Phong trào dân chủ 1936 - 1939 (Có đáp án)
-
865 lượt thi
-
58 câu hỏi
-
58 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xít đã lên năm chính quyền ở những quốc gia nào?
Đáp án C
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xít đã lên năm chính quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản
Câu 2:
Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có điều kiện gì thuận lợi cho cách mạng Việt Nam?
Đáp án A
Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động. Trong đó, ở Pháp, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền đã thi hành những chính sách tiến bộ ở thuộc địa. Trong đó có Việt Nam. Đây là một điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
Câu 3:
Sự xuất hiện và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã đặt nhân loại đứng trước nguy cơ gì?
Đáp án D
Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang, đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới
Câu 4:
Tại Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là
Đáp án A
Tại Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình, dân chủ
Câu 5:
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là
Đáp án A
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống chủ nghĩa phát xít, mục tiêu đấu tranh là dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
Câu 6:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939 là
Đáp án B
Nhìn chung, những năm 1936 - 1939 là giai đoạn phục hồi và phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp
Câu 7:
Tình hình kinh tế Việt Nam những năm 1936 - 1939
Đáp án A
Khác với thời kì 1930 -1935, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 có sự phục hồi và phát triển tuy vẫn lạc hậu và phụ thuộc vào Pháp. Biểu hiện là:
- Nông nghiệp: Pháp để phần lớn đất nông nghiêp độc canh trồng lúa. Các đồn điền của tư bản Pháp chủ yếu trồng cao su, cà phê, chè, đay, gai, bông,...
- Công nghiệp: sản lượng các ngành dệt, sản xuất xi măng, chế cất rượu tăng. Một số ngành khác như: điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm,...nhưng ít phát triển.
- Thương nghiệp: Pháp độc quyền mua bán thuốc phiện, muối, rượu thu lợi nhuận cao; nhập khẩu máy móc và công nghiệp hàng tiêu dùng
Câu 8:
Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là
Đáp án D
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình
Câu 9:
Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh trong phong trào nào sau đây?
Đáp án D
Hội nghị tháng 7-1936 đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của phong trào 1936 - 1939 là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình
Câu 10:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập mặt trận gì?
Đáo án C
Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Đến tháng 3-1938, mặt trận này đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương
Câu 11:
Ở Việt Nam, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương tập hợp quần chúng đấu tranh trong phong trào nào sau đây?
Đáp án D
Hội nghị tháng 7/1936 đã thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, nhằm tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh đòi dân sinh dân chủ giai đoạn 1936 - 1939.
Câu 12:
Mít tinh, hội họp, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào trong phong trào 1936 - 1939?
Đáp án A
Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháp sẽ cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp để thảo ra các bản “dân nguyện” gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội. Quần chúng sôi nổi tham gia vào các cuộc mít tinh, hội họp.
=> Mít tinh, hội họp, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào Đông Dương Đại hội
Câu 13:
Trong phong trào Đông Dương đại hội, Đảng ta đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?
Đáp án A
Tuy phong trào Đông Dương đại hội không thành công nhưng Đảng ta đã tích lũy được một số kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp
Câu 14:
Đâu không phải là điều kiện khách quan Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đề cao vấn đề dân chủ trong giai đoan 1936 - 1939?
Đáp án D
Những diễn biến của tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX như: sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh; những quyết định của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935 và sự kiện mặt trận nhân dân Pháp thắng cử nghị viện, lên nắm chính quyền và thi hanh những chính sách nới lỏng ở thuộc địa là điều kiện khách quan dẫn tới sự việc Đảng cộng sản Đông Dương quyết định đề cao vấn đề dân chủ trong giai đoan 1936-1939.
Đáp án D: là điều kiện chủ quan dẫn đến chủ trương đề cao vấn đề dân chủ trong phong trào 1936 – 1939 của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 15:
Cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong những năm 1936 - 1939 là
Đáp án A
Tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh.
