Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

25 đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2022 - Đề 14

  • 2206 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là tính trạng 

Xem đáp án

Khi lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1, đó là tính trạng trội. 

Chọn D. 


Câu 2:

Dịch mã là quá trình tổng hợp 

Xem đáp án

Dịch mã là quá trình tổng hợp protein. 

Chọn A.

Câu 3:

Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất? 

Xem đáp án

Bằng chứng trực tiếp – hóa thạch có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Chọn D. 


Câu 4:

Đơn vị hút nước của rễ là     

Xem đáp án

Đơn vị hút nước của rễ là tế bào lông hút. 

Chọn C. 


Câu 5:

Theo lí thuyết, ở người sự di truyền tính trạng có túm lông trên tai là 

Xem đáp án

Theo lí thuyết, ở người sự di truyền tính trạng có túm lông trên tai là di truyền thẳng, gen gây bệnh là gen lặn trên vùng không tương đồng của NST Y. 

Chọn B.


Câu 6:

Đặc trưng nào dưới đây không phải là đặc trưng của quần thể?    

Xem đáp án

Độ đa dạng là đặc trưng của quần xã, không phải đặc trưng của quần thể. 

Chọn B. 


Câu 7:

Giả sử một quần thể thực vật có 500 cây kiểu gen AA, 400 cây kiểu gen Aa, 100 cây kiểu gen aa. Tần số alen A trong quần thể này là 

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1: Tính thành phần kiểu gen của quần thể: tỉ lệ của mỗi kiểu gen = số cá thể mang kiểu gen đó/ tổng số cá thể.

Bước 2: Tính tần số alen của quần thể.

Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa

Tần số alen pA=x+y2qa=1pA

Cách giải:

Thành phần kiểu gen của quần thể là: 0,5AA:0,4AA:0,1aa

Tần số alen pA=0,5+0,42=0,7

Chọn B.


Câu 8:

Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Đặc điểm của con lai biểu hiện

Xem đáp án

Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ, đây được gọi là ưu thế lai.

Chọn A.

Câu 9:

Ở thực vật, bào quan chính thức hiện chức năng hô hấp hiếu khí là 

Xem đáp án

Ở thực vật, bào quan chính thức hiện chức năng hô hấp hiếu khí là ti thể.

Chọn D.


Câu 10:

Theo Menđen, phép lai giữa một cá thể mang tính trạng trội với một cá thể mang tính trạng lặn tương ứng được gọi là 

Xem đáp án

Theo Menđen, phép lai giữa một cá thể mang tính trạng trội với một cá thể mang tính trạng lặn tương ứng được gọi là phép lai phân tích.

VD: Aa x aa. 

Chọn A.

Câu 11:

Hiện tượng một số cây cùng loài sống gần nhau, rễ của chúng nối liền nhau (liền rễ) thể hiện mối quan hệ sinh thái nào dưới đây:   

Xem đáp án

Hiện tượng một số cây cùng loài sống gần nhau, rễ của chúng nối liền nhau (liền rễ) thể hiện mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.

Chọn D.


Câu 12:

Khu phân bố của loài bị chia cắt bởi các vật cản địa lí như sông, biển, núi cao, dải đất liền làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, từ đó dần dần hình thành loài mới. Đây là cơ chế hình thành loài theo con đường 

Xem đáp án

Các quần thể bị cách li bởi các trở ngại về mặt địa lí. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, từ đó dần dần hình thành loài mới, đây là cơ chế hình thành loài nhờ cách li địa lí. 

Chọn D.

Câu 13:

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong 

Xem đáp án

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc NST.

Chọn A.


Câu 14:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, tổng hợp prôtêin ức chế là chức năng của      

Xem đáp án

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, tổng hợp prôtêin ức chế là chức năng của gen điều hòa (SGK Sinh 12 trang 16). 

Chọn A.


Câu 15:

Nhận xét nào dưới đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn? 

Xem đáp án

Di truyền liên kết không hoàn toàn có đặc điểm:

+ Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST.

+ Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Vậy phát biểu đúng là B. 

Chọn B. 


Câu 16:

Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn có thể có kiểu hình lặn?  

Xem đáp án

Phép lai aa x aa => 100% aa, đời con toàn kiểu hình lặn. 

Chọn A.


Câu 17:

Hiện tượng ứ giọt ở thực vật do:

(1). Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.

