Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

Tuyển tập Bộ đề thi thử THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 3)

  • 4975 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng ở đời cá thể con nhờ cơ chế

Xem đáp án

Đáp án A

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng ở đời cá thể con nhờ cơ chế : nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A sai. gai hoa hồng là biến dạng của biểu bì thân, gia xương rồng là biến dạng của lá – Đây là 2 cơ quan tương tự

B sai, tuyến nọc độc của rắn và tuyến nọc độc của bọ cạp là 2 cơ quan tương tự

C sai, cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương tự

D đúng


Câu 4:

Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

Xem đáp án

Đáp án C

Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là khoảng chống chịu


Câu 5:

Tần số tương đối của một alen trong quần thể tại một thời điểm xác định được tính bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Tần số tương đối của một alen trong quần thể tại một thời điểm xác định được tính bằng. Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.


Câu 6:

Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành sự sống trên trái đất?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu không đúng là A

Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học đã được chứng minh năm 1953 qua thí nghiệm của Milo và Uray


Câu 7:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu đúng là B

A sai. CLTN giữ lại những cá thể có kiểu hình thích nghi nhất và có khả năng sinh sản cao nhất ó sẽ giữ lại tổ hợp gen thích nghi nhất, có khả năng sinh sản cao nhất. qua đó làm thay đổi thành phần kiểu gen – tần số alen

C sai. CLTN không tạo ra các gen mới

D sai. CLTN chống lại thể dị hợp sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn  ( nếu quần thể là quần thể ngẫu phối )


Câu 8:

(1)gen.  (2)mARN.   (3)axit amin.   (4)tARN.   (5)riboxom.   (6)enzim

Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit là

Xem đáp án

Đáp án D

Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit là 2,3,4,5,6


Câu 9:

Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì:

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên nhân là đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiệnNguyên nhân là đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện


Câu 10:

Bản chất của quy luật phân ly là

Xem đáp án

Đáp án A

Bản chất của quy luật phân li là sự phân ly của cặp alen trong giảm phân


Câu 11:

Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về quần thể tự phối?

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung không đúng là quần thể thể hiện tính đa hình


Câu 12:

Quan sát tế bào sinh dưỡng của một người bị bệnh thấy có nhiễm sắc thể thứ 21 ngắn hơn nhiễm sắc thể 21 của người bình thường. Người đó có thể bị

Xem đáp án

Đáp án C

Người bị bệnh, NST số 21 ngắn hơn so với bình thường=> bị bệnh ung thư máu


Câu 13:

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

Xem đáp án

Đáp án C

Sự phân bố các cá thể cùng loài 1 cách đồng đều nhằm giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể


Câu 14:

Khi nói về sự di truyền của các gen trong té bào nhân thực của động vật lưỡng bội, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Kết luận không đúng là C

Các alen thuộc locut khác nhau nhưng cùng trên 1 NST thì di truyền cùng nhau


Câu 20:

Ở người, bệnh mù màu và bệnh máu khó đông thường biểu hiện ở nam giới là vì:

Xem đáp án

Đáp án A

Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông thường biểu hiện ở nam giới là vì

Gen quy định hai tính trạng trên là gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y

Điều này có nghĩa là ở nam giới chỉ cần 1 alen gây bệnh là đã có thể biểu hiện ra bên ngoài

Còn ở nữ giới chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi cơ thể ở trạng thái đồng hợp lặn


Câu 21:

Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:

Xem đáp án

Đáp án D

Để tạo ra cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD , người ta tiến hành :

Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD


Câu 22:

Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gen AAbb thành 15 phôi và nuôi cấy phát triển thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này

Xem đáp án

Đáp án B

Mức phản ứng của cơ thể do kiểu gen quy định

15 cá thể này có chung một kiểu gen có mức phản ứng giống nhau


Câu 23:

Có hai chị em ruột mang hai nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều có nhóm máu A. Bố và mẹ của hai chị em này có kiểu gen tương ứng là:

