Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao
Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P8)
-
10330 lượt thi
-
45 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất?
Chọn đáp án A.
Quá trình hô hấp hiếu khí gồm các giai đoạn:
- Đường phân: 1 Glucose à 2 phân tử acid pyruvic (C3H4O3) + 2 ATP + 2NADH.
- Chu trình Crep: 2 phân tử acid pyruvic (C3H4O3) à 6 CO2, 2 ATP, 2FADH2, 8NADH.
- Chuỗi truyền e: 2 FADH2, 10 NADH à 34 ATP.
Câu 2:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào sau đây?
Đáp án D.
-Các giai đoạn của hô hấp tế bào hay còn gọi là hô hấp hiếu khí. Từ 1 phần tử Glucose trải qua 10 phản ứng hóa sinh biến đổi thành 2 pyruvate 3C, và sau đó là chu trình Krebs.
-Pyruvate chuyển qua màng trong của ti thể oxi hóa thành CO2 + H2O đồng thời giải phóng NADH, FADH 2 và ATP sau đó các sản phẩm này bám lên màng trong của ti thể để tham gia chuỗi chuyền điện tử.
Câu 3:
Khi xét về hô hấp hiếu khi và lên men, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hô hấp hiếu khí cần oxi, còn lên men không cần oxi.
(2) Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi truyền điện tử còn lên men thì không.
(3) Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là , , còn của lên men là etanol, axit Lactic.
(4) Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất, còn lên men xảy ra ở ty thể.
(5) Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp hơn (tạo 2ATP) so với lên men (36-38ATP).
Đáp án B.
Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể và có hiệu suất cao hơn nhiều so với lên men, do đó 4 và 5 sai.
Câu 4:
Mạch gỗ được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?
Đáp án D.
Cấu tạo mạch gỗ: gồm các tế bào chết, có 2 loại là quản bào và mạch ống.
Câu 5:
Khi nói về quá trình hô hấp của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B.
A. sai vì hô hấp sáng không tạo ATP
B. đúng vì hô hấp hiếu khí sinh năng lượng nên tất cả mọi thực vật đều phải có quá trình này
C. sai vì hô hấp sáng có xảy ra ở thực vật C3
D. sai vì phân giải chất dinh dưỡng tạo năng lượng và sản phẩm trung gian gây độc làm mất nguồn dinh dưỡng, giảm thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nông phẩm.
Câu 6:
Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của loại tế bào nào sau đây?
Chọn đáp án A.
Các chất khoáng được vận chuyển trong các tế bào sống từ lông hút đến mạch dẫn của rễ theo hai con đường: con đường gian bào (con đường màu đỏ) và con đường tế bào chất (con đường màu xanh) giống như con đường đi của nước trong các tế bào sống. Ở con đường thứ nhất, các ion khoáng được tan trong nước và đi trong hệ thống mao quản của thành tế bào (apoplast) để xuyên từ tế bào này sang tế bào khác, khi đi đến tế bào nội bì thì bị đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ. Ở con đường thứ hai, các chất khoáng được vận chuyển theo hệ thống chất nguyên sinh xuyên qua các sợi liên bào nối các tế bào với nhau (symplast) qua tế bào nội bì và vào mạch gỗ của rễ.
Câu 7:
Khi nói về quang hợp ở tực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình quang hợp luôn diễn ra pha sáng và pha tối
II. Pha sáng diễn ra ở chất nền lục lạp, pha tối diễn ra ở màng thilacoit
III. Quang phân li nước cần sự tham gia của NADP+
IV. Giai đoạn cố định CO2 tạm thời diễn ra trong tế bào chất
Chọn đáp án C.
- I đúng.
- II sai, pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong ATP và tạo ra NADPH nhờ sắc tố quang hợp nằm trên màng tilacoit.
- III đúng, NADP+ là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử trên màng tilacoit, nếu không có tham gia của NADP+ thì sẽ không xảy ra chuỗi truyền e không vòng, electron sẽ đi về bù lại cho diệp lục a bị mất electron ban đầu và sẽ không xảy ra quang phân li nước.
- IV đúng, ở thực vật CAM có 2 lần cố định CO2, giai đoạn cố định CO2 tạm thời bởi PEP diễn ra ngoài tế bào chất, giai đoạn cố định CO2 thứ cấp bởi RiDP diễn ra trong chất nền lục lạp.
Câu 8:
Thành phần dịch mạch rây của cây chủ yếu gồm các chất hữu cơ được tổng hợp
Đáp án A.
Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá là chất hữu cơ và một số ion khoáng được sử dụng lại đến nơi sử dụng và đến nơi dự trữ
Câu 9:
Ở nơi khí hậu nóng, ẩm vùng nhiệt đới, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao nhất?
Đáp án B.
Năng suất sinh học của thực vật C4 cao nhất do: ở vùng nóng ẩm, nhiệt đới, thực vật C3 sẽ xảy ra hô hấp sáng làm giảm năng suất sinh học, thực vật CAM do sử dụng sản phẩm quang hợp để tái tạo lại chất nhận PEP nên lượng tinh bột tích lũy cũng không cao
Câu 10:
Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật là:
Đáp án A
Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật là phitocrom.
Câu 11:
Khi nói về pha sáng quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
Đáp án C. “Sản phẩm của pha sáng gồm có ATP, NADPH và O2”
- Ý A sai vì pha sáng cần các nguyên liệu: ánh sáng, nước, NADP + ADP.
- Ý B sai vì pha sáng quang hợp diễn ra ở màng tilacotit.
- Ý D sai vì pha sáng nếu thiếu ánh sáng sẽ không thể diễn ra quá trình quang phân li nước cũng như các quá trình khác, khi đó pha sáng bị ngưng trệ
Câu 12:
Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây?
Đáp án C
Người ta thường không tăng bón phân đạm, vì khi đó bộ lá quá lớn có thể làm che khuất lớp lá dưới, lớp lá dưới quang hợp kém nhưng vẫn hô hấp tiêu phí nguyên liệu là giảm năng suất cây trồng.
Câu 13:
Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
Chọn đáp án C.
Sau khi bón phân, nồng độ chất tan (ASTT) của đất tăng cao hơn so với nồng độ chất tan trong rễ. Mà nước theo cơ chế thẩm thấu từ nơi có thế nước cao (ASTT thấp) đến nơi có thể nước thấp (ASTT cao). Nên cây sẽ khó hấp thụ nước.
Câu 14:
Quá trình thoát hơi nước có vai trò gì?
Chọn đáp án B
Quá trình thoát hơi nước có vai trò tạo lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên.
Câu 15:
Nội dung nào sau đây nói về cơ chế hấp thụ khoáng là không đúng?
Chọn đáp án D
Các chất khoáng được hấp thụ vào rễ cây từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion cao, tiêu tốn năng lượng gọi là cơ chế thụ động.
Câu 16:
Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozo là:
Chọn đáp án A.
Câu 17:
Khi nói về động lực của sự vận chuyển nước trong thân cây, có các phát biểu sau:
I. Nước muốn vận chuyển được trong mạch xylem thì sức hút nước của lá phải bằng hoặc lớn hơn lực cản của trọng lực và ma sát của dòng chảy qua mạch dẫn
II. Động lực vận chuyển nước trong cây gồm 3 động lực chính : áp suất rễ, sức kéo của quá trình thoát hơi nước và các lực đẩy trung gian. Trong đó lực đẩy của quá trình thoát hơi nước có vai trò quan trọng hơn cả
III. Các tác nhân ức chế hoạt động sống của rễ, ức chế hô hấp của rễ không ảnh hưởng đến sự vận chuyển nước trong cây
IV. Khi độ ẩm không khí càng lớn thì lực đẩy do quá trình thoát hơi nước tạo ra càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển nước từ rễ lên thân, lá
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Chọn đáp án A.
Chỉ có phát biểu số II đúng.
- Khi nước vận chuyển trong hệ thống ống dẫn thì sự cản trợ sự di chuyển nước không những là lực ma sát của dòng chảy qua mạch dẫn (lực động) mà còn cả trọng lực của nước khi nó chảy lên khỏi mặt đất (lực tĩnh). Vì vậy, nước muốn được vận chuyển được trong mạch xylem thì sức hút nước của lá phải hơn hơn và thắng được hai trở lực đó (I sai).
- Động lực vận chuyển nước trong cây gồm 3 động lực chính: sức đẩy của rễ (tức do áp suất rễ); sức kéo của quá trình thoát hơi nước; các lực đẩy trung gian trên con đường vận chuyển (gồm: lực hội tụ - là sự hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước, có tính chất quyết định đến tính chất liên tục của cột nước; lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào mạch gỗ). Tuy nhiên, áp suất rễ không phải là động lực chính cho quá trình vận chuyển nước trong mạch gỗ (nhưng điều đó cũng không có nghĩa là ở những cây bụi cũng như một số cây cao rễ không gây ra sự vận chuyển nước nào). Điều quan trọng hơn cả là lực kéo tạo ra bởi quá trình thoát hơi nước, đây là động lực cơ bản cho sự vận chuyển nước trong mạch gỗ (II đúng).