(2). Có sự bão hòa hơi nước trong không khí.

(3). Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá.

(4). Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt mép lá. 

Xem đáp án

Hiện tượng ứ giọt ở thực vật do:

(2). Có sự bão hòa hơi nước trong không khí.

(4). Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. 

Chọn C.


Câu 19:

Một nhà khoa học sau một thời gian dài nghiên cứu hoạt động của 2 đàn cá hồi cùng sinh sống trong một hồ đã đi đến kết luận chúng thuộc 2 loài khác nhau. Hiện tượng nào dưới đây có thể là căn cứ chắc chắn nhất giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy? 

Xem đáp án

Để khẳng định 2 đàn cá này thuộc 2 loài khác nhau cần dựa trên tiêu chí cách li sinh sản: Các con cá hồi của hai đàn giao phối với nhau sinh ra con lại không có khả năng sinh sản. 

Chọn D.

Câu 20:

Xét một phần của chuỗi pôlipeptit như sau: Met – Val– Ala – Asp – Ser- Arg -...

Thể đột biến về gen này quy định chuỗi pôlipeptit như sau: Met – Val – Ala – Glu – Ser – Arg - ..

Dạng đột biến trên có khả năng nhất sẽ là 

Xem đáp án

Phương pháp:

Tìm sự thay đổi trong chuỗi polipeptit và kết luận.

Cách giải:

Trước đột biến: Met – Val – Ala – Asp – Ser – Arg - ...

Sau đột biến: Met – Val – Ala – Glu - Ser – Arg - ...

Ta thấy axit amin Asp bị thay bằng axit amin Glu => đột biến thay thế 1 cặp nucleotit.

Chọn A. 


Câu 21:

Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền  

Xem đáp án

Tỷ lệ kiểu hình ở đời sau: 4 tròn:3 dẹt:1 dài

Có 8 tổ hợp => tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung

A-B-: dẹt; A-bb/aaB-: tròn; aabb: dài. 

Chọn A.

Câu 22:

một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Câu 22 (TH):

Phương pháp:

Áp dụng tính thoái hóa của mã di truyền: Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.

Cách giải:

Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Điều này có thể giải thích bằng tính thoái hóa của mã di truyền: Đột biến làm thay codon này bằng codon khác nhưng cùng mã hóa 1 axit amin. 

VD: Đột biến làm UUU => UUX nhưng 2 codon này đều mã hóa Phe. 

Chọn B.


Câu 23:

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về kích thước quần thể? 

Xem đáp án

Phát biểu sai về kích thước của quần thể là: D, kích thước quần thể không mang đặc tính của loài.

Chọn D.

Câu 24:

Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?

Xem đáp án

Phát biểu đúng về quang hợp ở thực vật là: A

B sai, ti thể là bào quan thực hiện hô hấp.

C sai, CO2 là sản phẩm của hô hấp, nguyên liệu của quang hợp.

D sai, pha sáng diễn ra trong xoang tilacoit.

Chọn A.


Câu 25:

Tỉ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi pôlipeptit anpha trong phân tử hemoglobin của một số loài được mô tả trong bảng sau: 

 

Cá voi

Cá chép

Cá rồng

Kì nhông

Chó

Người

Cá voi

0%

59,4%

54,2%

61,4%

56,8%

53,2%

Cá chép

 

 

48,7%

53,2%

47,9%

48,6%

Cá rồng

 

 

0%

46,9%

46,8%

47%

Kì nhông

 

 

 

0%

44,3%

44%

Chó

 

 

 

 

0%

16,3%

Người

 

 

 

 

 

0%

Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng về bảng trên?

(1). Cá chép có quan hệ gần với chó hơn kì nhông.

(2). Chó có quan hệ gần với cá chép hơn cá voi.

(3). Bảng trên là bằng chứng sinh học phân tử.

(4). Chó có quan hệ gần với cá chép hơn cá voi.     

Xem đáp án

Phương pháp:

Tỉ lệ sai khác càng cao thì mối quan hệ họ hàng càng xa và ngược lại.

Cách giải:

Xét các phát biểu:

(1) đúng, cá chép khác kì nhông 53,2%; cá chép khác chó 47,9%.

(2) sai, chó và cá voi cùng thuộc lớp Thú, tỉ lệ sai khác giữa chó – cá voi < tỉ lệ sai khác giữa chó – cá chép. 

(3) đúng.

(4) sai, tỉ lệ sai khác giữa chó – cá rồng < tỉ lệ sai khác giữa chó – cá chép. 

Chọn D.


Câu 26:

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, nếu thiếu sự tác động này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x aaBb. 

Xem đáp án

A-B-: đỏ; A-bb/aaB-/aabb: trắng.

P: AaBb x aaBb → (1Aa:laa)(3B-:1bb) 

→ 3A-B-:3aaB-:1 Aabb:laabb

KH: 3 đỏ: 5 trắng.

Chọn D.


Câu 27:

Ở một loài côn trùng ngẫu phối, alen A quy định thân đen, alen a quy định thân trắng. Một quần thể ban đầu (P) cân bằng có tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các con non có kiểu gen AA và Aa đều bằng 25%, khả năng sống sót của các con non có kiểu hình lặn là 50%. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng khi nói về quần thể côn trùng trên?

(1). Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa.

(2). Thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA: 0,41Aa: 0,5aa.

(3). Thế hệ hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,04AA: 0,12Aa: 0,18aa.

(4). Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA: 0,41Aa: 0,5aa. 

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1: Tính thành phần kiểu gen ở F1, F2 ở hợp tử và khi trưởng thành.

Bước 2: Xét các phát biểu.

Cách giải:

P: Tần số alen: A = 0,6; a = 0,4

Cấu trúc di truyền ở P là: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa.

Nếu không có CLTN thì F1 cũng có cấu trúc di truyền giống P, nhưng theo đề bài khả năng sống sót của các con non có kiểu gen AA và Aa đều bằng 25%, khả năng sống sót của các con non có kiểu hình lặn là 50%. 

F1:0,04AA:0,12Aa:0,18Aa217AA:617Aa:917aa tần số alen ở F1A=5/17,a=9/17

Hợp tử F2: 5172AA:2×517×1217Aa:9172aa0,09AA:0,41Aa:0,5aa(do Xét các phát biểu: 

(1) sai, thế hệ F1 trưởng thành có tác động của CLTN nên thành phần kiểu gen là: 217AA:617Aa:917aa

(2) đúng.

(3) sai, hợp tử F1: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa. 

(4) sai, F1 trưởng thành có thành phần kiểu gen 217AA:617Aa:917aa.

Chọn C.


Câu 28:

Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau: 

 

Quần thể I

Quần thể II

Quần thể III

Quần thể IV

Diện tích khu phân bố

3558

2486

1935

1954

Kích thước quần thể

4270

3730

3870

4885

Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất?     

Xem đáp án

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính mật độ cá thể = tổng số cá thể/ diện tích

Cách giải: 

 

Quần thể I

Quần thể II

Quần thể III

Quần thể IV

Diện tích khu phân bố

3558

2486

1935

1954

Kích thước quần thể

4270

3730

3870

4885

Mật độ (cá thể/m2)

1,2

1,5

2

2,5

Quần thể có mật độ thấp nhất là quần thể I 

Chọn D. 


Câu 29:

Một loài thực vật, alen A quy định cây cao, alen a quy định cây thấp; alen B quy định quả đỏ, alen b quy định quả trắng. Cho cây có kiểu gen AbaB giao phấn với cây có kiểu gen AbaB. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: 

Xem đáp án

Cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân => Không xảy ra HVG. 

AbaB×AbaB1AbAb:2AbaB:1aBaB KH: 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ.

Chọn A. 

Câu 30:

Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: 

Thể đột biến

I

II

III

IV

V

VI

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

48

84

72

36

60

108

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là    

Xem đáp án

Phương pháp:

Số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.

Đa bội chẵn có các dạng 4n, 6n, 8n,...

Cách giải: 

Thể đột biến

I

II

III

IV

V

VI

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

48

84

72

36

60

108

Bộ NST

4n

7n

6n

3n

5n

9n

Thể đa bội chẵn là I, III 

Chọn D.


Câu 31:

Cymothoa exigua là một loại sinh vật có hình dáng nhỏ như con rệp và được tìm thấy nhiều khu vực quanh vịnh California, loài này sẽ xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần hút máu, ăn mòn và thế mình vào vị trí của lưỡi cá. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng khi nói về Cymothoa exigua?

(1). Đây là mối quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã.

(2). Đây là mối quan hệ một bên có lợi, một bên có hại.