Câu 16:
Yếu tố nào sau đây quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
Đáp án D
Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương ĐCSĐD (7-1936) là yếu tố quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939. Vì nếu chỉ có 3 điều kiện khách quan nêu trên mà không có sự chỉ đạo của Đảng thì không thể có phong trào 1936-1939 ở Việt Nam.
Câu 17:
Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 kết thúc khi
Đáp án A
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 cũng theo đó mà chấm dứt do Pháp thực hiện chính sách thù địch với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa
Câu 18:
Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng?
Đáp án B
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu: độc lập dân tộc và người cày có ruộng để giải quyết các vấn đề trước mắt là tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình của người dân. Đây cũng là hội nghị thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt trong chủ trương của Đảng trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển
Câu 19:
Cơ sở nào để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?
Đáp án C
Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp thắng cử nghị viện, lên nắm quyền và thi hành một số chính sách nới lỏng ở thuộc địa như: trả lại tự do cho tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình các thuộc địa, và thi hành một số cải cách xã hội… Đây chính là điều kiện để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939
Câu 20:
Vì sao trong những năm 1936 - 1939, ta lại có điều kiện để đấu tranh công khai, hợp pháp?
Đáp án C
Tháng 6-1936, Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp và thi hành một số chính sách tiến bộ với thuộc địa. Đây là điều kiện quan trọng để ta đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, cơm óa và hòa bình bằng hình thức công khai - bí mật, hợp pháp - bất hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh, dân chủ đang đặt ra cấp thiết trong nhân dân. Chính vì thế, Hội nghị tháng 7/1936 đã quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936 – 1939
Câu 21:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã
Đáp án D
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã giác ngộ được đông đảo quần chúng tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng
Câu 22:
Đâu không phải là thành công mà phong trào dân chủ 1936 - 1939 đạt được?
Đáp án A
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã đạt được nhiều kết quả:
- Đảng đã có một cuộc tập dượt chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách.
- Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng.
=> Đáp án A: Khối liên kinh công - nông được hình thành là thành công của phong trào cách mạng 1930 - 1931
Câu 23:
Phong trào dân chủ 1936-1939 là một phong trào
Đáp án A
Phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ (có tính dân chủ điển hình) nhưng vẫn mang tính chất dân tộc vì:
- Kẻ thù của phong trào là bọn phản động thuộc địa không chịu thi hành những chính sách tiến bộ của mặt trận nhân dân Pháp. Đây là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc.
- Mục tiêu đấu tranh của phong trào là đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Đây là những quyền lợi mà dân tộc cần có.
- Tham gia phong trào là đông đảo các lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ, đồng thời cũng là lực lượng dân tộc.
- Phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tập dượt lần lần hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám
Câu 24:
Nhận xét nào dưới đây là đúng về phong trào dân chủ (1936 - 1939) ở Việt Nam?
Đáp án B
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là phong trào có tính dân chủ điển hình nhưng vẫn mang tính chất dân tộc. Tính dân tộc ấy được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Về nhiệm vụ: Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi -> phong trào mang tính dân chủ sâu sắc nhưng nhiệm vụ giải phóng dân tộc xuyên suốt từ các thời kì trước cũng không bị sao lãng.
- Về đối tượng cách mạng: Phong trào chưa nhằm vào đánh đổ toàn bộ thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa không chịu thực hiện chính sách mà Mặt trận nhân dân Pháp đã ban hành. Bọn phản động thuộc địa là bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc. Phong trào chưa nhằm đánh đổ toàn bộ kẻ thù dân tộc nhưng nhằm vào bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc, nên phong trào cũng mang tính dân tộc.
- Về mục tiêu đấu tranh: Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất mà chỉ đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, đó là những quyền dân chủ đơn sơ nhưng cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để đòi từ tay kẻ thù của dân tộc. Bởi thế phong trào mang tính chất dân tộc.
- Về lực lượng cách mạng: Đây là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.
- Về mặt ý nghĩa: làm cho trận địa và lực lượng của cách mạng được mở rộng, xây dựng nên lực lượng chính trị quần chúng hùng hậu, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc về sau.
Câu 25:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 mang tính dân tộc sâu sắc vì?
