Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 (Đề 2)

  • 984 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong những năm 1919 – 1925, giai cấp tư sản ở Việt Nam đã:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 3:

Ngày 18/4/1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập tổ chức

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 5:

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam là:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 7:

Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 8:

Từ năm 1986 – 1990, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tập trung sức người, sức của để hoàn thành

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 9:

Tổ chức tiền thân của Đông Dương cộng sản liên đoàn là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 11:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ban đầu có 5 nước, gồm

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 12:

Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 13:

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Đông Dương thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân vì

Xem đáp án

Đáp án D

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Đông Dương thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân vì Đảng Cộng sản Đông Dương có mục tiêu, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp. Cụ thể sau một thời kì khủng hoảng kinh tế và khủng bố kéo dài của thực dân Pháp, nguyện vọng trước mặt của quần chúng là cơm áo và tự do. Đáp ứng yêu cầu đó, mục tiêu đấu tranh trước mặt của phong trào 1936 – 1939 được đặt ra là tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình để thu hút quần chúng.


Câu 14:

Trong suốt quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945 – 1954), thực dân Pháp luôn phải đối mặt với khó khăn nào?

Xem đáp án

Đáp án D

* Trong suốt quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945 – 1954), thực dân Pháp luôn phải đối mặt với mâu thuẫn giữa việc tập trung và phân tán lực lượng.

- Để đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam, ngay từ đầu sự điều hành mang tính chiến lược của thực dân Pháp là: từ tập trung binh lực (để tiến công nhằm chiếm đất, giành dân) rồi chuyển sang phân tán binh lực (để giữ đất, giữ dân).

- Trong vài năm đầu của cuộc chiến, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của thực dân Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, phạm vi chiếm đóng của quân Pháp chưa mở rộng, nhưng chủ yếu là do chiến tranh du kích của lực lượng cách mạng Việt Nam chưa phát triển tới mức buộc Pháp phải căng nhiều lực lượng ra để đối phó rộng khắp.

- Tuy nhiên, từ sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947), tình hình chiến sự đã thay đổi ngày càng rõ rệt. Kết quả việc phía Việt Nam phát động chiến tranh du kích rộng khắp nhằm thực hiện chủ trương “biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta” đã buộc thực dân Pháp phải rải quân ra, lập hàng ngàn đồn bốt để “duy trì an ninh” trong vùng Pháp kiểm soát, trong khi đó thì một bộ phận quan trọng lực lượng của Pháp lại bị thu hút ra mặt trận phía trước để đối phó với các “chiến dịch” nhỏ của bộ đội chủ lực Việt Nam.

=> Lực lượng dần dần bị căng mỏng không cho phép Pháp có thể tập trung binh lực để tiếp tục mở các chiến dịch tiến công có ý nghĩa chiến lược hòng “tiêu diệt chủ lực đối phương” như trước.

- Theo tiến trình phát triển của cuộc chiến, mâu thuẫn giữa phân tán binh lực (để giữ đất) và tập trung binh lực (để mở các chiến dịch tiến công lớn) của thực dân Pháp ngày càng sâu sắc và làm nảy sinh ra mâu thuẫn khác – mâu thuẫn giữa tiến công và phòng ngự về mặt chiến lược.

- Bằng “chiến thuật vết dầu loang”, dùng lực lượng nhỏ, lấn chiếm từng bước, củng cố từng bước, thực dân Pháp cố mở rộng phạm vi kiểm soát và hoàn thiện thế chiếm đóng của chúng. Nhưng đến giữa năm 1950, khi phạm vi chiếm đóng mở rộng nhất cũng là lúc lực lượng của Pháp bị căng mỏng nhất, lực lượng cơ động chiến lược bị hạn chế ở mức thấp nhất, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực, giữa tiến công và phòng ngự chiến lược đã lên tới mức sâu sắc. Lực lượng bị phân tán quá mỏng làm cho Pháp không đủ sức đối phó với hoạt động ngày càng mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân đã trưởng thành của Việt Nam. Do đó, Pháp buộc phải thu hẹp dần phạm vi chiếm đóng để các vị trí chiến lược khỏi bị tiêu diệt và để tập trung được lực lượng tổ chức thành các binh đoàn cơ động, hòng đối phó với các chiến dịch tiến công quy mô ngày càng lớn của bộ đội chủ lực Việt Nam => Như vậy, từ phân tán binh lực giữ đất, Pháp lại bị động tập trung binh lực, dù phải mất đất (tức là đi ngược lại yêu cầu chiếm đất của cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa) => Lúc này, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp lại tiếp tục làm nảy sinh mâu thuẫn khác – mâu thuẫn giữa việc muốn giữ đất nhưng cuối cùng buộc phải bỏ đất.