- Áp suất rễ được sinh ra do quá trình trao đổi chất ở rễ, đặc biệt là quá trình hô hấp của rễ. Đây là sự vận chuyển nước tích cực cần năng lượng. Do vậy, mọi tác nhân ức chế hoạt động sống của rễ, ức chế hô hấp của rễ đều ảnh hưởng đến vận chuyên nước trong cây, như trường hợp gặp úng thiếu oxi cho rễ hô hấp hoặc chất độc đối với rễ… (III sai).
- Khi độ ẩm không khí thấp hơn 100% thì sức hút nước của không khí tăng lên mạnh. Sự chênh lệch về sức hút nước khá lớn giữa không khí và bề mặt lá làm cho quá trình thoát hơi nước của lá xảy ra mạnh. Các tế bào của lá hút nước của các tế bào ở dưới, dẫn đến phát sinh lực hút từ bề mặt lá do bay hơi nước. Việc loại trừ các phân tử nước tận cùng của cột nước trong xylem làm cho cột nước đẩy dần lên thay thế. Sự thoát hơi nước ở lá là liên tục và do đó mà sức kéo của thoát hơi nước cũng liên tục. Do đó, khi độ ẩm không khí càng tăng cao thì lực đẩy do quá trình thoát hơi nước tạo ra càng giảm. (IV sai).
Câu 18:
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
Đáp án C.
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống
Câu 19:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về tiêu chuẩn sinh lí, sinh hóa để phân biệt các nhóm thực vật C3, C4 và CAM?
I. Ngay cả khi cường độ chiếu sáng gần với cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời toàn phần thì cường độ quang hợp ở C4vẫn tăng trong khi C3 lại bị ức chế.
II. Nhu cầu nước để hình thành nên 1g chất khô ở thực vật C4 là lớn hơn so với 2 nhóm còn lại.
III. Ở tất cả các nhóm thực vật này đều có enzim cacboxyl hóa là RDP – cacboxilase, và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên đều là hợp chất cacbon.
IV. Ở thực vật CAM, sự cố định CO2 diễn ra trong bóng tối, còn ở thực vật C3 và C4 sự cố định CO2 chỉ diễn ra vào ban ngày (ngoài sáng).
V. Điểm bù CO2 ở thực vật C4 là cao nhất trong 3 nhóm thực vật trên.
Đáp án A.
Chỉ có phát biểu số I là đúng.
Vẽ khát quát 3 nhóm thực vật C3 , C4và CAM có một số đặc điểm phân biệt như sau:
+ Tiêu chuẩn giải phẫu, hình thái: các cây C4 có sự phát triển mạnh các tế bào bao bó mạch. Đó là các tế bào nhu mô sắp xếp hướng tâm, xít nhau. Trong các tế bào này chứa nhiều lục lạp lớn, cấu trúc hạt kém phát triển và chứa nhiều hạt tinh bột. Trong khi các cây C3 chỉ có một loại lục lạp của tế bào mô giậu, cấu trúc hạt ít phát triển và chứa rất ít các hạt tinh bột. Các tế bào bao bó mạch ở cây C3 rất ít hoặc không phát triển.
+ Tiêu chuẩn sinh lí: sự phản ứng của quan hợp với cường độ ánh sáng ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau. Theo đó, ở thực vật C4 khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp vẫn tăng và rất khó xác định điểm bão hòa ánh sáng ngay cả khi cường độ chiếu sáng gần với cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời toàn phần. Ngược lại ở thực vật C3, điểm bão hòa ánh sáng chỉ bằng 1/3 so với ánh sáng mặt trời toàn phần. Ở cường độ ánh sáng tối ưu thì cường độ quang hợp ở thực vật C4 cao hơn so với C3. Ngoài ra, nhu cầu nước (số gam nước để hình thành nên 1g chất khô) ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau, nói chung nhu cầu nước ở thực vật C4 chỉ bằng 1/2 so với C3. Nhóm thực C3 có điểm bù CO2 từ 30-70ppm, trong khi các nhóm thực vật C4 có điểm bù 0-10ppm.
+ Tiêu chuẩn sinh hóa
Ngoài sáng*: sự cố định CO2 có thể xảy ra cả ở trong tối nhưng ở ngoài ánh sáng mạnh mẽ hơn nhiều do ATP và NADPH tổng hợp nhiều ngoài sáng và khí khổng mở. (IV sai).
Câu 20:
Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể thực hiện giai đoạn nào sau đây?
Chọn đáp án C
Vi khuẩn phản nitrat thực hiện chuyển hóa NO3- thành N2.
