IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 12: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Trắc nghiệm Lịch Sử 12: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (P2)

  • 3619 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu phá hoại lần thứ nhất của Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án C

Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là âm mưu của Mĩ trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.


Câu 2:

Chiến thắng nào khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mỹ trong “Chiến tranh cục bộ”?

Xem đáp án

Đáp án D

Chiến thắng Vạn Tường trong cuộc kháng chiến chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đã chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại quân chủ lực Mỹ trong Chiến tranh cục bộ”?


Câu 3:

Ý nào sau đây không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

Đáp án D là âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965).


Câu 4:

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

Xem đáp án

Đáp án C

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.


Câu 5:

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.


Câu 6:

Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án B

“Điên Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15-1-1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).


Câu 7:

Để tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ chủ yếu sử dụng lực lượng

Xem đáp án

Đáp án D

Để tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ chủ yếu sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hoả lực, không quân của Mĩ và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.


Câu 8:

Đập tan cuộc hành quân của Mĩ mang tên “Lam Sơn 719“ (từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971) có sự phối hợp của quân đội nước nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn.


Câu 9:

Trận đánh quyết định của ta buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí với ta hiệp định Pari năm 1973 là

Xem đáp án

Đáp án B

“Điên Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15-1-1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).


Câu 10:

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra với quy mô và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” do

Xem đáp án

Đáp án D

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra với quy mô và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” do chiến lược chiến tranh này được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ), số quân đông vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền Bắc


Câu 11:

Nội dung nào là công thức tổng quát về chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam

Xem đáp án

Đáp án A

Công thức tổng quát về chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam là: Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ + quân đồng minh+ quân đội Sài Gòn+ vũ khí, trang thiết bị của Mĩ


Câu 12:

Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), yếu tố bất ngờ nhất khiến cho địch choáng váng là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), yếu tố bất ngờ nhất khiến cho địch choáng váng là ta mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn.


Câu 13:

Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm

Xem đáp án

Đáp án C

Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam.


Câu 14:

Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri?

Xem đáp án

Đáp án D

Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri là Viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để tiếp tục thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh”.


Câu 15:

Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của trận Điện Biên Phủ trên không?

Xem đáp án

Đáp án B

Ý nghĩa quan trọng nhất của trận Điện Biên Phủ trên không là buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam


Câu 16:

Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972? 

Xem đáp án

Đáp án C

Đáp án C là ý nghĩa của trận “Điện Biên Phủ trên không”.


Câu 17:

Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh Rất nhiều điều khoản ghi trong hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được hoàn tất, trong đó quan trọng nhất là chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc.


Câu 18:

Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược là

Xem đáp án

Đáp án B

Chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.


Câu 19:

Sự kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước?

Xem đáp án

Đáp án C

Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.


Câu 20:

Sau khi kí hiệp định Pa-ri và rút quân về nước Mĩ vẫn có hành động gì để thể hiện âm mưu tiếp tục kéo dài chiến tranh ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau khi kí hiệp định Pa-ri và rút quân về nước Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Hành động này chứng tỏ Mĩ vẫn có âm mưu tiếp tục kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.


Câu 21:

Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri của chính quyền Sài Gòn là

Xem đáp án

Đáp án D

Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri  của chính quyền Sài Gòn là tiếp tục chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxon


Câu 22:

Đỉnh cao của đợt hoạt động quân sự Đông-Xuân 1974-1975 là

Xem đáp án

Đáp án D

Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, ta mở hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 – Phước Long.


Câu 23:

Sau Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Hiệp định Pari quy định quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi nước ta, lúc này ở miền Nam chỉ còn quân đội Sài Gòn, điều khoản này đã tạo ra sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam.


Câu 24:

Hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất để Đảng đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, đặc biệt là sau chiến thắng Phước Long lại càng củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng. => Đảng ta đã đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.


Câu 25:

Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ?

Xem đáp án

Đáp án C

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận thất bại của chiến tranh cục bộ.


Câu 26:

Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam được thành lập có ý nghĩa gì ?

Xem đáp án

Đáp án B

Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam được thành lập (6-6-1969) là một thắng lợi trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng miền Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của mặt trận đấu tranh ngoại giao.


Câu 27:

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:

Xem đáp án

Đáp án C

Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiên tranh.


Câu 28:

Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm

Xem đáp án

Đáp án B

Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc…


Câu 29:

Tập đoàn Níchxơn thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhằm:

Xem đáp án

Đáp án A

Tập đoàn Ních-Xơn thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhằm cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri.


Câu 30:

Khâu chính của công cuộc cải tạo quan hộ sản xuất Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong năm 1958 – 1960?

Xem đáp án

Đáp án B

Khâu chính của công cuộc cải tạo quan hộ sản xuất Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong năm 1958 – 1960 là hợp tác hóa nông nghiệp.


Bắt đầu thi ngay