Đề kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 15)
-
2721 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Rừng ngập mặn – “Từ Nhờ phục hồi đến ... hết.”Trang 128 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
Rừng ngập mặn được phục hồi sẽ có nhiều tác dụng như:
- Môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng và ngăn chặn được sự tàn phá của bão lụt.
- Các loại động vật, hải sản, chim nước phát triển nhanh chóng, tăng thêm thu nhập cho bà con ven biển.
- Bảo vệ vững chắc đê điều.
- Cân bằng môi trường sinh thái.
Câu 2:
Ngu Công xã Trịnh Tường - “Từ Muốn có nước đến ... xã Trịnh Tường.”Trang 164 – SGK Tiếng Việt 5 (T1).
Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?
Ông Lìn hiểu rằng muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả. Sau đó về hướng dẫn cho bà con cùng làm.
Câu 3:
Người thợ rèn
Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe, rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.
- Thôi nào! – Anh bảo cậu thợ phụ. Cậu thanh niên rướn người lên. Đôi ống bễ thở phì phò. Những chiếc lưỡi lửa liếm lên rực rỡ.
- Thôi! – Anh nói.
Cậu thợ phụ trở tay lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng, trong khi anh Thận lại lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe và vừa hằm hằm quai búa choạng choạng vừa nói rõ to: “Này ... Này ... Này ...”
Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng. Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng. Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng. Và anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
(Theo Nguyên Ngọc)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Công việc của người thợ phụ là gì? (0,5 điểm)
Chọn đáp án A.
Câu 5:
Chọn đáp án C.
Câu 6:
Vì sao quá trình người thợ rèn làm một sản phẩm được ví như một cuộc chinh phục mới? (0,5 điểm)
Chọn đáp án B.
Câu 7:
Gạch chân vào quan hệ từ và cho biết tác dụng của quan hệ từ đó? (0,5 điểm)
Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng.
Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng.
Tác dụng của quan hệ từ dùng để nối các từ trong câu và dùng để so sánh.
Câu 8:
Điện từ trái nghĩa (với các từ in đậm) vào chỗ châm sau:(1 điểm)
a) Hẹp nhà,…………………bụng.
b) ……………… thác, xuống ghềnh.
a) Rộng
b) Lên
Câu 9:
Gạch chân vào các đại từ trong câu sau: (0,5 điểm)
Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
Câu 10:
Em hãy khoanh vào các cặp từ đồng nghĩa sau (chọn nhiều đáp án):(1 điểm)
Chọn đáp A,B
Câu 11:
Em hãy đặt một câu theo nghĩa chuyển với từ “rèn”: (1 điểm)
Nghĩa gốc: Anh Thận rèn chiếc lưỡi rựa.
Nghĩa chuyển: Em cảm thấy bản thân cần rèn luyện tính nhẫn nại nhiều hơn nữa.
Câu 12:
Em hãy tả người thầy mà em yêu quý và kính trọng.
Gợi ý:
a) Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về thầy giáo của em.
b) Thân bài:
- Giới thiệu chung: Năm nay thầy bao nhiêu tuổi, thầy dạy em môn gì, lớp mấy?
- Ngoại hình:
+ Dáng người thầy dong dỏng cao, dáng đi nhẹ nhàng khoan thai.
+ Gương mặt hình chữ điền, đã xuất hiện những nếp nhăn.
+ Nụ cười luôn nở, ấm áp và hiền hậu, gần gũi và thân thương biết bao nhiêu.
+ Đôi mắt thấy ngày càng yếu đi song vẫn ẩn chứa một biển trời yêu thương.
+ Thầy rất giản dị. Hằng ngày, trên chiếc xe đạp cũ thầy mang tri thức đến cho trò nhỏ.
- Cách thầy dạy bài:
+ Thầy là người truyền cảm hứng văn chương cho em nhiều nhất.
+ Thầy luôn mang đến một không khí rất riêng cho lớp học.
+ Môn Văn trở nên gần gũi hơn bao giờ hết qua lời giảng của thầy.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho thầy.
Gần năm năm trôi qua mà em vẫn còn nhớ hình bóng thầy giáo lớp Một của em như vừa mới gặp thầy ngày hôm qua vậy.
Trên vầng trán cao và rộng của thầy đã hằn sâu nhiều nếp nhăn. Nhìn mái tóc đã bạc phơ vì năm tháng, gương mặt gầy gầy. Em đoán thầy đã dạy học từ lâu lắm rồi. Thầy đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò, đã cầm tay nắn nót từng nét chữ cho họ, không biết giờ đây có ai còn nhớ đến thầy không! Mắt thầy chắc cũng yếu rồi nên thầy thường đeo cặp kính trắng, nhất là những lúc nhìn vào sách hay chấm bài chúng em.
Tuy tuổi đã ngoài năm mươi nhưng ngày nào thầy cũng đến lớp thật sớm để viết từng chữ mẫu vào vở tập viết hoặc bọc lại từng quyển sách đã rách bìa cho học sinh của mình. Trong chiếc cặp da cũ kỹ đã phai màu của thầy lúc nào cũng có một con dao lam. Mỗi khi viết chì mòn đầu, chúng em đều nhờ thầy chuốt lại. Suốt buổi, thầy cứ bận rộn với đám học trò nhỏ mà có bao giờ thầy tỏ vẻ bực bội đâu. Một lần nọ, em mới bước vào lớp, thầy đã gọi ngay lại. Em hơi lo, không biết thầy sẽ quở trách điều gì. Nào ngờ, thầy sửa lại cái vạt áo mà trong lúc vội vàng sơ ý em quên bẻ lại. Cử chỉ thân ái ấy em không thể nào quên được, ít khi thầy la rầy chúng em lắm. Những lúc chúng em chưa ngoan thầy chỉ mỉm cười hiền lành tha thứ và chỉ dẫn tường tận lại cho tất cả cùng hiểu. Thầy thường khuyên chúng em phải cố gắng học hành để mai này trở thành người có ích cho đất nước.
Trong lớp, hơn ba mươi học trò nhỏ đều coi thầy như vị cha già đầy kính yêu của mình.