Câu 21:
Có bao nhiêu nguyên nhân dưới đây là đúng khi giải thích hiệu quả của hô hấp hiếu khi cao hơn so với hô hấp kị khí?
1. Cơ chất trong hô hấp hiếu khí được phân hủy triệt để hơn so với lên men.
2. Trong điều kiện thiếu oxi, các enzim hoạt động yếu.
3. Trong hô hấp hiếu khí không có sự tiêu tốn năng lượng ATP để hoạt hóa cơ chất
4. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển điện tử hình thành các coenzim dạng khử, có lực khử mạnh như NADH2, FADH2.
Chọn đáp án D
Các phát biểu số I và IV đúng.
Một số đặc điểm chính của quá trình phân giải hiếu khí và kị khí:
- Quá trình phân giải kị khí: là một quá trình được xúc tác bởi nhiều enzim và không có sự tham gia của oxi. Phân tử đường lần lượt trải qua các giai đoạn: hoạt hóa; cắt đôi phân tử hexoz (6C) tạo thành 2 phân tử trioz (3C); loại hidro của trioz photphat tạo thành photpho glixerat; chuyển sản phẩm trên thành piruvat; khử piruvat tạo thành lactat hoặc decacboxil hóa khử để tạo thành etanol.
* Giai đoạn hoạt hóa phân tử hexoz: giai đoạn này bao gồm 3 phản ứng: phản ứng tạo thành glucoseó- p từ glucose (sử dụng 1 ATP và nhờ enzim photphoglucokinaz); sau đó glucose6-P chuyển sang dạng đồng phân của nó là fructose6-P (dưới sự xúc tác của enzim izomeraz); fructose6-P tiếp tục bị phosphoril hóa lần 2 nhờ enzim photphofructokinaz với sự tham gia của phân tử ATP thứ hai. Sản phẩm cuối cùng là fructosel,6-diP.
Do có cấu tạo đối xứng nên dễ bị cắt mạch cacbon ở điểm giữa.
* Giai đoạn cắt mạch cacbon: fructosel,6-diP dưới sự xúc tác của aldolaz sẽ bị phân li thành 2 phân tử glixer aldehit3-P.
* Giai đoạn oxi hóa khử: kết thúc giai đoạn này glixeraldehit3-P sẽ được chuyển thành 2- photphoglixerat.
* Sự tạo thành piruvat: 2-photphoglixerat sẽ được loại nước và chuyển gốc photphat cao năng sang cho ADP để tạo ATP và piruvat.
* Từ piruvat tạo thành các sản phẩm cuối cùng là lactat hay etanol.
Như vậy ta thấy rằng, sự oxi hóa kị khí 1 phân tử glucose thành 2 phân tử piruvat đã sử dụng 2 ATP và tạo ra được 4 ATP. Như vậy quá trình này đã tạo ra được 2 ATP. So với năng lượng dự trữ của phân tử glucose, thì quá trình này chỉ giải phóng được một phần nhỏ năng lượng. Phần lớn năng lượng vẫn còn dự trữ trong các sản phẩm cuối cùng (lactat, etanol...).
- Quá trình phân giải hiếu khí: có thể chia quá trình này thành 4 giai đoạn chính:
* Từ glucose đến piruvat: các phản ứng giống với đường phân kị khí.
* Từ piruvat đến axetil CoA.
* Oxi hóa axetil CoA trong chu trình Krebs.
* Oxi hóa các coenzim khử qua chuỗi hô hấp. Trong điều kiện có oxi, piruvat bị oxi hóa hoàn toàn đến CO2 và H2O.
Khi kết thúc chu trình Krebs, sản phẩm tạo ra gồm 2FADH2 và 10NADH2, 6ATP.
Qua chuỗi hô hấp (chuỗi truyền e, mỗi phân tử FADH2 → 2ATP, mỗi phân tử NADH2 → 3ATP. Do đó khi qua chuỗi truyền e, số ATP được tạo ra là 34. Tuy nhiên trước khi đi vào chu trình, phân tử glucose phải được hoạt hóa bởi 2ATP, nên thực tế chỉ tạo ra 38ATP.
Vậy ta xét các phát biểu của đề bài:
- I đúng: cơ chất trong hô hấp hiếu khí được phân giải triệt để hơn đến H2O và CO2.
- II sai: điều kiện thiếu oxi không ảnh hưởng đến hoạt tính enzim.
- III sai: cả quá trình hô hấp hiếu khí và kị khí đều cần trải qua quá trình hoạt hóa cơ chất.