Xem đáp án

Đáp án B

2 chị em ruột có nhóm máu AB và O ó có kiểu gen là IAIB và IOIO

Như vậy bố mẹ họ có kiểu gen là IAIO và IBIO

Mà ông bà ngoại họ nhóm máu A

ð Người mẹ sẽ có kiểu gen là IAIO


Câu 26:

Cho A: quả tròn, a: quả dài. Một quần thể quả tròn dị hợp xảy ra đột biến số lượng NST tạo ra các dạng đột biến lệch bội và tự đa bội. Có bao nhiêu công thức lai cho kết quả phân li 35 quả tròn: 1 quả dài?

AAa x AAa;                        2. AAa x Aaaa;              3. Aaa x AAaa;

4. Aaa x Aaaa;                    5. AAaa x AAa;             6. AAaa x AAaa;

Xem đáp án

Đáp án B

F1 : 35 tròn : 1 dài

Có KH dài =  136 = 16 x 16

Vậy mỗi bên cho giao tử chỉ chứa alen lặn chiếm tỉ lệ 16

Các kiểu gen cho giao tử chỉ chứa alen lặn chiếm 16 là :

AAaa cho : 16AA : 46Aa : 16aa

AAa cho : AA : Aa : A :  a

Vậy các công thức lai phù hợp là :

AAaa x AAaa

AAaa x AAa

AAa x AAa


Câu 27:

Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. NST đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này

Xem đáp án

Đáp án C

Nhận xét : NSt đột biến bị lặp lại đoạn CD

Đột biến lặp đoạn thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng


Câu 29:

Một gen cấu trúc có khối lượng 72.104 đvC và có tỉ lệ AG=13 . Gen bị đột biến dẫn đến phân tử mARN được tổng hợp sau đột biến có chứa 178 adenin, 123 uraxin, 582 guanin, 317 xitozin. Biết rằng đột biến chỉ tác động lên một cặp nucleotit của gen. Hãy cho biết dạng đột biến gen đã xảy ra

Xem đáp án

Đáp án A

Gen có khối lượng 72.104 đvC <=> có tổng số nu là : 72.104300 =  2400

Tỉ lệ  AG=13 

=> Vậy gen có thành phần các loại nu là

A = T = 300

G = X = 900

Gen đột biến tổng hợp được mARN có A = 178, U = 123, G = 582, X = 317

=> Gen đột biến có thành phần các loại nu là

A = T = 301

G = X = 899

Vậy đột biến xảy ra ở đây là đột biến thay thế 1 cặp nu G –X bằng 1 cặp nu A – T


Câu 30:

Từ một quần thể P sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể : 0,525 AA: 0,05 Aa: 0,425 aa. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ P:

Xem đáp án

Đáp án C

F3 : 0,525 AA: 0,05 Aa: 0,425 aa.

=> Kiểu gen Aa ở P là : 0,05 x 23 = 0,4

=> Kiểu gen AA ở P là : 

=> Kiểu gen aa ở P là : 0,425-0,4-0,052=0,25 

P : 0,35AA : 0,4Aa : 0,25aa


Câu 31:

Một quần thể có 1375 cây AA, 750 cây Aa, 375 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

P : 0,55AA : 0,3Aa : 0,15aa

Kết luận không đúng là B

Tần số alen A là 0,55 + 0,32  = 0,7

Tần số alen a là 0,15 + 0,32 = 0,3

ð Quần thể ở thế hệ xuất phát chưa cân bằng

Cấu trúc quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối là : 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa


Câu 33:

Ở một loài thực vật, locut gen quy định màu sắc hoa gồm 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây đúng khi nói về kiểu hình ở F1?

