Đề kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 14)
-
2722 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hạt gạo làng ta - Trang 139 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Câu hỏi: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng"?
Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Có được hạt gạo, con người phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt “một nắng hai sương” trên đồng ruộng. Hơn thế, hạt gạo còn đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc trong thời kì chống giặc.
Câu 2:
Về ngôi nhà đang xây - Trang 148 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Tìm hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
Đó là những hình ảnh:
- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa.
- Bầy chim rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
- Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường.
- Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.
- Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.
Câu 3:
Cậu bé người Nhật
Tối 16 – 3, tôi được phái tới trường tiểu học phụ giúp việc phân phát thực phẩm cho người bị nạn sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản. Trong hàng người xếp hàng rồng rắn, một cậu bé chừng 9 tuổi mong manh chiếc áo thun và quần đùi đang co ro trong gió rét căm căm. Cậu bé xếp hàng cuối cùng nên tôi sợ đến phiên nó thì chẳng còn thức ăn nên đi đến hỏi thăm.
Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục. Cha làm việc Từ ban công lầu 3 của trường, cậu bé nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ và em chắc cũng không kịp thoát thân. Cậu bé quay người lau với dòng nước mắt, giọng run run khi nghĩ đến người thân. Thấy cậu bé lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát chùm lên người cậu rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn.
Tôi nghĩ chắc nó sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhưng cậu bé ôm túi lương khô để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”.
(Hà Minh Thành)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Tác giả chú ý đến điều gì trong hàng người xếp hàng nhận thực phẩm? (0,5 điểm)
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Khi động đất và sóng thần ập đến, điều gì đã xảy ra với người thân trong gia đình cậu bé? (0,5 điểm)
Chọn đáp án D.
Câu 5:
Chọn đáp án A,C.
Câu 7:
Em hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu văn dưới đây: (1 điểm)
a) Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục.
b) Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn.
a) Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang
học thể dục.
VN
b) Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm
ơn.
Câu 8:
Em hãy gạch chân vào quan hệ từ trong câu sau: (0,5 điểm)
Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ và em chắc cũng không kịp thoát thân.
Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ và em chắc cũng không kịp thoát thân.
Câu 10:
Em hãy xác định từ loại cho các từ gạch chân trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm)
Cậu bé quay người lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nghĩ đến người thân.
Cậu bé quay người lau vội dòng nước mắt, giọng run
run khi nghĩ người thân.
Câu 11:
Ghi lại một danh từ riêng, một danh từ chung, 2 đại từ có trong bài đọc: (1 điểm)
2 đại từ:
1 danh từ riêng:
1 danh từ chung:
2 đại từ: tôi, cậu bé.
1 danh từ riêng: Nhật Bản
1 danh từ chung: người.
Câu 13:
Em hãy tả chú công nhân đang làm việc tại công trường.
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu về chú công nhân và công việc của chú.
- Hàng ngày đến trường đi qua một công trường đang xây dựng. Em gặp chú công
nhân đang xây dựng.
b) Thân bài:
- Hình dáng: Thân hình vạm vỡ. Ảnh mắt vui cười. Làn da đen sạm.
- Hoạt động: Bỏ vữa, đặt gạch. Chặt gạch, trám hồ xây. Dùng dây dọi để đo độ thẳng của trường. Gọi lấy hồ và gạch. Huých sáo vui nhộn.
c) Kết bài:
- Muốn ca ngợi chú trong một bức tranh.
- Cảm ơn người thợ xây đã đem đến những tổ ấm hạnh phúc.
- Mong kỹ thuật máy móc sẽ làm cho chú thợ xây bớt mệt hơn.
Trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12, trên công trường xây đựng, mọi người nhộn nhịp trong một ngày lao động mới. Có một bác công nhân bước lên giàn giáo với một nụ cười tươi rói trên môi làm em nhớ mãi.
Bác tên là gì nhỉ? Em cũng không biết nữa. Chỉ thấy một thân hình vạm vỡ, cân đối đang bước lên giàn giáo. Lúc này, bình minh vừa hé rạng làm cho thân hình bác càng thêm nổi bật. Bác đứng đó với đôi chân vững chắc, tay cầm lấy một viên gạch đỏ hồng. Bác thành thục trong từng động tác đến tuyệt vời. Vừa dùng tay trát xi măng, bác vừa khẽ huýt sáo một điệu nhạc êm đềm, trông bác rất yêu đời.
Đôi mắc bác ánh lên niềm tin và nghị lực. Nắng vàng rực rỡ. Những làn mây trắng thong thả lượn lờ như muốn thưởng thức công trình của bác. Mặt trời càng lên cao, thì bức tường của bác cũng cao dần.
Thời gian trôi qua, bác vẫn đứng đó, đôi chân luôn trong tư thế vững chãi, đôi tay thoăn thoắt. Đẹp nhất là khi bác mỉm cười, nụ cười tươi rói, thật đáng yêu. Mái tóc vốn màu đen xanh, nay sương gió nắng mưa đã nhuộm thành nâu đỏ. Bộ quần áo bạc màu ướt đẫm mồ hôi. Bỗng tiếng kẻng báo hiệu giờ nghỉ trưa vang lên. Mọi người lần lượt thu dọn dụng cụ, rửa chân tay chuẩn bị xuống nhà ăn. Bác công nhân của em vẫn miệt mài với công việc, số hồ đã trộn từ trước đưa lên chưa làm hết, nếu nghỉ bây giờ, số hồ còn lại ắt sẽ bị hỏng. Có lẽ nghĩ vậy mà bác cố ráng thêm ít phút nữa tận dụng hết số hồ còn mới thu dọn đồ đạc, bước xuống giàn giáo cùng anh em ăn mía.
Em chưa biết tên bác nhưng việc làm của bác đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về sự tận tụy, hết mình vì công việc chung. Bác là tấm gương trong lao động cho tuổi nhỏ chúng em học tập.