Đáp án B
Phong trào 1936 - 1939 không chỉ mang tính dân chủ điển hình mà còn mang tính dân tộc sâu sắc. Phong trào 1936 - 1939 là là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc
Câu 26:
Điểm khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa tư bản dân chủ là
Đáp án A
Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.
Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền không phải là sự thay thế một chính phủ tư sản này bằng một chính phủ tư sản khác, mà đó là sự thay thế của một nền thống trị kiểu dân chủ sang thống trị kiểu độc tài
Câu 27:
Tại sao phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính cách mạng
Đáp án C
Phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính cách mạng vì nó là một giai đoạn của cuộc vận động giải phóng dân tộc chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám (1945), hướng tới thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giành độc lập dân tộc
Câu 28:
Đâu là hạn chế của Đảng cộng sản Đông Dương trong công tác mặt trận ở phong trào dân chủ 1936-1939?
Đáp án D
Hạn chế của Đảng cộng sản Đông Dương trong công tác mặt trận ở phong trào dân chủ 1936-1939 là tên mặt trận không phù hợp với nhiệm vụ của thời kì nên ảnh hưởng tới quá trình tập hợp lực lượng. Cụ thể nhiệm vụ trước mắt của thời kì 1936-1939 là chưa phải là đánh đổ thực dân pháp mà là chống phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, nhưng tên mặt trận lại được đặt là mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Hạn chế đó sau này đã được khắc phục khi tên gọi mặt trận dân chủ Đông Dương ra đời (3-1938)
Câu 29:
Hạn chế về lực lượng cách mạng nêu ra trong Luận cương chính trị (10-1930) được khắc phục từ mặt trận nào?
Đáp án D
- Hạn chế về lực lượng trong Luận cương chính trị (10-1930) là chỉ xác đinh công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng, chưa tập hợp được các giai cấp, tầng lớp khác đấu tranh giành độc lập.
- Hạn chế này được khắc phục đầu tiên trong Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Đây là mặt trận thành lập nhằm tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp đấu tranh cho dân tộc dân chủ. Sau đó, khắc phục triệt để hạn chế này là trong Mặt trận Việt Minh (thành lập năm 1941).
Câu 30:
Điểm khác nhau về nhiệm vụ đấu tranh trước mắt giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là
Đáp án B
Điểm khác nhau về nhiệm vụ- mục tiêu đấu tranh giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là phong trào dân chủ 1936 - 1939 chưa chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc mà chỉ nhằm mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình
Câu 31:
Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có điểm khác nhau về
Đáp án C
Phong trào 1930 - 1931 và phong trào 1936 - 1939 có sự khác nhau về khẩu hiệu đấu tranh:
- Phong trào 1930 - 1931: “Độc lập cho dân tộc”, “Ruộng đất cho dân cày”
- Phong trào 1936 - 1939: “Chống phát xít chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”
Câu 32:
Điểm khác nhau về hình thức - phương pháp đấu tranh giữa phong trào dân chủ 1936 - 1939 so với phong trào cách mạng 1930 -1931 là
Đáp án D
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 so với phong trào cách mạng 1930 -1931 diễn ra dưới các hình thức phong phú, có nhiều hình thức đấu tranh mới, bao gồm cả công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
Câu 33:
So với phong trào cách mạng 1930 - 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là kết hợp các hình thức
Đáp án D
Về phương pháp đấu tranh:
- Phong trào 1930 – 1931: đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
- Phong trào 1936 – 1939: đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
Câu 34:
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939?
Đáp án D
Trong phong trào dân chủ 1936-1939 không sử dụng đến lực lượng vũ trang, không có hoạt động đấu tranh vũ trang nên nó không phải là bạo lực cách mạng như phong trào 1930 – 1931.
Câu 35:
Bối cảnh lịch sử của phong trào dân chủ (1936 - 1939) có điểm gì khác biệt với phong trào cách mạng (1930 - 1931)?