Xem đáp án

Đáp án : D

P : Aa tự thụ

F1 :  14AA : 24Aa : 14aa

KH : 75% hoa đỏ : 25% hoa vàng

Mỗi cây mang 1 kiểu gen  xác định nên trên mỗi cây F1 chỉ cho 1 loại hoa


Câu 35:

Khi quan sát một đoạn của sợi cơ bản, người ta thấy có 80 phân tử protein histon. Theo lí thuyết, đoạn trên có bao nhiêu nucleoxom?

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có 1 nucleoxom chứa 8 phân tử protein histon

Giữa 2 nucleoxom là 1 phân tử protein histon

Theo lý thuyết, trên đoạn trên có số nucleoxom là

           80+19 = 9


Câu 36:

Ở một loài thực vật, cho biết tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Từ một giống cũ có kiểu gen Aa người ta tiến hành tạo giống mới thuần chủng có kiểu gen AA. Nếu chỉ bằng phương pháp tự thụ phấn và chọn lọc thì đến thế hệ F3, tỉ lệ cá thể thuần chủng của giống là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

P: Aa

F1 :  14 AA :  24 Aa  : 14 aa

Chỉ chọn các cá thể có kiêu hình trội tự thụ phấn

F chọn lọc : 13 AA :  23Aa

Chọn lọc các cá thể có kiểu gen thuần chủng sau 3 thế hệ là

13 + 23 x 13 + 23 x 23 x 13 = 1927


Câu 37:

Cho cây có kểu gen ABabDedE tự thụ phấn, đời con có nhiều loai kiểu hình trong đó kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 33,165%, nếu khoảng cách  di truyền giữa A và B là 20cM thì khoảng cách giữa D và e là:

Xem đáp án

Đáp án C

F1 : A-B- D-E- = 33,165%

Có khoảng cách A và B là 20cM

=> Tần số hoán vị gen cặp ABab  là 20%

=> P cho giao tử ab = 40%

=> Kiểu hình aabb chiếm tỉ lệ : 0,4 x 0,4 = 0,16

=>Kiểu hình A-B- chiếm tỉ lệ : 0,16 + 0,5 = 0,66

=> Kiểu hình D-E- chiếm tỉ lệ :  0,331650,66 = 0,5025

=>Kiểu hình ddee chiếm tỉ lệ : 0,5025 – 0,5 = 0,0025

=> P cho giao tử de0,0025=0,05=5%

=> Tần số hoán vị gen cặp DedE= 10%

Vậy khoảng cách giữa D và e là 10cM


Câu 38:

Khi lai cá thể đực (XX) vảy trắng- to thuần chủng với cá cái( XY) vảy trắng- nhỏ thu được F1 đều vảy trắng- to. Cho cá thể cái F1 lai phân tích (lai với cá đực vảy trắng- nhỏ) được Fa với tỉ lệ 9 cá vảy trắng- to : 6 cá vảy trắng- nhỏ: 4 cá vảy đỏ- nhỏ(đực) : 1 cá vảy đỏ- to(đực). Biết kích thức vảy do một gen quy định. Theo lí thuyết, những kết luận nào sau đây là đúng?

Cặp tính trạng màu sắc vảy di truyền theo tương tác gen át chế, có liên kết với giới tính. Cặp tính trạng màu sắc vảy di truyền theo tương tác gen bổ sung, có liên kết với giới tính. ở cá cái F1 có xảy ra hoán vị với tần số 10%. ở cá cái F1 có xảy ra hoán vị với tần số 20%. ở Fa cá cái vảy trắng- to và cá cái vảy trắng- nhỏ xuất hiện với tỉ lệ bằng nhau và bằng 25%. Trong tổng số cá vảy trắng- to xuất hiện ở Fa, cá đực vảy trắng- to chiếm tỉ lệ 19 .

