy Z không thể là
Cho các phát biểu sau
(a) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(b) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, to), thu được sobitol.
(c) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
(d) Fructozơ không có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(d) Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ.
(c) Aminopectin chỉ chứa liên kết α-1,4-glicozit.
(d) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Số phát biểu đúng là
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(b) Fructozơ là chất rắn kết tinh không màu ở điều kiện thường.
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(d) Amilozơ có mạch cacbon phân nhánh.
Số phát biểu đúng là