Đáp án D
Về hoàn cảnh lịch sử:
- Phong trào 1930 - 1931:
+ Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề nhằm bù đắp thiệt hại của khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
+ Pháp thực hiện chính sách khủng bố trắng sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Phong trào 1936 - 1939: tháng 7-1935, Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít, mục tiêu đấu tranh là giành dân chủ, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi => Quốc tế cộng sản đã có chủ trương chuyển hướng đấu tranh so với giai đoạn trước
Câu 36:
Bài học kinh nghiệm lớn nhất cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình đề ra đường lối lãnh đạo cách mạng giai đoạn 1936 - 1939 là
Đáp án C
Bài học kinh nghiệm lớn nhất mà Đảng Cộng sản Đông Dương rút ra được trong quá trình đề ra đường lối lãnh đạo cách mạng ở phong trào dân chủ 1936 - 1939 là nắm bắt sự chuyển biến của tình hình để đề ra đường lối đấu tranh phù hợp, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược
Câu 37:
Thực tiễn phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đã khẳng định
Đáp án D
- Dưới chính sách áp bức, bóc lột tàn nhẫn của thực dân Pháp bằng cách mượn tay phong kiến đã làm cho mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến diễn ra gay gắt => Nhiều vấn đề dân chủ đã được đặt ra.
- Phong trào dân chủ 1936 – 1939 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra trên quy mô rộng lớn từ Bắc, Trung, Nam, từ thành thị đến nông thôn, qua phong trào đông đảo quần chúng nhân dân như công nhân, nông dân, tư sản, trung tiểu địa chủ đã đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất. Mặc dù khẩu hiệu đấu tranh chứa đựng nội dung cải cách dân chủ trong khuôn khổ chính quyển thực dân cho phép, nhưng phong trào hoàn toàn không có tính cải lương, phong trào đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách trước mắt. Đó thực sự là cuộc đấu tranh thực hiện mục tiêu dân tộc và dân chủ của cuộc cách mạng.
- Phong trào 1936 – 1939 chứng tỏ đấu tranh giành quyền dân chủ là một nội dung của nhiệm vụ dân tộc. Mặc dù hai nhiệm vụ này không phải lúc nào nó cũng diễn ra cùng một lúc. Tuỳ từng thời kì, từng giai đoạn mà vận dụng cho hợp lí.
Câu 38:
Bài học nào dưới đây được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 -1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
Đáp án C
Phong trào 1936 – 1939:
- Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho mục tiêu chung.
- Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi quyền dân sinh, dân chủ.
=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay
Câu 39:
Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
Đáp án A
Phong trào 1936 - 1939 có ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất là phong trào đã tập hợp một lực lượng chính trị đông đảo và phương pháp đấu tranh phong phú:
- Lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo bao gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, …
- Phương pháp đấu tranh phong phú: bán công khai, bán hợp pháp, bí mật, bất hợp pháp
Câu 40:
Nội dung nào không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?
Đáp án D
- Các đáp án A, B, C: đều là nội dung của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939.
- Đáp án D: là nội dung của chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) – sau khi Nhật đảo chính Pháp. Thời kì này, kẻ thù của ta vẫn là đế quốc Pháp và tay sai
Câu 41:
Vì sao Đảng ta quyết định chuyển hướng chỉ đạo cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 - 1939?
Đáp án B
Tháng 7 -1936, Hội nghi Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương họp, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp tại Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (tình hình thế giới) căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam (tình hình trong nước) định ra đường lối và phương pháp đấu tranh
Câu 42:
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương?
Đáp án B
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11 - 1939) đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu bằng việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
=> Hội nghị đã đánh dấu sự chuyển hưởng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược cách mạng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Câu 43:
Một trong những bài học kinh nghiệm của phong trào 1936 - 1939 là gì?
Đáp án B
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã để lại bài học kinh nghiệm về:
- Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- ...
Câu 44:
Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của phong trào 1936 - 1939?
Đáp án A
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 có ý nghĩa:
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành và tích lũy bài học kinh nghiệm.
- Là phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi.
- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
=> Đáp án A: là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931
Câu 45:
Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ (1936 – 1939) ở Việt Nam?