Xem đáp án

Đáp án D

Xét tính trạng kích thước vảy

P: đực to x cái nhỏ

F1 : 100% to

Cái F1 lai phân tích

Fa : 9 to : 6 nhỏ : 4 nhỏ ( đực) : 1 to(đực)

Do tính trạng kích thước vảy do 1 gen qui định

A to > a nhỏ

Có 2 trường hợp xảy ra :

TH1 : gen trên NST thường :

Vậy Fa : cái : 5 to : 5 nhỏ      <=>  Fa : 1 to : 1 nhỏ

                   Đực : 5 to : 5 nhỏ

F1 : Aa x aa

TH2 : gen nằm trên NST giới tính XY ở vùng tương đồng

          Vậy Fa : cái : 5 to : 5 nhỏ

                    Đực : 5 to : 5 nhỏ

          F1 : XAYa x XaXa

Xét tính trạng màu sắc :

P: đực trắng x cái trắng

F1 : 100% trắng

Cái F1 lai phân tích

Fa : 3 trắng : 1 đỏ (đực)

Do Fa có 4 tổ hợp lai

=> Cái F1 cho 4 tổ hợp giao tử

Tính trạng khác nhau ở 2 giới  <=> có gen nằm trên NST giới tính

F1 : Bb XDY  x  bb XdXd

Fa : cái : Bb XdY : bb XdY

     Đực : Bb XDXd : bb XDXd

F1 vảy trắng ó B-D- vảy trắng

=> Kiểu hình bbD- cho vảy đỏ

=> B-D- = B-dd = bbdd = trắng

=> Tính trạng do 2 cặp gen qui định theo kiểu tương tác át chế :

B át chế b, D, d

D cho kiểu hình đỏ

Xét cả 2 tính trạng : giả sử 3 cặp gen phân li độc lập

Fa : ( 1to : 1 nhỏ ) x ( 3 trắng : 1 đỏ ) – khác với đề bài

=> Vậy Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST

F1 : (Aa,Bb) XDYx ababXd Xd

Fa :    cái : 5 cá vảy trắng- to : 5 cá vảy trắng- nhỏ:

Đực : 4 vảy trắng – to : 4 vảy đỏ- nhỏ : 1 trắng – nhỏ : 1 vảy đỏ- to

Có đực vảy đỏ ,  ababXDXdnhỏ  = 120 

Mà XDXd14 

=> Kiểu gen  abab=15

=> Cá cái F1 cho giao tử ab25 

=> Cá cái F1 : ABab XDY và tần số hoán vị gen là f = 20%

Trong tổng số cá vảy trắng to Fa , cá đực chiếm tỉ lệ : 49 

Vậy các phương án đúng là 1, 4, 5


Câu 39:

Ở một loài động vật, con đực XY có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có kiểu hình thân xám mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể thân xám mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỉ lệ 50% cái thân xám, mắt đỏ: 20% đực thân xám, mắt đỏ: 20% đực thân đen, mắt trắng : 5% đực thân đen, mắt đỏ: 5% đực thân xám mắt trắng. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối, không xảy ra đột biến, sư biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

 

Đáp án D

P: đực (XY) thân đen, mắt trắng x cái (XX) thân xám, mắt đỏ

F1 : 100% thân xám, mắt đỏ

F1 xám

F2 :    cái 50% xám

          Đực : 1 xám : 1 đen

KH 2 giới F2 khác nhau <=> gen nằm trên NSt giới tính Xđực F2 1 xám : 1 đen

=> Cái F­1 dị hợp mà cái F1 xám

=> A xám >> a đen

=> F1 : 1 XAY : 1XAXa

F1 mắt đỏ

F2 :    cái 50% mắt đỏ

          Đực : 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng

KH 2 giới F2 khác nhau <=> gen nằm trên NSt giới tính Xđực F2 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng

=> Cái F­1 dị hợp mà cái F1 mắt đỏ

=> B mắt đỏ : b mắt trắng

=> F1 : 1 XBY : 1XBXb

Xét cả 2 tính trạng

11 XBAY x XX(Aa,Bb)       

F2 :    cái : 50% thân xám , mắt đỏ

          Đực : 20% thân xám, mắt đỏ: 20% thân đen, mắt trắng : 5% thân đen, mắt đỏ: 5% thân xám mắt trắng

có đực thân xám mắt trắng XbaY  = 5%

=> Cái F1 cho giao tử  Xba = 10%

=> Cái F1  và tần số hoán vị gen f = 20%

Vậy kết luận không đúng là D

ở phép lai trên chỉ bên cái xảy ra hoán vị gen

 


Câu 41:

Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai gen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt hoa đỏ(P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 quả dẹt, hoa đỏ: 3 quả dẹt, hoa trắng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc ào diều kiện môi trường, kiểu gen nào cuả P sau đây phù hợp với kết quả trên?