- Với việc triển khai kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, từ cuối năm 1950, thực dân Pháp gấp rút tập trung quân Âu – Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh. Tuy nhiên, thế trận rộng khắp, hiểm hóc và phát triển ngày càng cao của chiến tranh du kích phía Việt Nam lại buộc Pháp phải phân tán binh lực để càn quét, bình định, hòng cứu vãn cho vùng tạm chiếm. Cùng lúc đó, một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động của Pháp cũng thường xuyên bị xé lẻ và ném đi ứng cứu trên các hướng tiến công chiến lược của bộ đội chủ lực Việt Nam. Vì vậy, tuy hình thức tổ chức là binh đoàn, sư đoàn cơ động nhưng lực lượng dự bị chiến lược của Pháp đã buộc phải hoạt động phân tán, phổ biến là cỡ tiểu đoàn.

- Càng về cuối cuộc chiến tranh, mâu thuẫn trong tập trung và điều động binh lực đã dồn các tướng lĩnh Pháp vào thế lúng túng. Quân Pháp muốn giữ vùng đồng bằng Bắc Bộ đông người nhiều của thì buộc phải bỏ nhiều địa bàn có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường rừng núi; muốn đối phó với Việt Nam trên chiến trường chính (Bắc Bộ) thì phải rút bớt quân và tạo nên thế sơ hở trên các chiến trường khác; muốn đối phó với các chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực Việt Nam ở mặt trận phía trước thì phải điều lực lượng ở vùng tạm chiếm ra, nhưng khi chiến tranh du kích của Việt Nam làm cho vùng tạm chiếm của Pháp bị “ruỗng nát”, thì chúng lại phải đưa lực lượng từ mặt trận phía trước về đối phó,…

=> Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi và phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy đã tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân trên phạm vi cả nước (toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc, Bắc – Nam chung một chiến hào), làm cho binh lực quân viễn chinh Pháp thường xuyên bị giằng xé, khiến lực lượng quân sự của Pháp tuy đông mà hóa ít, trang bị mạnh mà hóa yếu, thế trận luôn luôn bị sơ hở, việc tổ chức và điều động lực lượng thường xuyên bị động.

=> Mặc dù ra sức phát triển quân ngụy, ra sức xin thêm viện trở của Mỹ, các tướng lĩnh Pháp vẫn không sao thoát khỏi mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng trong suốt quá trình điều hành cuộc chiến tranh xâm lược.

* Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì: trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp nhận được sự ủng hộ, viện trợ của Mĩ; lực lượng viễn chinh Pháp đóng vai trò chủ lực và được trang bị vũ khí, phương tiện chiến đấu tối tân, hiện đại.


Câu 15:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng chủ yếu là do

          

Xem đáp án

Đáp án B

Công nghiệp nặng (chế tạo máy, năng lượng,…) là nhóm ngành công nghiệp cơ bản, tạo ra nền tảng quan trọng cho sự phát triển của một nền kinh tế => Việc thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) chủ yếu là do muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp. Hạn chế sự phát triển của thuộc địa, cạnh tranh với chính quốc.


Câu 16:

Nhận xét nào sau đây phù hợp với phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án B

Phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh nghị trường.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản hoặc giai cấp vô sản (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia).

+ Nhân dân Mĩ Latinh đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân mới.