(3). Nếu vật chủ bị chết đi thì Cymothoa exigua cũng sẽ chết.

(4). Quan hệ giữa cây phong lan và thân cây gỗ cũng cùng thuộc loại quan hệ như của loài Cymothoa exigua

Xem đáp án

(1) sai, đây là mối quan hệ kí sinh – vật chủ.

(2) đúng.

(3) sai, khi con cá ký sinh bị chết, C.exigua sẽ tự tách ra khỏi cuống lưỡi sau một thời gian, rời khỏi khoang miệng của cá, và có thể bám vào bên ngoài đầu hoặc thân của cá.

(4) sai, mối quan hệ giữa phong lan và thân gỗ là mối quan hệ hội sinh, cây thân gỗ không bị ảnh hưởng gì.

Chọn D.


Câu 32:

Gen B có khối lượng 900 000 đvC, số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% số nuclêôtit của gen. Đột biến điểm xảy ra tạo gen b, gen b có số liên kết hiđrô là 3603. Đột biến xảy ra với gen B là 

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1: Tính số nucleotit của gen, nucleotit từng loại

Bước 2: Xác định thay đổi liên kết hidro

H = 2A + 3G; N = 2A + 2G

Bước 3: Nhận biết dạng đột biến.

A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro

G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro

Cách giải:

Số nucleotit của gen là: N = M : 300 = 3000 nucleotit. 

A = 30% → G = 20%

Ta có N = 2A + 2G; H = 2A + 3G => HB = N + G = 3000 + 20% x 3000 =3600.

Số liên kết hidro của gen b = 3603 => tăng 3 liên kết hidro => xảy ra đột biến thêm 1 cặp G-X. 

Chọn B.


Câu 33:

Khi phân tích % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau: 

Loài

A

G

T

X

U

I

21

29

21

29

0

II

29

21

29

21

0

III

21

21

29

29

0

IV

21

29

0

29

21

V

21

29

0

21

29

Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng khi nói về bảng số liệu trên?

(1). Vật chất di truyền ở loài I và II giống nhau và giống với sinh vật nhân thực.

(2). Vật chất di truyền ở loài II có cấu trúc I một mạch vì tỉ lệ A = G và T = X.

(3). Vật chất di truyền ở loài IV và loài V là ARN, nhưng ở loài IV ARN có 1 mạch, còn ở loài V ARN có 2 mạch.

(4). Xét về tính bền của vật chất di truyền khi tăng dần nhiệt độ thì loài III > II > I. 

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1: Xác định vật chất di truyền là ADN hay ARN.

ADN: có T, ARN: có U

Bước 2: Xác định mạch đơn hay mạch kép

Mạch kép: A=T/U; G=X 

Mạch đơn: AT/U hoặc GX.

Bước 3: Xét các phát biểu. 

Cách giải: 

Loài

A

G

T

X

U

KL

I

21

29

21

29

0

ADN kép

II

29

21

29

21

0

ADN kép

III

21

21

29

29

0

ADN đơn

IV

21

29

0

29

21

ARN kép

V

21

29

0

21

29

ARN đơn

Xét các phát biểu:

(1) sai, có thể không giống nhau và nhân vật nhân thực.

(2) sai, loài II có ADN kép.

(3) sai, loài IV: ARN kép; loài V: ARN đơn.

(4) đúng,

Loài III có mạch đơn nên kém bền nhất.

Loài II có tỉ lệ A/G lớn hơn loài I (có nghĩa tỉ lệ G-X của loài II ít hơn loài I) nên ADN của loài II không bền bằng của loài I.

Chọn C.


Câu 34:

Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Xét phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AaBbdd , thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng về F1?

(1). Có tối đa 18 kiểu gen bình thường và 24 kiểu gen đột biến.

(2). Có thể sinh ra hợp tử Aabdd với tỉ lệ 0,625%.

(3). Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử.

(4). Thể ba có thể có kiểu gen aabbbdd.     

Xem đáp án

Phương pháp:

Xét từng cặp gen, tính tỉ lệ giao tử, hợp tử được tạo ra. 

Xét các phát biểu. 

Cách giải:

Xét cặp Aa: 2 bên P giảm phân bình thường tạo 3 kiểu gen bình thường: AA, Aa, aa

Xét cặp Bb: Có 10% tế bào có cặp Bb không phân li trong GP I. 