Xem đáp án

Đáp án B

A-B- = dẹt

A-bb = aaB- = tròn

aabb = dài

D đỏ >> d trắng

P: A-B-D- tự thụ phấn

F1 : 6 quả dẹt, hoa đỏ: 3 quả dẹt, hoa trắng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa đỏ

Do F1 xuất hiện cả 2 kiểu hình đỏ và trắng

=> P : Dd

Do F1 xuất hiện cả 3 kiểu hình dẹt , tròn , trắng

=> P : AaBb

Giả sử 3 gen phân li độc lập

F1 dẹt , đỏ = 916 x 34 = 2781  – khác đề bài

Vậy có 2 trong 3 gen nằm trên 1 cặp NST . Giả sử đó là Aa và Dd

F1 có 16 tổ hợp lai

Dẹt đỏ (A-D-)B-  = 616 

=> (A-D-) = 616 : 34 = 12 

=> (aadd) = 0

=> P :AdaD 

Vậy P : AdaDBb


Câu 42:

Một loài ong mật có 2n = 32, loài này xác định giới tính theo kiểu đơn bội – lưỡng bội. Trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa tùy điều kiện dinh dưỡng. Một ong chúa đẻ ra một số trứng, trong số trứng được thụ tinh có 0,2 số trứng không nở, số ong chúa nở ra chiếm 0,05 số trứng thụ tinh nở được; số ong đực nở ra chiếm 0,2 số trứng không được thụ tinh, số trứng còn lại không nở và bị tiêu biến. Biết các trứng nở thành ong thợ và ong đực chứa 312000 NST , số ong thợ con gấp 19 lần số ong đực và số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 5% tổng số tinh trùng. Bạn Bình đã đưa ra kết quả sau:

Số con ong chúa được sinh ra là 500 con. Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra là 15000. Số tinh trùng tham gia thụ tinh gấp 25 số ong đực con. Số trứng bị tiêu biến là 4500. Tổng số NST bị tiêu biến là 383.2x104.

Có bao nhiêu kết quả đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Số trứng ong chúa đẻ ra được thụ tinh là x

Số trứng nở được là 0,8x

Số ong chúa nở ra chiếm 0,05 số trứng thụ tinh nở được ó 0,04x

Vậy số trứng ở thành ong thợ là 0,8x – 0,04x = 0,76x

Số trứng ong chúa đẻ ra không được thụ tinh là y

Số ong đực nở ra được là 0,2 y

Tổng số NST mà có trong số trứng nở thành ong thợ (2n =32) và ong đực (n= 16) là :     32 . 0,76x + 16 . 0,2y = 312000

Số ong thợ con gấp 19 lần số ong đực <=> 0,76x = 19 . 0,2y

Ta có hệ phương trình :

 

Giải ra, ta được x = 12500 và y = 2500

Số con ong chúa được sinh là 0,04x = 500 Tổng số trứng ong chúa đẻ ra là x + y = 15000 Số tinh trùng tham gia thụ tinh là 12500 , số ong đực con là 500 ó tỉ lệ là 25 : 1 Số trứng bị tiêu biến là 0,2x + 0,8y = 4500 Số tinh trùng không trực tiếp tham gia thụ tinh là 12500 : 0,05 . 0,95 = 237500