+ Hình thức đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh rất phong phú, đa dạng: đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường, bãi công,…


Câu 17:

Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 18:

Quân đội triều đình nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định (1860) do

Xem đáp án

Đáp án B

Quân đội triều đình nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định (1860) do sai lầm về đường lối chỉ đạo chiến đấu. Điều này được thể hiện qua việc: triều đình nhà Nguyễn không nhìn thấy được những bất lợi, khó khăn của kẻ thù (Pháp) nên đã không chủ động tấn công, mà vẫn kiên trì “thủ hiểm” trong Đại đồn Chí Hòa. Do đó, gần 1000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân đội triều đình (với lực lượng từ 10000 – 12000 quân).

- Các đáp án A, C, D đều có những điểm chưa phù hợp:

+ Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà – mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với triều đình đứng lên kháng chiến. Do đó, việc đưa ra quan điểm cho rằng: triều đình nhà Nguyễn thất bại ở chiến trường Gia Định (1860) do không nhận được sự ủng hộ của nhân dân là không chính xác.

+ Quân đội triều đình nhà Nguyễn tuy vũ khí thô sơ, lạc hậu hơn so với quân Pháp. Tuy nhiên, tại chiến trường Gia Định (năm 1860), triều đình đã bố trí, chốt giữ ở đây một lực lượng quân sĩ đông đảo – khoảng 10000 – 12000 quân (gấp 10 – 12 lần quân Pháp).

+ Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp lúc này đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và Italia, phải rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định (23/3/1860). Vì phải san xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, nên số quân Pháp ở Gia Định chỉ còn khoảng 1000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Do đó, việc đưa ra nhận định: quân Pháp giành thắng lợi ở Gia Định là do có lực lượng áp đảo so với nhà Nguyễn là không chính xác.


Câu 19:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu vì Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã

Xem đáp án

Đáp án A

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu vì Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã có sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, phương pháp và lực lượng trong suốt 15 năm (1930 – 1945) và chớp được thời cơ ngàn năm có một (khoảng trống quyền lực ở Việt Nam khi Nhật đầu hàng và quân Đồng minh chưa kéo vào Việt Nam).


Câu 20:

Từ cuối thập kỉ 70 đến đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa các nước Đông Dương với tổ chức ASEAN có điểm gì nổi bật?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ cuối thập kỉ 70 đến đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa các nước Đông Dương với tổ chức ASEAN rơi vào tình trạng đối đầu căng thẳng do vấn đề Campuchia (Việt Nam đưa quân sang giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng Pôn-pốt nhưng bị hiểu lầm là xâm lược Campuchia).


Câu 21:

Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang:

Xem đáp án

Đáp án B

* Phong trào Đồng khởi (1959 – 1630) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất:

- Trong những năm 1957 – 1959, chính quyền Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch tố cộng, diệt cộng khiến hàng ngàn cán bộ, đảng viên, đồng bào miền Nam Việt Nam bị giết hại, tù đày. Ví dụ:

+ Tại nhà tù Côn Đảo, chỉ trong vòng 3 năm (1957 – 1959) đã có 3000 trên tổng số 4000 người bị giết hại.

+ Tại nhà lao Phú Lợi, ngày 1/12/1958, Mĩ – Diệm tổ chức đầu độc một lúc 6000 người, làm 4000 người trúng độc, 1000 tù nhân chết tại chỗ.

- Bên cạnh đó, Mĩ – Diệm còn ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10/59” lê máy chém khắp miền Nam, giết hại nhiều người vô tội,…

=> Chính sách khủng bố, của Mĩ – Diệm đã khiến cho cách mạng miền Nam tổn thất nghiêm trọng. Riêng ở Quảng Trị, cuối năm 1954 sau khi thực hiện xong nhiệm vụ tập kết, chuyển quân, số đảng viên còn lại ở đây là 8.400 người (phân bố khắp các địa phương trong tỉnh; tới năm 1957, chỉ còn lại 306 cán bộ đảng viên,… Tính đến năm 1958, trên toàn miền nam Việt Nam, Mĩ – Diệm đã giết hại khoảng 68.800 cán bộ, đảng viên; bắt giam 466.000 người và tra tấn thành thương tật 680.000 người).


