Phương pháp giải:
- Sử dụng quỳ tím để nhận biết các dung dịch axit, bazơ, muối
- Sử dụng dung dịch BaCl2 để nhận biết muối sunfat.
Giải chi tiết:
- Trích một lượng nhỏ vừa đủ các mẫu nhận biết vào các ống nghiệm.
- Nhúng quỳ tím vào ống nghiệm chứa các mẫu nhận biết
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: KOH
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HNO3
+ Quỳ tím không chuyển màu: NaCl và K2SO4
- Nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím
+ Không có hiện tượng: NaCl
+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4
PTHH:
Trung hòa 4 gam NaOH bằng 100 ml dung dịch axit clohiđric (HCl), sau phản ứng thu được dung dịch X.
a) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
c) Nếu thay NaOH bằng 3,25 gam kim loại M (hóa trị II) phản ứng hết với dung dịch HCl thì thấy có khí không màu thoát ra. Xác định tên kim loại M.
(Cho biết: H = 1; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65)
Cho các kim loại sau: K, Cu, Fe, Mg.
a) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động hóa học.
b) Kim loại nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường ? Viết phương trình hóa học.
c) Khi cho các kim loại trên vào dung dịch HCl, kim loại nào không phản ứng ?
Bổ túc và hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
a) Zn + H2SO4 (loãng) →….+….
b) CuCl2 + Ca(OH)2 → ….+….
c) AgNO3+ NACl.....+....
d) Fe+ ....FeCl3