Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 16)

  • 13835 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt (II)?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 2:

Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Đáp án A

NaHCO3 là muối có tính lưỡng tính; Al(OH)3; Al2O3 tương ứng là hiđroxit, oxit nhôm có tính lưỡng tính. Chỉ có trường hợp muối nhôm Al(NO3)3 không có tính lưỡng tính (chỉ có tính axit).


Câu 3:

Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2, thu được sản phẩm gồm

Xem đáp án

Đáp án A

Phương trình phản ứng nhiệt phân:

2Cu(NO3)2 to 2CuO + 4NO2 + O2.

→ Sản phẩm thu được gồm: CuO, NO2, O2.


Câu 4:

Chất nào sau không phải là hợp chất hữu cơ?

Xem đáp án

Đáp án A

Ancol etylic (C2H5OH); benzen (C6H6) và metan (CH4) là các hợp chất hữu cơ.

Thạch cao có thành phần CaSO4 là một hợp chất vô cơ.


Câu 5:

Cho các phản ứng sau:

(a) CuO + H2 Cu + H2O;                

(b) 2CuSO4 + 2H2O đpdd 2Cu + O2 + 2H2SO4;

(c) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu;          

(d) 2Al + Cr2O3 to Al2O3 + 2Cr

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là

Xem đáp án

Đáp án C

« Phương pháp nhiệt luyện dùng điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb, ... bằng cách khử các ion kim loại của chúng trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động như Al → có 2 phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là phản ứng (a) và (d).

(a) CuO + H2 to Cu + H2O;         

(d) 2Al + Cr2O3 to Al2O3 + 2Cr.


Câu 6:

Tại những bãi đào vàng, nước sông và đất ven sông thường bị nhiễm một loại hóa chất độc X do thợ vàng sử dụng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Chất X là một loại muối của natri của axit nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Chất X là NaCN (muối natri xianua) → axit tương ứng là axit xianhiđric HCN.

« Vàng được các thợ sử dụng phương pháp thủy luyện để điều chế. Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN,... đề hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng, sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng các kim loại có tính khử mạnh hơn như Fe, Zn,...


Câu 7:

Cho các dung dịch HNO3, CH3COOH, NaCl, NaOH có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta biết: dung dịch NaCl có pH=7; NaOH có pH>7 còn HNO3 và CH3COOH có pH<7.

Trong đó, vì HNO3 là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn ra H+ ; CH3COOH là chất điện li yếu, chỉ phân li một phần H+ nên pH của dung dịch HNO3 nhỏ hơn pH của dung dịch CH3COOH.

Vậy, thứ tự tăng dần pH của các dung dịch: HNO3 < CH3COOH < NaCl < NaOH.


Câu 8:

Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong 4 đáp án, chỉ có kim loại Al thỏa mãn tan trong dung dịch kiềm vì xảy ra phản ứng hóa học:

2Al + 2NaOH→ 2NaAlO2 + H2 .

Còn tại sao kim loại Al không tan trong nước mặc dù thế điện cực chuẩn của nhôm thấp hơn H2O, có thể khử được nước và giải phóng khí H2: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 kt + 3H2 bh ?

Đó là vì lớp Al(OH)3 tạo thành không tan trong nước đã ngăn cản không cho nhôm tiếp xúc với nước → phản ứng nhanh chóng dừng lại.


Câu 9:

Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 11:

Poli(metyl metacrylat) được tạo thành từ monome tương ứng là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 12:

Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư (biết sn phẩm khử của N+5 là NO), số phản ứng phản ứng oxi hóa - khử là

Xem đáp án

Đáp án B

Sắt và các hợp chất sắt có số oxi hóa nhỏ hơn +3 có khả năng tham gia phản ứng oxi hóa khử với dung dịch HNO3 loãng dư → có 6 chất thỏa mãn là: Fe, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3, Fe(NO3)2.


Câu 15:

Cho ankan X có công thức cấu tạo: CH3(C2H5)CHCH2CH(CH3)2. Tên thay thế của X là

Xem đáp án

Đáp án C


Ankan X có 2 nhánh -CH
3 nên đánh số sao cho tổng chỉ số 2 nhánh này là nhỏ nhất.
Chọn mạch chính là mạch cacbon dài nhất là mạch có 6C (hexan).

→ Tên X đọc theo danh pháp IUPAC là: 2,4-đimetylhexan.


Câu 16:

Khi cho kim loại tác dụng với HNO3 thì không thể tạo ra hợp chất

Xem đáp án

Đáp án C

N2O5 là oxit cao nhất của nitơ, số oxi hóa +5 nên không thể tạo ra khi cho kim loại tác dụng với HNO3.


Câu 19:

Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường.  Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất là

Xem đáp án

Đáp án D

Với cách đặt nhiệt kế như hình vẽ → dùng để đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu.


Câu 20:

Trường hợp nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 31:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val, 1 mol Phe (phenylalanin). Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được sản phẩm có chứa Gly- Val và Val-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

Xem đáp án

Đáp án D

Từ giả thiết → X là pentapeptit và bắt buộc phải có đoạn Gly-Val-Gly.

Bài toán quay về tương tự như câu hỏi có bao nhiêu tripeptit được tạo từ 3 loại amino axit khác nhau? Đó chính là chỉnh hợp chập 3 của 3 phần tử, bằng 3!=6.


Câu 32:

Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau:

Chất X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D


Bắt đầu thi ngay