Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 4)
-
848 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
…”Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da trắng mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”…”
Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Đoạn văn trên được trích trong đoạn trích Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng
Câu 2:
Phương thức biểu đạt: tự sự - biểu cảm- miêu tả. Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm giúp cho nhân vật “ tôi” thể hiện được tâm trạng, niềm vui sướng vô cùng khi được gặp mẹ. Qua sự kết hợp của các phương thức biểu đạt, người đọc sẽ dễ dàng hình dung, cảm nhận và đồng cảm với tác giả.
Câu 3:
Câu 4:
Đoạn văn thể hiện tâm trạng, cảm giác của nhân vật “ tôi”. Đó là niềm sung sướng, hạnh phúc thiêng liêng của tình mẫu tử, qua đó thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng dành cho người mẹ bất hạnh.
Câu 5:
Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích tiểu thuyết “Tắt đèn”) của tác giả Ngô Tất Tố.
Bài làm tham khảo
Đoạn trích tức nước vỡ bờ là những áng văn xuôi hiện rõ nhất hiện thực của xã hội phong kiến với những đời sống của những người nông dân cực khổ. Một trong số đó là chị Dậu là người đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh sống trong xã hội thối nát và bất nhân đã đẩy cho người nông dân vào bước đường cùng, khiến cho họ phải liều mình chống lại để giành giật sự sống cho mình
Chị Dậu sống trong một gia đình nhất nhì trong hạng cùng đinh, dù đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ củ khoai - đồ ăn thay cơm của gia đình, bán cả đàn chó mẹ, chó con mới đẻ, đến nỗi phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng chị Dậu vẫn phải chạy vạy để lo đong đủ tiền sưu thuế cho chồng và cả người chú đã mất lâu năm, tiền sưu thuế cho người sống đã nặng rồi giờ còn gánh cho cả người chết. Trong những ngày sưu thuế không khí ở thôn quê nghèo càng trở nên ngột ngạt, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu đã đến bước đường cùng, không thể nào xoay xở nổi, anh Dậu thì đang bị ốm cũng bị lôi ra đánh trói, còn chị Dậu chỉ biết kêu gào trong uất ức. Nhưng dù cho hoàn cảnh nào thì anh chị vẫn luôn cánh bên nhau, chị Dậu rất mực yêu thương chồng, khi anh Dậu được trả từ đình về nhìn anh mà chị xót hết ruột gan, xin ít gạo nấu cho anh rồi quạt cho cháo nguội, rồi lại giục chồng ăn. Chị Dậu chỉ lo cho chồng còn bản thân thì chẳng màng, trong hoàn cảnh ấy bản thân chị hiểu rằng mình phải thay chồng gánh vác trách nhiệm lo toan cho gia đình. Chẳng thế mà chị Dậu thay đổi tâm thế của mình khi nói chuyện với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị phải bảo vệ chồng và con chị. Khi cai lệ đến chị van xin sợ hãi chỉ sợ chúng nó đánh chồng mình rồi chị hạ giọng "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !". Khi bọn cai lệ vẫn cố đánh anh Dậu chị dùng hết sức thẳng tay xông vào túm cổ tên cai lệ, ấn dúi hắn ra cửa, sức khỏe người đàn bà lực điền đã khiến cho tên cai lệ ngã chỏng quèo, đến người nhà lí trưởng cũng không làm gì được chị. Sức mạnh của tình thương yêu đã làm trỗi dậy sức mạnh tiềm tàng trong con người chị. Sức mạnh quật cường khiến cho bọn tay sai khiếp sợ. Chị Dậu cũng xác định: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được", đúng là tức nước thì vỡ bờ, sức chịu đựng của con người có giới hạn. Từ một người hiền lành, nhẫn nhục chị trở nên ngang tàng, chí khí và sức sống mãnh mẽ. Hành động chống lại đám cường hào chỉ là hành động bế tắc, cùng quẫn của chị cũng như là đường cùng của những người nông dân sống trong xã hội bấy giờ. Chính bọn tham quan đã dồn chị đến cảnh không thể chịu đựng được mà phải vùng lên để bảo vệ bản thân và gia đình.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" dù chỉ là một đoạn trích nhưng nó là một màn bi hài kịch với những xung đột đầy căng thẳng. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách chị Dậu là một người hiền dịu đầy tình yêu thương và biết sống khiêm nhường nhưng hoàn cảnh đã đẩy chị lên trở thành một sức mạnh phản ứng tiềm tàng