- IV đúng: hô hấp hiếu khí tạo ra các coenzim khử và qua chuỗi truyền e nên đây là giai đoạn tạo ra nhiều năng lượng nhất.
Câu 22:
Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?
Chọn đáp án B.
Pha tối diễn ra ở chất nền của ti thể.
Câu 23:
Cho các phát biểu sau về mối quan hệ giữa hô hấp và sự hấp thu nước, chất dinh dưỡng ở thực vật:
I. Nếu hô hấp của rễ bị ức chế thì sự xâm nhập nước vào rễ bị chậm và có thể bị ngừng.
II. Sự thiếu oxi trong đất làm cho cây hô hấp yếm khí thì có thể gây nên hạn sinh lí cho cây.
III. Nếu hô hấp của rễ giảm thì sự hút khoáng của rễ cũng bị ngừng.
IV. Quá trình hô hấp còn tạo ra các chất nhận để kết hợp với ion khoáng rồi đưa vào cây.
Chọn đáp án C.
Các phát biểu I, II và IV đúng.
- I, II đúng: Sự hấp thu nước và vận chuyển nước đi lên các bộ phận mặt đất rất cần năng lượng được cung cấp cho quá trình hô hấp của cây, đặc biệt là của hệ thống rễ. Nếu hô hấp của rễ bị ức chế thì sự xâm nhập nước vào rễ bị chậm vào có thể bị ngừng. Ta có thể quan sát thấy hiện tượng đó khi cây bị ngập úng, do thiếu oxi mà rễ cây hô hấp yếm khí, không đủ năng lượng cho hút nước, cây bị héo. Hạn sinh lí có thể xảy ra khi thiếu oxi trong đất, cây không hút được nước đủ để bù đắp cho lượng nước thoát đi và dẫn đến mất cân bằng nước trong cây. Để khắc phục hạn sinh lí thì ta tìm cách đưa oxi vào đất cho hệ rễ hô hấp như chống úng, sục bùn, làm đất tơi xốp trước khi gieo…
- III sai: Mối quan hệ giữa quá trình hô hấp và sự hút khoáng: trong trường hợp sự xâm nhập chất khoáng vào rễ ngược với gradien nồng độ thì nhất thiết phải cung cấp năng lượng. Vì vậy, hô hấp của hệ rễ là rất cần thiết để cho quá trình hút khoáng chủ động. Nếu hô hấp của rễ giảm thì sự hút khoáng cũng giảm (tuy nhiên không phải ngừng hẳn, vì một số ion khoáng xâm nhập theo chiều gradien nồng độ thì quá trình đó không cần cung cấp năng lượng – quá trình hút khoáng thụ động).
- IV đúng: Hô hấp cũng tạo ra các nguyên liệu cho sự trao đổi các ion khoáng trong dung dịch đất và trên keo đất. Hô hấp của rễ tạo ra CO2. Chất này tác dụng với nước để tạo ra axit cacbonic rồi sau đó sẽ phân li cho các ion H- và . Ion H+ sẽ làm nguyên liệu để trao đổi với các cation (K+, Ca2+…) còn sẽ trao đổi với các anion (, ..) để các ion được hút bám trao đổi trên bề mặt rễ và sau đó vận chuyển vào bên trong rễ.
Câu 24:
Trên một cây, cơ quan nào có thế nước thấp nhất?
Đáp án C
Trên một cây, thế nước giảm dần từ rễ đến lá, do đó ở lá cây, thế nước là thấp nhất.
Câu 25:
Khi nói về quá trình quang hợp, có các phát biểu sau đây:
I. Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.
II.Chỉ những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.
III. Quá trình quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được oxi hóa thành sản phẩm quang hợp.
IV. Quá trình quang hợp luôn kèm theo sự giải phóng oxi phân tử.
Có bao nhiêu phát biếu đúng?
Đáp án B
Các phát biểu số I, II đúng.
- I đúng: Khi nói về quang hợp ta có thể định nghĩa quang hợp một cách đơn giản như sau:
Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.
Sản phẩm quan trọng nhất của quang hợp là đường. Xét về bản chất của quá trình biến đổi năng lượng trong quá trình quang hợp thì quang hợp có thể được định nghĩa: là quá trình biến đổi năng lượng quang năng thành hóa năng.
- II đúng: chỉ có những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Đó là thực vật và một số vi khuẩn quang hợp.
- III sai: Xét về bản chất hóa học thì quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được khử thành sản phẩm quang hợp.