Đáp án D
Phong trào 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh công khai đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình, có sự dụng phương pháp đấu tranh phong phú ngoại trừ đấu tranh vũ trang.
Câu 46:
Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
Đáp án D
Phong trào 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh công khai đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình, diễn ra dưới hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
Câu 47:
Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội trong thời kì 1936-1939 là
Đáp án B
Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháp sẽ cứ một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ để thảo ra các bản dân nguyện gửi tới phái đoàn tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
=> Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội thời kì 1936 - 1939 là thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương
Câu 48:
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương trong thời kỳ 1936 - 1939 là gì?
Đáp án B
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến
Câu 49:
Đòi tự do dân chủ chủ cơm áo và hòa bình là mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong phong trào nào sau đây?
Đáp án A
Hội nghị tháng 7/1936 đã đề ra mục tiêu đấu tranh trước mắt của phong trào 1936 - 1939 là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình
Câu 50:
Nhằm đẩy mạnh phong trào đấu tranh dân chủ trong những năm 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản những tờ báo nào sau đây
Đáp án D
Trong cuộc đấu tranh trên linh vực báo chí, đảng đã xuấn bản nhiều tớ báo công khai ở các thành phố lớn trong nước như: Tiền Phong, Dân chúng, Lao Động, Tin tức,…Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn của cuộc vận động dân sinh dân chủ thời kì 1936 - 1939
Câu 51:
Hình thức và phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kỳ 1936 – 1939 là
Đáp án C
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 đã đề ra phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp (hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai)
Câu 52:
Đảng Cộng sản Đông Dương xác định phương pháp đấu tranh là kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp trong
Đáp án A
Tháng 7/1936, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định phương pháp đấu tranh trong phong trào 1936 – 1939 là: kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp để đòi dân sinh, dân chủ.
Câu 53:
Mặt trận được Đảng ta thành lập tháng 7 năm 1936 có tên gọi là gì?
Đáp án D
Hội nghị tháng 7/1936 chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương
Câu 54:
Năm 1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành
Đáp án A
Năm 1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương
Câu 55:
Cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ trong phong trào 1936-1939 mở đầu bằng
Đáp án D
- Mở đầu là phong trào 1936 – 1939 là phong trào Đại hội Đông Dương. Biết được Quốc hội Pháp sẽ cử các phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động một phong trào rộng lớn trong người dân đấu tranh công khai, hợp pháp nêu lên nguyện vọng về tự do, dân chủ và cải thiện đời sống.
- Phong trào Đông Dương Đại hội, từ một sáng kiến ở Sài Gòn đã được nhân rộng khắp toàn quốc. Tại Nam Kỳ đến cuối tháng 9-1936 đã thành lập hơn 600 uỷ ban hành động của công nhân, nông dân, viên chức. Nhiều ủy ban hành động có trụ sở, tổ chức sinh hoạt chính trị công khai, vạch trần hiện trạng bất công, cực khổ dưới chế độ thuộc địa tàn bạo, thảo luận các biện pháp đấu tranh thích hợp nhằm đạt được các yêu sách về tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình
Câu 56:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939) được triệu tập trong bối cảnh
Đáp án B
Từ năm 1939, thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy, tăng mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới, đồng thời sa thải bớt công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm, …. Kiểm soát gắt gao việc sản xuất và phân phối lại, ấn định giá cả. Chính sách này của thực dân Pháp đã dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt => Trước tình hình đó, đảng ta đã triệu tập hội nghị tháng 11-1939, đưa ra chủ trương giải quyết vấn đề trước mắt đó là giải phóng dân tộc
Câu 57:
Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939 là
Đáp án D
Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939 là có nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó có đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động,… các đảng này tăng cường hoạt động để tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng
Câu 58:
Năm 1936, ở Việt Nam các uỷ ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì
Đáp án C
Mục tiêu của phong trào Đông Dương đại hội là vận động và tổ chức nhân dân họp bàn các yêu cầu tự do, dân chủ để thảo ra các bản “dân nguyện” gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội. Các ủy ban hành động được thành lập cũng nhằm phục vụ cho mục đích này