Phương pháp giải:
- Nhôm luôn có một lớp oxit bền vững bên ngoài bảo vệ.
- Kim loại tác dụng với dung dịch muối sinh ra muối mới và kim loại mới.
Giải chi tiết:
- Vì trên bề mặt miếng nhôm có một lớp oxit bền vững bảo vệ, nên nhôm khó tham gia phản ứng. Khi dùng giấy nhám chà lên bề mặt miếng nhôm là để loại bỏ lớp oxit đó, giúp cho Al tiếp xúc với dung dịch bạc nitrat (AgNO3) để phản ứng xảy ra.
- PTHH:
Al+ 3AgNO3Al(NO3)3+ 3Ag
Trung hòa 4 gam NaOH bằng 100 ml dung dịch axit clohiđric (HCl), sau phản ứng thu được dung dịch X.
a) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
c) Nếu thay NaOH bằng 3,25 gam kim loại M (hóa trị II) phản ứng hết với dung dịch HCl thì thấy có khí không màu thoát ra. Xác định tên kim loại M.
(Cho biết: H = 1; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65)
Cho các kim loại sau: K, Cu, Fe, Mg.
a) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động hóa học.
b) Kim loại nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường ? Viết phương trình hóa học.
c) Khi cho các kim loại trên vào dung dịch HCl, kim loại nào không phản ứng ?
Bổ túc và hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
a) Zn + H2SO4 (loãng) →….+….
b) CuCl2 + Ca(OH)2 → ….+….
c) AgNO3+ NACl.....+....
d) Fe+ ....FeCl3