- IV sai: một điểm quan trọng chúng ta cần lưu ý đó là: không phải quá trình quang hợp nào cũng kèm theo sự giải phóng oxi phân tử. Các vi sinh vật khi quang hợp không giải phóng oxi, mà ở chúng chất cho hidro không phải là nước mà là những chất chứa hidro khác: các este của axit hữu cơ hoặc bản thân các axit hữu cơ, rượu bậc 2, các hợp chất vô cơ chứa S, hoặc ngay chính hidro dạng phân tử:
Sucxinat + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + fumarat.
2H2S + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2S (phản ứng này đặc trưng đối với một số vi khuẩn quang hợp như vi khuẩn lưu huỳnh đỏ và xanh).
Bởi vậy, dạng chung nhất về phản ứng tổng quát của quang hợp có thể viết như sau:
CO2 + 2H2A + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2A
Câu 26:
Các sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là?
Chọn đáp án A.
Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là ATP, NADPH (O2 được tạo ra từ pha sáng sẽ trao đổi với môi trường, còn CO2 được lấy từ môi trường để dùng cho phản ứng ở pha tối)
Câu 27:
Cho các phát biểu sau về đặc điểm quá trình thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật:
I. Sự thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thoát nước chủ yếu ở cây trưởng thành.
II. Sự thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc lớn và không được điều chỉnh.
III. Ở thực vật, khí khổng phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… và mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên.
IV. Trong cùng một diện tích bay hơi nước, thì bề mặt bay hơi nào có tổng chu vi các lỗ khí khổng càng nhỏ thì sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn.
V. Ở đa số thực vật, khi cường độ ánh sáng tăng dần, thì khí khổng cũng mở to dần và đạt cực đại.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Chọn đáp án B.
Có hai phát biểu đúng là I và V.
- Ở những cây trưởng thành có khí khổng phát triển thì quá trình thoát hơi nước qua cutin rất yếu. Và đây là hình thức thoát nước chủ yếu, chiếm tới 90% lượng nước thoát ra, còn 10% là thoát qua cutin và các bì khổng nằm trên thân và cành (sự thoát hơi nước ngoài khí khổng), nhưng lượng nước thoát ra bì khổng rất ít. Sự thoát hơi nước qua khí khổng được điều chỉnh bởi sự đóng, mở khí khổng (I đúng, II sai).
- Khí khổng là do tết bào biểu bì lá tạo nên để làm chức năng thoát hơi nước và cho CO2 xâm nhập. Nó phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… Ở đa số thực vật thì mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên. Tuy nhiên, ở các thực vật có lá phân bố thẳng đứng như lúa mì thì khí khổng ở hai mặt gần như bằng nhau, còn thực vật nằm trên mặt nước như lá sen thì khí khổng chỉ có ở mặt trên (III sai).
- Sự thoát hơi nước qua khí khổng tuân theo quy luật bay hơi nước qua lỗ nhỏ: vận tốc bay hơi nước qua lỗ nhỏ tỉ lệ thuận với chu vi lỗ, còn qua lỗ lớn thì tỉ lệ với diện tích lỗ. Do đó, nếu cùng một diện tích bay hơi nước thì bề mặt bay hơi nào có lỗ càng nhỏ thì tổng chu vi các lỗ càng lớn, nên thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn. Điều đó được giải thích bằng hiện tượng được goi là hiệu quả mép. Các phân tử hơi nước ở mép lỗ khuếch tán nhanh hơn những phân tử nước ở giữa lỗ vì các phân tử nước ở giữa va chạm với nhau và rất khó thoát ra khỏi lỗ để bay ra ngoài. Sự khuếch tán của các phân tử nước ở mép nhanh hơn ở giữa gọi là hiệu quả mép. Sự bay hơi nước qua lỗ nhỏ có hiệu quả mép lớn hơn nhiều so với qua lỗ lớn vì tổng chu vi của các lỗ nhỏ sẽ lớn hơn (IV sai).
- Đại đa số thực vật, khi vừa có ánh sáng bình minh thì khí khổng bắt đầu hé ra. Theo cường độ ánh sáng tăng dần, khí khổng mở to dần và đạt cực đại vào những giờ ban trưa. Buổi tối khi cường độ ánh sáng giảm dần thì khí khổng cũng khép dần và đóng vào lúc hoàng hôn. Ban đêm, khí khổng khép lại, sự thoát hơi nước vào ban đêm chỉ thực hiện qua cutin. Ở các thực vật mọng nước (CAM) sống ở sa mạc khô nóng có sự thích nghi bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày để hạn chế thoát hơi nước còn ban đêm thì mở ra để đồng hóa CO2. Cũng có 1 số ít thực vật như cây cà chua, khí khổng mở cả ngày và đêm. Lúc mưa to và kéo dài thì khí khổng có thể bị đóng lại do các tế bào xung quanh trương nước và ép lên tế bào khí khổng làm khí khổng khép một cách thụ động (V đúng).