+ giới đực tạo: 0,45B, 0,45b, 0,05Bb, 0,05O

+ giới cái tạo: 0,5B, 0,5b 

=> có 3 kiểu gen bình thường: BB, Bb, bb; 4 kiểu gen đột biến: BBb, Bbb, B, b

Xét cặp Dd: tạo ra 2 kiểu gen bình thường là: Dd và dd.

Xét các phát biểu:

(1) đúng, số kiểu gen bình thường: 3 x 3 x 2 = 18; số kiểu gen đột biến: 3 x 4 x 2 = 24

(2) đúng, có thể sinh ra hợp tử Aabdd: 0,5Aa x 0,5b x 0,05O x 0,5dd = 0,625%.

(3) đúng.

Cơ thể đực có 3 cặp gen dị hợp sẽ cho 8 loại giao tử không đột biến và 8 loại giao tử đột biến.

(4) sai, không thể tạo thể ba chứa bbb.

Chọn D.


Câu 35:

Thí nghiệm về tác động của nhiệt độ lên mối quan hệ cạnh tranh khác loài của 2 loài cá hồi suối đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Hai loài cá đó là Salvelinus malma S.leucomaenis, chúng phần lớn phân bố tách biệt theo độ cao. Ba tổ hợp cá thể cá đã được thí nghiệm, bao gồm các quần thể có phân bố tách biệt của S.malma, S.leucomaenis, và các quần thể cùng khu phân bố của của cả 2 loài. Cả ba nhóm đều được thí nghiệm với nhiệt độ thấp (6°C) và nhiệt độ cao (12°C), trong đó trên thực tế thường gặp các quần thể của S.mama (6°C) và quần thể S.leucomaenis (12°C)

Thí nghiệm về tác động của nhiệt độ lên mối quan hệ cạnh tranh khác loài của 2 loài cá hồi suối đã được thực hiện (ảnh 1)

Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về kết quả thí nghiệm trên? 

Xem đáp án

A sai, ta thấy trong 3/4 trường hợp thì tỉ lệ loài S.malma có số lượng cá thể lớn hơn loài S.leucomaenis  ổ sinh thái của loài S.malma rộng hơn. 

B sai, khi sống cùng khu phân bố, số cá thể của 2 loài đều giảm so với khi phân bố tách biệt.

C đúng.

D sai, quan hệ giữa 2 loài là cạnh tranh. 

Chọn C.


Câu 36:

Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị tính: gam/1000 hạt), người ta thu được kết quả ở bảng sau và một số nhận định: 

Giống lúa

A

B

C

D

Khối lượng tối đa

300

260

345

325

Khối lượng tối thiểu

200

250

190

270

(1). Tính trạng khối lượng hạt lúa là tính trạng chất lượng vì có mức phản ứng không quá rộng.

(2). Trong 4 giống lúa, giống C là giống có mức phản ứng rộng nhất.

(3). Trong 4 giống lúa, giống B là giống có mức phản ứng hẹp nhất.

(4). Ở vùng có điều kiện khí hậu ổn định như đồng bằng sông Cửu Long nên trồng giống lúa C. 

Có bao nhiêu nhận định đúng về kết quả trên?   

Xem đáp án

Giống lúa

A

B

C

D

Khối lượng tối đa

300

260

345

325

Khối lượng tối thiểu

200

250

190

270

Chênh lệch khối lượng

100

100

155

55

(1) sai. Ta thấy sự chênh lệch về khối lượng tối thiểu và khối lượng tối đa là lớn => đây là tính trạng số lượng.

(2) đúng.

(3) sai, giống lúa D có mức phản ứng hẹp nhất.

(4) đúng, vì ở điều kiện khí hậu ổn định như đồng bằng sông Cửu Long khi trồng giống C có thể đạt khối lượng hạt cao nhất. 

Chọn B. 


Câu 37:

Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó, cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 10 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 110cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Cho một số phát biểu sau: 

(1). Cây cao nhất có chiều cao 170cm.

(2). Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở F2 có 4 kiểu gen qui định.

(3). Cây cao 150 cm ở F2 chiếm tỉ lệ 15/64.

(4). Trong số các cây cao 130 cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/5.

 Số phát biểu đúng là: 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức tính tỷ lệ kiểu gen có a alen trội Cnn2n trong đó n là số cặp gen dị hợp của bố mẹ 

Cách giải:

P: AABBDD x aabbdd=>F1: AaBbDd

(1) đúng, cây cao nhất AABBDD = 110 + 6x10 = 170cm. 

