Chủ nhật, 17/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi Sinh học 6 học kì 1 (Đề 2)

  • 1950 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Nhụy hoa gồm những bộ phận nào ?

Xem đáp án

Đáp án : D.


Câu 4:

Khi nói về chức năng các bộ phận của hoa, phát biểu nào dưới đây là sai ?

Xem đáp án

Đáp án : D.


Câu 5:

Quan sát hình « sơ đồ cấu tạo hoa » và ghi chú thích cho hình

Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án

 

Xem đáp án

chú thích

1. nhụy

2. cánh hoa

3. nhị

4. lá đài

5. đế hoa

6. cuống hoa


Câu 6:

Câu hỏi tự luận

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? dạng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào thường gặp ?

Xem đáp án

   - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá)

   - Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, thân củ,lá…

Ví dụ:

   - Sinh sản sinh dưỡng bằng thân bó: rau má, cây dâu tây…

   - Sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ: cây cỏ tranh, cây củ ấu, gừng…

   - Sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ: củ khoai tây, củ khoai môn….

 

   - Sinh sản sinh dưỡng bằng lá: cây thuốc bỏng…


Câu 7:

Tại sao người ta thường trồng khoai tây bằng củ, mà khoai lang lại trồng bằng dây ?

Xem đáp án

   - Khoai tây sinh sản bằng thân củ. Cây khoai tây là một phần thân của cây nằm trong đất phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Mỗi củ khoai tây có nhiều mầm, người ta có thể lấy cả củ hoặc cắt củ thành nhiều mảnh, mỗi mảnh có một mầm để trồng

   - Khoai lang người ta thường trồng bằng dây mục đích là để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn , người ta không trồng khoai lang bằng củ ( vì thật ra củ khoai lang chỉ là rễ chứ không phải thân)


Câu 8:

Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào cốc thủy tinh đựng đầy nước. Đổ nước đầy vào ống nghiệm, úp ống nghiệm đó vào một cành rong sao cho không có bọt khí lọt vào. Sau đó để cốc ra chỗ có nắng. Sau một thời gian, ta thấy hiện tượng gì xảy ra ?

Xem đáp án

   Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào cốc thủy tinh đựng đầy nước. Đổ nước vào đầy ống nghiệm, úp ống nghiệm đó vào một cành rong sao cho không có bọt khí lọt vào. Sau đó để cốc ra chỗ nắng. Sau một thời gian, ta thấy có bọt khí nổi lên, mực nước trong ống nghiệm hạ xuống. Nguyên nhân của hiện tượng này là rong quang hợp đã làm tiêu hao nước và giải phóng khí oxi


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương