Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Văn Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 (có đáp án)

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 (có đáp án)

Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (Đề 2)

  • 1769 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phần I: Đọc hiểu

Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."

(Lão Hạc, Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:

Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?

Xem đáp án

- Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất. Tác giả xưng tôi.

- Phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự xen miêu tả, biểu cảm.


Câu 2:

Tìm các từ tượng hình trong câu và nêu tác dụng: Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

Xem đáp án

Đáp án

Từ tượng hình rũ rượi, xộc xệch, sòng sòng ⇒ Diễn tả cái chết đau đớn, vật vã tột cùng của nhân vật lão Hạc hiền lành, thiện lương.


Câu 3:

Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông lão?

Xem đáp án

*Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

- Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết.

- Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát.

- Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống.


Câu 4:

Phần II: Tập làm văn

“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ sách mạng trong cảnh tù đày”

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận

Xem đáp án

Gợi ý

A. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Khi con tu hú (hoàn cảnh sáng tác, nhan đề)

- Dẫn dắt vấn đề: “Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ sách mạng trong cảnh tù đày”.

B. Thân bài:

*Bức tranh thiên nhiên mùa hè yên bình, tươi đẹp trong cảm nhận của tác giả:

- Âm thanh quen thuộc, gần gũi với mùa hè: tiếng chim tu hú kêu, tiếng ve ngân, tiếng diều sáo trên trời.

- Màu sắc đa dạng, tươi đẹp: mày vàng của lúa chín, của ngô, màu vàng hồng của nắng mới, màu xanh thẳm của bầu trời.

→ Gam màu sáng, âm thanh nhộn nhịp của sự sống đánh thức người tù cách mạng. Tất cả vẻ sôi động, đẹp đẽ của mùa hè được cảm nhận bởi tâm hồn trẻ trung, yêu đời, tinh tế của người tù cách mạng yêu sự sống.

*Cảm xúc của người tù, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù:

- Trước khung cảnh đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng như bí bách, ngột ngạt

+ Động từ mạnh diễn đạt: đạp, ngột, chết uất.

+ Kết thúc bằng một loạt từ cảm thán ôi!, làm sao, thôi.

- Khát vọng muốn được vượt thoát khỏi cảnh tù đày để tiếp tục con đường cách mạng.

- Tiếng chim tu hu xuất hiện ở đầu và kết thúc bài thơ tạo ra sự logic.

- Tiếng chim chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù.

- Sâu xa hơn là khao khát đất nước hòa bình, độc lập

*Thành công về mặt nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển.

- Cách ngắt nhịp thay đổi bất ngờ, cảm xúc logic, giọng điệu linh hoạt.

C. Kết bài:

- Khẳng định bài thơ Khi con tu hú thể hiện tình yêu cuộc sống, tự nhiên, khao khát tới cháy bỏng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đày.

- Bằng giọng văn tha thiết, chân thành, mãnh liệt khao khát tự do với hệ thống hình ảnh gợi hình gợi cảm.


Bắt đầu thi ngay