(3) đúng, cây cao 150cm (có 4 alen trội) có tỉ lệ C6426 = 15/64. 

(2) sai cây ở F2 có tỉ lệ nhiều nhất là cây có chiều cao trung bình có 3 alen trội có: Kiểu dị hợp 3 cặp gen (AaBbDd) và các kiểu 1 cặp dị hợp, 1 cặp đồng hợp trội, 1 cặp đồng hợp lặn (gồm AABbdd, AAbbDd, aaBBDd, AaBBdd, AabbDD, aaBbDD: Tính nhanh). Vậy có 7 kiểu gen quy định.

(4) đúng, cây cao 130cm (có 2 alen trội) có tỉ lệ =C6226 = 15/64.

Tỉ lệ cây thuần chủng mang 2 alen trội là 1/64 x 3 = 3/64.

Vậy, trong số các cây cao 130 cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ (3/64)/(15/64) = 1/5.

Chọn C


Câu 38:

Ở gà, cho P thuần chủng mang các cặp gen khác nhau lai với nhau được F1 toàn lông xám, có sọc. Cho gà ở F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có 25% gà ♀ lông vàng, có sọc; 25% ♀ gà lông vàng, trơn; 20% gà ♂ lông xám, có sọc; 20% gà ♂ lông vàng, trơn; 5% gà ♂ lông xám, trơn; 5% gà ♂ lông vàng, có sọc. Biết rằng lông có sọc là trội hoàn toàn so với lông trơn. Cho các gà F1 trên lai với nhau để tạo F2, trong trường hợp gà trống và gà mái F1 đều có diễn biến giảm phân như gà mái F1 đã đem lại phân tích. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?

(1). Thế hệ con của phép lai phân tích có 8 kiểu gen khác nhau.

(2). Tỉ lệ gà dị hợp tất cả các cặp gen ở F2 là 4,25%.

(3). Tỉ lệ kiểu hình lông xám, sọc ở F2 là 38,25%. 

(4). Trong số gà mái ở F2, kiểu hình lông vàng, có sọc chiếm tỉ lệ 42%. 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Bước 1: Xét phân li kiểu hình của từng tính trạng ở F2 => tìm quy luật di truyền => quy ước gen.

Bước 2: Viết sơ đồ lai: F1 lai phân tích, biện luận tìm kiểu gen F1.

Bước 3: Viết sơ đồ lai F1 x F1.

Bước 4: Xét các phát biểu

Sử dụng công thức:

P dị hợp 2 cặp gen: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

Xét riêng cặp NST có HVG ở 2 giới cho 10 loại kiểu gen.

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2. 

Cách giải: 

Xét tỉ lệ phân li từng kiểu hình riêng:

Vàng: xám = 3:1 => hai cặp gen cùng quy định tính trạng màu lông.

A-B - xám ; aa-B , A-bb ; aabb vàng => AaBb x aabb.

Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực với giới cái khác nhau nên có một cặp gen quy định nằm trên NST giới tính X, giả sử cặp Bb liên kết với giới tính

Trơn : sọc = 1:1 => Dd x dd (2 giới phân li giống nhau → gen trên NST thường)

Nếu các gen PLĐL thì kiểu hình ở F2 phân li (3:1)(1:1) đề cho => 1 trong 2 cặp gen quy định màu sắc nằm trên cùng 1 cặp NST mang cặp gen quy định tính trạng có sọc. 

=> Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.

Ta có: phép lai (Aa,Dd)XBY x (aa,dd)XbXb

Xét phép lai cặp gen: P: XBY×XbXb1XBXb:1XbY.

Gà trống lông xám, có sọc: ADadXBXb=0,2ADad=0,20,5=0,4AD¯=0,4 (vì F1 lai phân tích, nên tỉ lệ kiểu hình = tỉ lệ giao tử) AD¯ là giao tử liên kết.

Tần số HVG = 20% (giao tử liên kết = (1-f)/2)

F1 lai phân tích: 

ADadXBY×adadXbXb;f=20%Fb:0,4ADad:0,1Adad:0,1aDad:0,4adad0,5XBXb:0,5XbY

Nếu F1×F1:

ADadXBXb×ADadXBY;f=20%

0,4AD¯:0,1Ad¯:0,1aD¯:0,4ad¯0,4AD¯:0,1Ad¯:0,1aD¯:0,4ad¯

1XBXB:1XBXb:1XBY:1XbY

ad/ad=0,42=0,16AD=0,5+0,16=0,66;Add=aaD=0,250,16=0,09

Xét các phát biểu:

(1) đúng. 

