IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao

Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao

Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P10)

  • 10266 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy mầm, que diêm bị tắt ngay. Giải thích nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy mầm, que diêm bị tắt ngay. Điều này là do bình chứa hạt sống thiếu O2 do hô hấp đã hút hết O2.


Câu 2:

Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?

Xem đáp án

Rễ là cơ quan hút nước của thực vật, ngoài ra còn có thể hấp thụ nước qua lá và thân.

Cấu tạo rễ: + Rễ chính; + Rễ bên

Vùng hấp thụ có nhiều tế bào lông hút. Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn...được phát triển từ tế bào biểu bì.
Chọn B


Câu 3:

Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

  I. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

  II. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

  III. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.

  IV. Không cần tiêu tốn năng lượng.

Số đặc điểm đúng là

Xem đáp án

- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)

+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Ý II, IV đúng.
Chọn A


Câu 4:

Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất:

Xem đáp án

Dung dịch nước vôi trong có CTHH là Ca(OH)2

à  nước vôi trong bị vẩn đục chứng tỏ có CO2 sinh ra trong bình

Bình hở nên có khí O2 đi vào, khi có O2 đi vào hạt có hiện tượng nảy mầm.

à  Đây là thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
Chọn C


Câu 5:

Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 6:

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng trong số những phát biểu sau:

I. Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị khí.

II. Trong hô hấp sáng, enzim cacboxilaza chuyển thành enzim oxigenaza oxi hóa RiDP đến CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan lục lạp à ti thể à peroxixom.

III. Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở lá.

IV. Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhằm mục đích giúp tổng hợp cảc chất hữu cơ.

Xem đáp án

I - Sai. Vì quá trình hấp thụ  và giải phóng   ở ngoài sáng là quá trình hô hấp sáng.

II- Sai. Vì Trong hô hấp sáng, enzim cacboxilaza chuyển thành enzim oxigenaza oxi hóa RiDP đến   xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan lục lạp à peroxixom à ti thể.

III. Sai. Vì Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở rễ.

IV. Sai. Vì Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các phản ứng của cơ thể.
Chọn B


Câu 7:

Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion khoáng là:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 9:

Tế bào mạch gỗ của cây gồm

Xem đáp án

Tế bào mạch gỗ là những tế bào hình ống kéo kéo dài, có chức năng đầy đủ khi đã chết. Gồm có 2 loại là quản bào và mạch ổng.

Quàn bào dài, thành mỏng, tận cùng nhọn. Nước chuyển từ tế bào này sang tế bào khác chủ yếu qua các lỗ, nơi không có thành thứ cấp dày cắt qua.

Mạch ống thường rộng hơn, ngắn hơn, thành dày hơn và ít nhọn hơn quản bào. Các yếu tố nối các đầu tận cùng với nhau tạo nên những ống dẫn nhỏ được gọi là mạch
Chọn C


Câu 10:

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:

Xem đáp án

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá (nơi có áp suất thẩm thấu cao) và rễ (nơi có áp suất thẩm thấu thấp)
Chọn B


Câu 12:

Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

Xem đáp án

Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và các ion khoáng. Ngoài ra còn có một phần ít là các chất hữu cơ hòa tan trong nước
Chọn D


Câu 13:

Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm:

I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đổi tượng bảo quản.

II. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.

III. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.

IV. Hô hấp làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm.

Số nhận định không đúng trong các nhận định nói trên là:

Xem đáp án

Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản nông sản

+ Hô hấp làm tiêu hoa chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản

+ Hô hấp làm tăng nhiệt độ của môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của chất cần bảo quản

+ Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng cần bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của chất cần bảo quản

+ Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản:

Khi hô hấp tăng à O2 giảm, CO2 tăng và khi O2 giảm quá mức, CO2 tăng quá mức thì hô hấp của đối tượng cần bảo quản chuyển sang phân giải kị khí à Chỉ có nhận định IV không đúng.
Chọn B


Câu 14:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

Xem đáp án

Nước được rễ hấp thu từ trong đất sau đó được vận chuyển lên thân và lá qua mạch gỗ
Chọn B


Câu 15:

Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:

Xem đáp án

Động lực của dòng mạch rây là do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các cơ quan nguồn (nơi saccarozo được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chức (nơi saccarozo được sử dụng hay dự trữ) có áp suất thẩm thấu. Khi nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa thì dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp.
Chọn A

 


Câu 16:

Khi nói về trao đổi khoáng ở cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.

II. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ lá xuống rễ.

III. Chất hữu cơ được dự trữ trong củ chủ yếu được tổng hợp ở lá.

IV. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực kéo dòng mạch gỗ.

Xem đáp án

Nội dung I đúng. Khi lượng nước bên ngoài môi trường đã bão hòa, nước không thoát ra được, ở những cây thân thảo thấp áp suất rễ đủ mạnh sẽ đẩy nước qua lá gây nên hiện tượng ứ giọt ở lá cây.

Nội dung II sai. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ rễ xuống lá.

Nội dung III đúng. Các chất dự trữ ở cây chủ yếu do lá tổng hợp, theo mạch rây đưa xuống củ.

Nội dung IV đúng. Lực do thoát ở lá là động lực trên kéo dòng mạch gỗ đi từ rễ lên lá.

Vậy có 3 nội dung đúng.
Chọn C


Câu 17:

Có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?

I. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

II. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

III. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

IV. Thường được phân chia thành nguyên tố đại lượng và vi lượng tương ứng với hàm lượng của chúng trong mô thực vật.

Xem đáp án

Nội dung I đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu sẽ không thể thay thế bằng một nguyên tố nào khác.

Nội dung II sai. Nguyên tố khoáng thiết yếu phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Nội dung III đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống.

Nội dung IV đúng.

Vậy có 1 nội dung không đúng.
Chọn A


Câu 18:

Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là:

Xem đáp án

- Dòng mạch rây (còn gọi là dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ, hạt, củ, quả...).

- Saccarôzơ, axit amin... là các chất hữu cơ, do vậy saccarôzơ, axit amin...và một số ion khoáng được sử dụng lại sẽ được vận chuyển qua dòng mạch rây.
Chọn A


Câu 19:

Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Quá trình hút khoáng luôn cần có ATP.

II. Rễ cây chỉ hấp thụ khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.

III. Mạch rây vận chuyển dòng ion khoáng còn mạch gỗ vận chuyển dòng nước.

IV. Qúa trình hút khoáng không phụ thuộc vào quá trình hút nước của rễ cây.

Xem đáp án

Nội dung I sai. Hút khoáng có thể là thụ động hoặc chủ động. Hút khoáng thụ động xuôi theo građien nồng độ sẽ không tiêu tốn năng lượng.

Nội dung II đúng.

Nội dung III sai. Mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ còn mạch gỗ vận chuyển nước và khoáng từ rễ lên lá.

Nội dung IV sai. Khoáng cây hấp thụ hòa tan trong nước nên quá trình hút khoáng và nước gắn liền với nhau.

Vậy có 1 nội dung đúng.
Chọn A


Câu 20:

Cơ quan thoát hơi nước của cây là:

Xem đáp án

Nước có thể thoát ra qua tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật, nhưng chủ yếu là qua lá theo hai con đường: qua lớp cuticun của tế bào biểu bì và qua khí khổng. Do đó, lá lá cơ quan thoát hơi nước của cây.
Chọn D


Câu 22:

Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là :

Xem đáp án

Quá trình thoát hơi nước của cây là tạo nên động lực phía trên kéo dòng xylem đi từ rễ lên lá, do đó nó giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá. 
Chọn B


Câu 23:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Dịch mạch gỗ là dòng đi lên, được vận chuyển theo chiều từ rễ lên lá.

Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi thấp và ở những cây thân thảo vì những cây này thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.