Câu 22:

Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh vào đầu năm 1945?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 23:

Mục tiêu bao trùm của Mĩ trong chính sách đối ngoại sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án A

Từ sau Chiến tranh thế giối thứ hai đến năm 2000, chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ là chiến lược toàn cầu (được điều chỉnh, cụ thể hóa dưới nhiều tên gọi các học thuyết khác nhau: học thuyết Truman, học thuyết Ri-gân,…), nhằm: ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; đàn áp phong trào cách mạng thế giới và khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

=> Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ chính là việc thực hiện được chiến lược toàn cầu, làm bá chủ thế giới.


Câu 24:

Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

Xem đáp án

Đáp án A

Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công:

* Ví dụ về việc lựa chọn đúng địa bàn tiến công của Đảng Lao động Việt Nam:

- Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định rõ chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công mở đầu, trọng điểm là Nam Tây Nguyên với mục tiêu chính là thị xã Buôn Ma Thuột. Thực tế đã chứng minh đây là mẫu mực về nghệ thuật lựa chọn hướng tiến công, địa bàn tiến công, nghệ thuật vận dụng không gian đặc sắc, sáng tạo. Bởi:

+ Tây Nguyên là chiến trường trải rộng, có vị trí hết sức quan trọng, nếu giải phóng được địa bàn này sẽ tạo bàn đạp tiến vào Đông Nam Bộ (nơi có Sài Gòn – thủ phủ của chính quyền Sài Gòn), hoặc dễ dàng tiến xuống giải phóng các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ thực hiện chia cắt chiến lược địch, tạo sự rung chuyển chấn động mạnh.

+ Ở Nam Tây Nguyên, địa hình xung quanh Buôn Ma Thuột tương đối bằng phẳng, nhiều đường lâm nghiệp, tiếp cận với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, nên rất thuận lợi cho việc cơ động tập trung binh lực, vật lực để tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu đặt ra.

+ Trong khi đó, phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng là miền Đông Nam Bộ, do vậy, chính quyền Sài Gòn tập trung phòng thủ ở Quân khu 1 (khu vực Huế - Đà Nẵng) và Quân khu 3 (miền Đông Nam Bộ). Lực lượng địch ở Tây Nguyên tương đối mỏng, lại mất cân đối (tập trung nhiều ở phía Bắc, ít ở phía Nam), bố phòng sơ hở.

* Ví dụ về việc chủ động tạo thời cơ tiến công của Đảng Lao động Việt Nam:

- Cuối năm 1974, đầu năm 1975, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mau lẹ theo hướng thuận lợi, Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị (từ 30/9/1974 – 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 – 8/01/1975) hạ quyết tâm: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976; nếu thời cơ đến sớm hơn, thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

- Thực hiện quyết tâm Bộ Chính trị đề ra, Bộ Tổng tư lệnh sớm chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu xây dựng hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dự thảo này đã được Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 – 8/01/1975) đồng ý thông qua (sau 8 lần xin ý kiến chỉnh sửa), chính thức trở thành “Kế hoạch chiến lược”, gồm hai phương án:

+ Phương án cơ bản, có hai bước: Bước 1 (năm 1975), mở nhiều đợt tiến công và nổi dật, làm cho lực lượng địch suy yếu nhanh chóng, mở ra thời cơ thuận lợi mới có lợi nhất cho cách mạng. Bước 2 (năm 1976), tiến hành tổng tiến công và nổi dậy đánh chiếm Sài Gòn, giành toàn thắng.

+ Phương án thời cơ: khi ta đánh mạnh, địch suy yếu nhanh có thể tạo ra thời cơ phát triển “đột biến”, lập tức tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng trong năm 1975.

