Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Kẻ tiếp tuyến Ax và lấy trên tiếp tuyến đó một điểm P sao cho AP > R, từ P kẻ tiếp tuyến tiếp xúc với (O) tại M.
1) Chứng minh rằng tứ giác APMO nội tiếp được một đường tròn.
2) Chứng minh BM // OP.
3) Đường thẳng vuông góc với AB ở O cắt tia BM tại N. Chứng minh tứ giác OBNP là hình bình hành.
4) Biết AN cắt OP tại K, PN cắt ON tại I; PN và OM kéo dài cắt nhau tại J. Chứng minh I, J, K thẳng hàng.
1) Ta có \[\widehat {PAO} + \widehat {PMO} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \] suy ra tứ giác APMO là tứ giác nội tiếp.
Nhận xét: Bài toán chứng minh một tứ giác là tứ giác nội tiếp bằng cách chứng minh tứ giác đó có tổng hai góc trong đối diện bằng 180°.
2) Ta có: \[\widehat {ABM} = \frac{{\widehat {AOM}}}{2}\] (góc nội tiếp và góc ở tâm) (1)
\[\widehat {AOP} = \frac{{\widehat {AOM}}}{2}\] (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) (2)
Suy ra \[\widehat {ABM} = \widehat {AOP}\]. Do đó BM // OP
Nhận xét: Bài toán chứng minh hai đường thẳng song song bằng cách chứng minh hai góc ở vị trí đồng vị của hai đường thẳng đó bằng nhau.
3) Ta có ∆AOP = ∆OBN (g-c-g), suy ra \[OP = BN\].
Mà: BN // OP (do BM // OP)
Suy ra OBNP là hình bình hành.
Nhận xét: Bài toán chứng minh một tứ giác là hình bình hành bằng cách chỉ ra tứ giác đó có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
4) Ta có: AONP là hình chữ nhật nên AP // NO suy ra \[\widehat {APO} = \widehat {NOP}\] (hai góc so le trong) (4)
\[\widehat {APO} = \widehat {MPO}\] (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) (5)
Từ (4) và (5) suy ra ∆IPO cân tại I suy ra IK là trung tuyến (AONP là hình chữ nhất nên K là trung điểm của PO) nên IK cũng là đường cao hay \[IK \bot PO\] (*)
Ta có \[\left\{ \begin{array}{l}ON \bot PJ\\PM \bot OJ\\ON \cap PM = \left\{ I \right\}\end{array} \right.\] nên I là trực tâm của tam giác ∆POỊ nên \[IJ \bot OP\] (**).
Từ (*) và (**), suy ra ba điểm I, J, K thẳng hàng.
Nhận xét: Bài toán chứng minh ba điểm thẳng hàng ta chứng minh cho ba điểm đó cùng nằm trên một đường thẳng đặc biệt.
Cho biểu thức: \[P = \frac{{x\sqrt x - 8}}{{x + 2\sqrt x + 4}} + 3\left( {1 - \sqrt x } \right)\].
1) Tìm điều kiện xác định và rút gọn biểu thức P?
2) Tìm giá trị nguyên dương của x để biểu thức \[Q = \frac{{2P}}{{1 - P}}\] có giá trị nguyên?
1) Giải hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}3x + y = 11\\2x + 3y = 12\end{array} \right.\].
2) Giải phương trình: \[{x^2} - x - 12 = 0\]
3) Cho phương trình: \[2{x^2} - 4mx + 2{m^2} - 1 = 0\] (1) với m là tham số.
a) Chứng minh với mọi giá trị của m, phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt.
b) Tìm m để phương trình có 2 nghiệm \[{x_1},\,\,{x_2}\] thỏa mãn \[2x_1^2 + 4m{x_2} + 2{m^2} - 9 < 0\].
1) Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình.
Tháng giêng hai tổ sản xuất được 900 chi tiết máy; tháng hai do cải tiến kỹ thuật tổ I vượt mức 15% và tổ II vượt mức 10% so với tháng giêng, vì vậy hai tổ đã sản xuất được 1010 chi tiết máy. Hỏi tháng giêng mỗi tổ sản xuất được bao nhiêu chi tiết máy
2) Biết đồ thị của hàm số \[y = \frac{1}{3}a{x^2}\,\,\left( {a \ne 0} \right)\] đi qua điểm M (3; -6).
Hãy xác định giá trị của a.
Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn \[2ab + 6bc + 2ca = 7abc\]. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \[P = \frac{{4ab}}{{a + 2b}} + \frac{{9ca}}{{a + 4c}} + \frac{{4bc}}{{b + c}}\].