Chất hữu cơ được dự trữ ở củ chủ yếu được tổng hợp ở lá do lá là cơ quan quang hợp tổng hợp nên tinh bột.
Chọn D


Câu 24:

Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?

I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.

II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp.

III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp.

IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.

Xem đáp án

* Đặc điểm giải phẫu hình thái bên ngoài:

- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

- Phiến lá mỏng thuần lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng

- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

* Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong:

- Tế bào có mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá

- Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn các tế bào mô giậu nằm ở phía dưới của mặt lá, trong mô xốp có nhiều khoảng trống rỗng để khí oxi dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa săc tố quang hợp.

- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

Vậy cả 4 đặc điểm trên đều đúng.
Chọn C


Câu 25:

Nhiệt độ có ảnh hưởng:

Xem đáp án

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá. Cây hút nước ở nhiệt độ thuận lợi từ 25 - 30 độ C và thoát hơi nước thuận lợi từ 30 - 35 độ C. Ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn đều làm ức chế quá trình hút và thoát hơi nước của cây. Nhiệt độ quá thấp làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh, làm giảm cường độ trao đổi chất của tế bào. Ở nhiệt độ cao làm biến tính protein, ức chế hoạt động của enzim, làm giảm cường độ hô hấp, do đó cây hút nước chậm.
Chọn A


Câu 27:

Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại?

Xem đáp án

Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion Mg2+ lá cây sẽ xanh lại vì Mg2+ là thành phần cấu tạo nên diệp lục. Khi thiếu Mg2+ lá cây sẽ có màu vàng, do đó phun ion này lá sẽ xanh lại
Chọn B


Câu 29:

Cây hấp thụ canxi ở dạng:

Xem đáp án

Cây hấp thụ Canxi dưới dạng Ca2+
Chọn A


Câu 31:

Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng:

Xem đáp án

Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng SO42-.
Chọn C


Câu 33:

Cây hấp thụ Kali ở dạng

Xem đáp án

Cây hấp thụ Kali ở dạng K+.
Chọn B


Câu 35:

Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:

Xem đáp án

- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-. Trong cây NO3- được khử thành NH4+
Chọn B


Câu 36:

Tế bào lông hút của rễ cây có bao nhiêu đặc điểm sau đây?

I. Thành tế bào dày.

II. Không thấm cutin.

III. Có không bào lớn nằm ở trung tâm.

IV. Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của hệ rễ mạnh.

Xem đáp án

Tế bào lông hút có chức năng hút nước và các chất khoáng cho cây, do đó cấu tạo của nó cũng phù hợp cho các chức năng này.

+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin để dễ dàng cho các chất đi vào trong.

+ Không bào lớn ở trung tâm và hoạt động hô hấp mạnh tạo nên áp suất thẩm thấu cao giúp cho quá trình hút nước dễ dàng.

Vậy nội dung II, III, IV đúng.
Chọn C


Câu 37:

Quang hợp ở thực vật:

Xem đáp án

- Khái niệm: Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

- Phương trình tổng quát của quang hợp:

            6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
Chọn A


Câu 39:

Trong quá trình trao đổi khoáng và nitơ. Cây tiếp nhận nitơ và lưu huỳnh dùng cho

Xem đáp án

Đáp án C

Nitơ và lưu huỳnh là thành phần của các chất hữu cơ như protein


Câu 40:

Do sự biến đổi khí hậu dẫn đến hiện lượng nước biến xâm nhập vào đất liền. Sự tích tụ muối trong đất là một trở ngại lớn trong nông nghiệp. Nguyên nhân nào làm cho cây trồng kém chịu mặn không sống được trong đất có nồng độ muối cao?

Xem đáp án

Đáp án B

Để sống được ở vùng đất nhiễm mặn, cây cần hút được nước. cây không sống được ở vùng nhiễm mặn vì áp suất thẩm thấu của đất cao, nồng độ muối cao, thế nước rất thấp


Bắt đầu thi ngay