(2) sai, ở F2 tỉ lệ gà dị hợp tất cả các cặp gen là: ADad+AdaDXBXb=2×0,42+2×0,12×0,25=8,5%

(3) sai, tỉ lệ kiểu hình xám, sọc ở F2: A-D-XBB- = 0,66(A-D-)  0,75XB- = 0,495.

(4) đúng, ở F2 gà mái lông vàng, có sọc: 

ADXbY+aaDXBY+aaDXbY=0,66×0,5+0,09×0,5+0,09×0,5=42%

Chọn C.


Câu 39:

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N; alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1). Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.

(2). Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.

(3). Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.

(4). Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M. 

Xem đáp án
Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N; alen B quy định  (ảnh 1)

(1) đúng. Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M: vì mẹ (7) có thể mang gen gây bệnh M.

(2) sai. Xác định được tối đa kiểu gen của những người số:

2:XbAY;3:XBAY;9:XBaY;6:XbAY;8:XBAY;5:XbAXBa:6 người.

Người 5 có thể xác định kiểu gen là do người bố (2) cho giao tử XbA, mà người 9 lại bị bệnh N => người (5) cho giao tử

XBa và có kiểu gen là: XbAXBa

(3) đúng. Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N: vì người (9) mang bệnh N mà người bố (6) không mang gen gây bệnh N => mẹ (5) mang gen gây bệnh N, mà ông ngoại (2) không mang gen gây bệnh N => bà ngoại (1) mang gen gây bệnh N.

(4) đúng. Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M: vì 2 cặp gen gây bệnh cùng nằm trên NST X và có hoán vị gen nên người mẹ (5) XbAXBa, có thể tạo ra giao tử XBA kết hợp với giao tử Y của bố nên có thể sinh con trai không bị bệnh N và M.

Chọn D.

Câu 40:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 cây thân cao, hoa đỏ: 18 cây thân cao, hoa trắng: 32 cây thân thấp, hoa trắng: 43 cây thân thấp, hoa đỏ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1). Kiểu gen của (P) là ABabDd

(2). Ở Fa có 8 loại kiểu gen.

(3). Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49%.

(4). Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. 

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1: Phân tích tỉ lệ từng tính trạng, biện luận quy luật di truyền

Bước 2: Tìm kiểu gen của P và tần số HVG

Bước 3: Xét các phát biểu.

Cách giải:

P: dị hợp 3 cặp Aa, Bb, Dd lai phân tích

F1:7 cao đỏ : 18 cao trắng : 32 thấp, trắng : 43 thập đỏ

Đỏ : trắng = 1:1 => A đỏ >> a trắng 

Cao : thấp = 1: 3 => B-D- = cao B-dd = bbD- = bbdd = thấp

Tính trạng chiều cao do 2 gen không alen tương tác bổ sung theo kiểu 9:7 qui định

KH đời con 7 : 18 : 32 : 43(1:1)x(1:3) => 2 gen Aa và Bb (hoặc Aa và Dd) nằm trên cùng 1 NST

Giả sử Aa, Bb nằm trên 1 NST

F1: Cao đỏ AB/ab Dd = 7/100 = 0,07 => AB/ab = 0,14 

=> AB = 0,14 => AB là giao tử hoán vị

Vậy P: Ab/aB Dd , f = 28% => (1) sai.

F1: (Ab/ab , aB/ab , AB/ab , ab/ab)  (D,d) 

=> Fa có 8 loại kiểu gen =>(2) đúng 

P tự thụ

Ab/aB cho giao tử Ab = aB = 0,36; AB = ab = 0,14

Dd cho giao tử D = d = 0,5

F1 ab/ab dd = 0,14 x 0,14 x 0,25 = 0,0049 = 0,49% => (3) đúng 

P tự thụ. 

Ab/aB cho F1 10 loại kiểu gen

Dd cho F1 3 loại kiểu gen

→ F1 có 30 loại kiểu gen

F1 có 4 loại kiểu hình => (4) sai

Có 2 kết luận đúng

Chọn A. 


Bắt đầu thi ngay