=> Như vậy, nhờ có sự chuẩn bị chu đáo cả 2 phương án, nên tình hình chiến trường dù có phát triển theo hướng nào, thì lực lượng cách mạng Việt Nam vẫn giữ được sự chủ động trong việc “điều binh, khiển tướng”. Và thực tế đã cho thấy sự chỉ đạo linh hoạt, tạo thời cơ và chớp thời cơ của Đảng: ngay sau thắng lợi bước đầu của chiến dịch Tây Nguyên, ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị đã họp bàn, quyết định chuyển từ phương án cơ bản sang phương án thời cơ, thực hiện giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay năm 1975.


Câu 25:

Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giưới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án C

- Đáp án B không phải là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vì: ngay sau chiến tranh, các nước Á – Phi – Mĩ Latinh chưa có điều kiện tham gia vào các diễn đàn quốc tế => chưa thể tranh thủ các diễn đàn quốc tế để đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành/bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Có nhiều nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, như:

+ Chủ nghĩa phát xít bị đánh bại => các nước đã bị phát xít chiếm đóng có điều kiện thuận lợi để nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Ví dụ: nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á (Việt Nam, Lào,…) đã nổi dậy giành chính quyền.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản châu Âu dù là nước thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề => đất nước lâm vào khủng hoảng, suy yếu (phải nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan để phục hưng nền kinh tế) => điều này sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất định cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

+ Sự trưởng thành của các lực lượng giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mĩ Latinh. Đây chính là một trong những nhân tố chủ quan có tính quyết định nhất đến sự bùng nổ, phát triển và giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.


Câu 26:

Trong nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn so với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây vì

Xem đáp án

Đáp án A

Trong nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn so với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây vì có sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng quốc tế, trong đó có hơn 100 quốc gia độc lập mới ra đời (sau thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc).


Câu 27:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò quốc tế của Mặt trận Việt Minh?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 28:

Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương trong giai đoạn một (1885 – 1888) là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm nổi vật của phong trào Cần vương trong giai đoạn một (1885 – 1888) là đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.


Câu 29:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Một trong những điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là: góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:

+ Đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: giai cấp tư sản. Trong khi đó, đối tượng chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám (1945) là: đế quốc xâm lược và tay sai.

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã chọc thủng “khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa”, khiến cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh và duy nhất.

+ Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám là: đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.


Câu 30:

Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 31:

Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam – Bắc:

+ Ở miền Bắc (đã được giải phóng) tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Ở miền Nam (chưa được giải phóng) nên tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.


Câu 32:

Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung đáp án D không đúng, vì: phong trào cách mạng 1930 – 1931 mang đậm tính dân tộc nhưng vẫn thể hiện tính giai cấp (mục tiêu giành ruộng đất cho dân cày,…).

- Một số nhận xét về phong trào cách mạng 1930 – 1931:

+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam diễn ra trên uy mô lớn (khắp cả nước, nhưng sôi nổi nhất là ở Nghệ An – Hà Tĩnh) và mang tính thống nhất cao (đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương,...).

+ Diễn ra sôi nổi, quyết liệt, dưới nhiều hình thức đấu tranh: bãi công, biểu tình (có vũ trang tự vệ), khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền,…

+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã nhằm vào 2 kẻ thù cơ bản của nhân dân Việt Nam là bọn đế quốc và phong kiến tay sai; không ảo tưởng kẻ thù của dân tộc và giai cấp, kiên quyết lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu chống đế quốc – giành độc lập dân tộc và chống phong kiến – giành ruộng đất cho dân cày => đây là phong trào mang tính cách mạng triệt để.


Câu 33:

Thực tiễn giải quyết các nhiệm vụ cách mạng từ năm 1930 đến nay đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam bài học quý báu nào?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 34:

Từ cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1945 – 1946, một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1945 – 1946 đã để lại bài học kinh nghiệm ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là tránh trường hợp cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong khi sức ta còn chưa đủ mạnh cần phải mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc để phân hóa, cô lập kẻ thù, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính.

Từ cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1945 – 1946, một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là gì?