Câu 28:
Trên một cây, cơ quan nào có thế nước cao nhất?
Đáp án C.
Trên một cây, cơ quan có thế nước cao nhất là lông hút ở rễ, cơ quan có thế nước thấp nhất là lá cây (thế nước giảm dần từ rễ đến lá cây).
Câu 29:
Khi nói về con đường cố định ở thực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng?
I. Chất nhận đầu tiên cũng là PEP và sản phẩm cố định đầu tiên cũng là AOA như thực vật .
II. Vào ban đêm, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra, kết quả hình thành ATP, NADPH và giải phóng oxi.
III. Vào ban đêm, độ pH của tế bào tăng lên do sự tích lũy malat tăng lên tạm thời.
IV. Sự tái tạo chất nhận PEP diễn ra vào ban ngày.
Đáp án B.
Có hai phát biểu không đúng là II và III.
Điều khác biệt của thực vật CAM so với thực vật khác là sự phân định về thời gian của quá trình cố định CO2 và khử CO2. Vào ban đêm, khi nhiệt độ không khí giảm xuống thì khí khổng mở ra để thoát hơi nước và CO2 sẽ xâm nhập vào lá qua khí khổng mở và quá trình cố định CO2 cũng được xảy ra. Chất nhận CO2 đầu tiên cũng là PEP và sản phẩm đầu tiên cũng là AOA như cây C4. Phán ứng cacboxyl này diễn ra trong lục lạp.
AOA sẽ chuyển hóa thành malat (cũng là hợp chất 4C). Malat sẽ được vận chuyển đến dự trữ ở dịch bào và cả tế bào chất. Do đó mà pH của tế bào giảm xuống từ 6 đến 4 (axit hóa).
Vào ban ngày, khí khổng đóng lại và CO2 không thể xâm nhập vào lá và quá trình cố định CO2 không diễn ra. Do đó, chỉ có quá trình khử CO2 diễn ra vào ban ngày. Trong đó, có 3 hoạt động diễn ra đồng thời trong lục lạp đó là:
+ Hệ thống quan hóa hoạt động. Khi có ánh sáng thì hệ sắc tố quang hợp hấp thu ánh sáng và pha sáng của quang hợp diễn ra. Kết quả là hình thành nên ATP, NADPH, O2. ATP và NADPH sẽ được sử dụng cho quá trình khử CO2 trong pha tối.
+ Malat bị phân hủy, giải phóng CO2 để cung cấp cho chu trình C3, còn axit piruvic được biến đổi thành chất nhận CO2 là PEP.
+ Thực hiện chu trình C3 như các thực vật khác để tổng hợp nên các chất hữu cơ cho cây.
Câu 30:
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
Chọn đáp án C
Nuớc đuợc vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống.
Câu 31:
Trong số những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
1. Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt đậu.
2. Khí khổng đóng vào ban đêm, còn ngoài sáng khí khổng luôn luôn mở.
3. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước bất luận vào ban ngày hay ban đêm.
4. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại.
Chọn đáp án B
- 2 sai vì khi trời nắng gắt cần phải có sự thoát hơi nước để làm mát lá nên khí khổng mở ra.
- 4 sai vì khí khổng mở ra khi tế bào hạt đậu trương nước.
Câu 32:
Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có một chất độc ức chế chu trình Canvil thì cây sẽ không giải phóng O2.
II. Phân tử oxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của H2O.
III. Quang hợp ở tất cả các loài thực vật đều có 2 pha là pha sáng và pha tối.
IV. Nguyên tử oxi có trong phân tử C6H12O6 là có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của phân tử CO2.
Chọn đáp án D
Cả 4 phát biểu đều đúng → Đáp án D.
- I đúng. Vì chu trình Canvil bị ức chế thì sẽ không tạo ra NADP+. Khi không có NADP+ thì sẽ không diễn ra pha sáng, do đó không giải phóng O2.
- II đúng. Vì oxi được giải phóng ở pha sáng từ quá trình quang phân li H2O.
- III đúng. Tất cả các loài thực vật đều có quang hợp 2 pha.
- IV đúng. Vì CO2 tham gia vào pha tối để tổng hợp C6H12O6.
Câu 33:
Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật: Glucozơ → đường phân → Chu trình Crep → (x) → ATP. Dấu (x) trong sơ đồ trên là giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí.
