Bài tập trắc nghiệm Bố cục của văn bản (có đáp án)
-
1583 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản Người thầy đạo cao đức trọng (trang 24 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.
Văn bản trên có thể chia thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu…không màng danh lợi)
- Phần 2 (tiếp… không cho vào thăm)
- Phần 3 (còn lại)
Câu 2:
Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên.
- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An
- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng
- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.
Câu 3:
Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên.
- Phẩn mở đầu: Giới thiệu về chủ đề văn bản (người thầy Chu Văn An - tài cao đức trọng).
- Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh liên quan tới chủ đề của văn bản. Giải quyết chủ đề đã nêu ở phần mở bài.
- Phần kết bài: Tổng kết các chủ đề của văn bản.
Cả ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo trình tự hợp lý để thể hiện chủ đề của văn bản.
Câu 4:
Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau thế nào?
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
- Bố cục văn bản gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Nhiệm vụ của từng phần:
+ Phần mở bài: Nêu chủ đề văn bản
+ Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề
+ Phần kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản
Câu 5:
Phân tích cách sắp xếp nội dung phần thân bài trong Tôi đi học.
- Thân bài của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về: Trên đường đến trường, trên sân trường, khi vào lớp học.
- Các sự kiện này được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian.
Câu 6:
Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.
Phần thân bài của văn bản Trong lòng mẹ trình bày diễn biến tâm lý của bé Hồng: Bé Hồng thương mẹ Căm thù những cổ tục đã đầy đọa mẹ Bỏ ngoài tai những lời nói từ dã tâm thâm độc của người cô Nỗi sung sướng khi được gặp mẹ.
Câu 7:
Khi tả người, tả vật,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.
- Khi miêu tả người trình bày lần lượt: hình dáng, cử chỉ, nét mặt, giọng nói, sở thích, tình cảm.
- Khi miêu tả con vật lần lượt theo trình tự: tả bao quát hình dáng, tả chi tiết các bộ phận (chú ý đến tiếng kêu, màu lông) thói quen, quan hệ của con vật với người.
Câu 8:
Phần thân bài văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề người thầy đạo cao đức trọng. Hãy cho biết cách sắp xếp sự việc ấy.
- Việc Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao Chu Văn An là người thầy giáo giỏi
- Chi tiết Chu Văn An có nhiều lần can ngăn vua, ông cáo quan về quê Chu Văn An là người cương trực, tính tình thẳng thắn, không màng danh lợi
Câu 9:
Từ bài tập trên và bằng hiểu biết của mình hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
- Cách sắp xếp phần thân bài của văn bản tùy thuộc vào chủ đề.
- Có những bài sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp với thời gian và không gian hoặc cho sự phát triển của sự việc theo một mạch suy luận, phù hợp với sự triển khai chủ đề và tiếp nhận của người đọc.
Câu 10:
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.
(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)
a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.
- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.
b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.
- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.
c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.
- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.
Câu 11:
Nếu phải trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?
- Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ:
+ Hồng sống xa mẹ nên rất muốn được đi thăm mẹ, nhưng nhận ra dã tâm của người cô nên đã từ chối.
+ Khi nghe bà cô nói những lời độc ác về mẹ, cậu bé không giấu nổi tình thương mẹ nên đã khóc.
+ Hồng cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ nên muốn nghiền nát những cổ tục đày đọa mẹ.
+ Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ mà càng khiến em yêu thương mẹ nhiều hơn.
Câu 12:
Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau:
a) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước.
- Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích.
- Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.
b) Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đi một ngày đàng.
- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn.
Theo em cách sắp xếp đã hợp lí chưa, nếu chưa hợp lí thì sửa lại như thế nào?
- Cách sắp xếp phần thân bài như trên là không hợp lý.
+ Trước hết, cần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
+ Sau đó chứng minh: Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. (trình bày theo trình tự thời gian)