          A. Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

          B. Sử dụng triệt để phương pháp đấu tranh vũ trang.

          C. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

          D. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.


Câu 35:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bước tiến của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 so với giai đoạn trước?

Xem đáp án

Đáp án D

Phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 có những bước phát triển mới so với giai đoạn trước:

+ Hình thức bãi công diễn ra phổ biến hơn.

+ Thời gian diễn ra các cuộc bãi công dài hơn từ 1 – 2 tuần.

+ Quy mô đấu tranh rộng lớn hơn, không chỉ diễn ra trong một nhóm thợ, kíp thợ, mà diễn ra trong một xưởng, một nhà máy.

- Tuy nhiên do vẫn còn tồn tại hạn chế (thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đúng đắn; giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình) nên phong trào công nhân thời kì này vẫn chỉ dừng lại ở trình độ tự phát.


Câu 36:

So với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt?

Xem đáp án

Đáp án B

So với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt là: tồn tại sự đối lập giữa hai hệ thống thế giới: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Nội dung đáp án C, D là điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta.

+ Ở hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không tồn tại sự đối lập về hệ tư tưởng giữa các nước (đây là hệ thống thế giới do các nước tư bản chủ nghĩa lập ra).


Câu 37:

Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung các đáp án A, B, D phản ánh đúng những nhân tố tác động tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911).

- Nội dung đáp án C không phù hợp, vì: con đường cách mạng vô sản chỉ xuất hiện sau thành công của cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917.


Câu 38:

Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 39:

Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) là xác định đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị có điểm tương đồng trong việc xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng là: giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:

+ Đồng chí Trần Phú chưa xác định đúng mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa => không đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu mà nặng nề về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. Đây là điều hạn chế của Luận cương so với Cương lĩnh.

+ Cương lĩnh chính trị đã xác định lực lượng tham gia cách mạng bao gồm: công nhân, nông dân, tiền tư sản, trí thức; phú nông, trung – tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập => xác định lực lượng toàn dân tộc. Trong khi đó, Luận cương chỉ xác định lực lượng cách mạng bao gồm 2 giai cấp công nhân và nông dân.

+ Vị trí giải quyết nhiệm vụ chiến lược giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị cũng có sự khác biệt. Cương lĩnh xác định: chống đế quốc => chống phong kiến. Luận cương xác định: chống phong kiến => chống đế quốc.


Câu 40:

Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án B

Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học kinh nghiệm xuyên suốt được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX. Điều này được thể hiện:

+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo cũng như Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) do Trần Phú soạn thảo đều xác định: làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, sau khi thành công sẽ bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để tiến lên xã hội cộng sản.

+ Trong thời kì 1945 – 1954, Việt Nam thực hiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã xác định nhiệm vụ của cách mạng là: chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc; xóa bỏ tàn tích phong kiến, nửa phong kiến; xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tạo cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.

+ Từ năm 1954 đến năm 1975, trong bối cảnh đất nước bị chia cắt, Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược trên cả 2 miền Bắc – Nam: làm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

+ Từ năm 1975 đến nay, Đảng đã đề ra 2 nhiệm vụ cách mạng chiến lược là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

=> Bài học lớn nhất của cách mạng Việt Nam là kết hợp đúng đắn, sáng tạo giữa độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Có độc lập mới đi lên chủ nghĩa xã hội và ngược lại, có đi lên chủ nghĩa xã hội mới bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Điều đó phù hợp với xu thế thời đại và đặc điểm tình hình Việt Nam khi giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

- Nội dung các đáp án A, D chưa phản ánh đầy đủ bài học kinh nghiệm của Đảng và nhân dân Việt Nam có thể rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX.

- Đáp án C không phù hợp, vì không phải ở giai đoạn nào Đảng cũng đề cao việc giải quyết nhiệm vụ giai cấp. Việc đề cao nhiệm vụ đấu tranh giai cấp chỉ được xác định trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) và đây cũng chính là hạn chế của Luận cương => hạn chế này đã từng bước được Đảng khắc phục.


Bắt đầu thi ngay