Chọn đáp án B
Câu 34:
Úp chuông thủy tinh trên các chậu cây (ngô, lúa, bí...). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
(1) Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.
(2) Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tinh.
(3) Hơi nước thoát từ lá đọng lại trên phiến lá.
(4) Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ trên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
Các phương án đúng là:
Chọn đáp án D
Hơi nước ở lá chỉ thoát được ra ngoài khi hơi nước trong không khí chưa bão hòa, nhung khi úp cây trong chậu như vậy, lúc đầu nước trong cây thoát ra làm cho môi trường không khí trong chuông dần bị bão hòa hơi nước và lá không thể thoát hơi nước ra ngoài trong khi rễ vẫn vận chuyển nước lên làm hơi nước bị ứ đọng thành giọt ở mép lá.
Câu 35:
Tại sao môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đước, lại có thể lấy được nước?
Chọn đáp án C.
Không bào trong tế bào lông hút ở các loài cây chịu mặn, có áp suất thẩm thấu rất lớn (nồng độ dịch bào rất cao), hơn cả dịch đất. Mà nước đi từ môi trường có áp suất thẩm thấu thấp về nơi có áp suất thẩm thấu cao nên cây chịu mặn vẫn dễ dàng lấy được nước từ đất.
Câu 36:
Sự thoát hơi nước khí khổng diễn ra qua 3 giai đoạn:
a. Hơi nước khuếch tán từ khe qua khí khổng
b. Nước bốc hơi từ bề tế bào nhu mô lá vào gian bào
c. Hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra không khí xung quanh
Thứ tự đúng:
Chọn đáp án D.
Câu 37:
Đối với cơ thể thực vật, nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
Chọn đáp án C.
Câu 38:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoa APG thành glucôzơ
II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước
III. Nếu không có CO2 thì quá trình quang phân li nước sẽ không diễn ra
IV. Diện lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa
Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. g Đáp án C.
- I sai. Vì sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH chỉ tham gia vào giai đoạn khử APG thành AIPG và ATP tham gia vào giai đoạn tái tạo chất nhận Ri1,5diP.
- IV sai. Vì diệp lục a là trung tâm của phản ứng quang hóa. Carotenoit và diệp lục b có nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền về cho diệp lục a.
Câu 39:
Khi đứng dưới bóng cây, ta sẽ có cảm giác mát hơn khi đứng dưới mái tôn trong những ngày nắng nóng, vì :
(1) lá cây tán sắc bớt ánh nắng mặt trời, tạo bóng râm
(2) lá cây thoát hơi nước
(3) cây hấp thu hết nhiệt do mặt trời chiếu xuống
Các nhận định đúng là :
Chọn đáp án C.
(1) Lá cây tán sắc bớt ánh nắng mặt trời, tạo bóng râm
(2) Lá cây thoát hơi nước
(3) Cây hấp thu hết nhiệt do mặt trời chiếu xuống g cây không hấp thu nhiệt.
g C. (1) và (2)
Câu 40:
Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?
Chọn đáp án A.
- Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là các axit xêto để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng do rễ hút lên.
- Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tế bào tổng hợp các chất, trong đó có các enzim. Các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tổng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào.
Đáp án A sai. Vì quá trình hút khoáng bị động không sử dụng ATP.
Câu 41:
Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là :
Chọn đáp án B.
Triệu chứng thiếu photpho của cây: Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
Câu 42:
Trong pha tối của quá trình quang hợp, mô tả nào dưới đây không chính xác?
Đáp án B
B. Pha tối quang hợp gồm 1 chuỗi các phản ứng không phụ thuộc vào sản phẩm pha sáng, CO2 được chuyển hóa thành đường. à sai, pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng.
Câu 43:
Sản phẩm của quá trình quang phân li nước bao gồm các thành phần:
Đáp án B
Sản phẩm của quá trình quang phân li nước bao gồm: H+, electron và O2.
Câu 44:
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
C. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các tia đỏ kích thích tổng hợp axit amin và protein. à sai
Câu 45:
Phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?
Đáp án C
A. Bản chất quang hợp là chuyển quang năng thành hóa năng dự trữ trong các liên kết hóa học. à đúng
B. Quá trình quang hợp gồm có pha sáng và pha tối, pha sáng được thực hiện trên màng thylacoid, pha tối được thực hiện trong chất nền lục lạp. à đúng
C. Trong cấu trúc của lá màu xanh, tất cả các tế bào đều chứa lục lạp và có khả năng quang hợp. à sai
D. Oxy tạo ra trong quá trình quang hợp có thể được sử dụng cho hô hấp tế bào hoặc giải phóng ra bên ngoài. à đúng