Tổng số NST bị tiêu biến là 0,2x . 32 + 0,8y . 16 + 237500 . 16 = 3,912 . 106

Các nhận xét đúng là 1,2,3,4


Câu 44:

Cho lai hai cá thể bố mẹ có kiểu  gen chưa biết, theo lý thuyết, đời con thu được kiểu hình với tỉ lệ trung bình 3: 3: 1: 1. Có thể có bao nhiêu quy luật di truyền đúng với kết quả phép lai trên? Biết gen nằm trên NST thường

Xem đáp án

Đáp án D

Đời con : 3 : 3: 1: 1

Các qui luật đúng là

-         Qui luật phân li độc lập : AaBb x Aabb

  Quy ước : A-B- = tính trạng 1

            A-bb = aaB - = aabb = tính trạng 2

-         Hoán vị gen :  ABab ( fA/a =25%) =  abab

A>> a => quy định tính trạng 1

B>> b => quy định tính trạng 2

-         Tương tác bổ sung kết hợp với liên kết gen hoàn toàn : ADadBb x ADadbb 

Quy ước :

A-B- = Tính trạng 1

A-bb = aaB - = aabb = tính trạng 2

D – tính trạng 3 >> d tính trạng 4


Câu 45:

Ở một loài thực vật, khi đem lai hai dòng thuần chủng thân cao, hoa đỏ với thân thấp, hoa trắng người ta thu được F1 toàn thân cao, hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỉ lệ 3 thân cao, hoa đỏ: 1 thân thấp, hoa trắng. biết rằng, mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường, không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, mọi diễn biến trong quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ và con là như nhau. Nếu tiếp tục cho cây F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:

Xem đáp án

Đáp án D

Pt/c : cao, đỏ x thấp, trắng

F1 : 100% cao, đỏ

F1 tự thụ

F2 : 3 cao, đỏ : 1 thấp trắng

A cao >> a thấp

B đỏ >> b trắng

Liên kết gen hoàn toàn F1 :ABab 

F2 : 1ABAB:2ABab:1abab 

F2 x F2 :

Giao tử : AB = ab = 50%

F3 : 1ABAB:2ABab:1abab

<=> 3 cao đỏ : 1 thấp trắng


Câu 46:

Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Về mặt lý thuyết, xác suất để cặp vợ chồng sinh người con thứ 2 khác giới tính với người con đầu và không bị bạch tạng là?

Xem đáp án

Đáp án B

Cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh con đầu lòng bị bạch tạng

=> Cặp vợ chồng này có kiểu gen là Aa  x  Aa

Xác suất sinh đứa con thứ 2, khác giới tính với đứa thứ nhất, không bị bạch tạng là

     34.1-12.12+12.12=38


Câu 47:

Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,4AABb : 0,4AaBb : 0,2aabb. Người ta tiến hành cho quần thể tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp trội là:

Xem đáp án

Đáp án C

P: 0,4AABb : 0,4AaBb : 0,2aabb.

Tự thụ qua 3 thế hệ

AABb tự thụ qua 3 thế cho kiểu gen AABB chiếm tỉ lệ là : 1-1232=716 

AaBb tự thụ qua 3 thế hệ:

Aa tự thụ qua 3 thế hệ cho AA = 1-1232=716

Bb tự thụ qua 3 thế hệ cho BB = 1-1232=716

Vậy AaBb tự thụ qua 3 thế hệ cho AABB  =  716.716=49256

Vậy F3 có tổng AABB = 0,4. 716+ 0,5.49256=161640


Câu 48:

Cho sơ đồ phả hệ trên, mô tả sự di truyền một bệnh ở người do gen lặn s quy định, alen tương ứng S không quy định bệnh. Cho biết bố/ mẹ của những người II5, II7, II10 và III13 đều không có ai mang alen gây bệnh. Theo lý thuyết, những kết luận nào sau đây đúng?

1. Xác suất để cặp bố  mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con bị bệnh là 196.

2. xác suất để cặp bố mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con trai không bị bệnh là 3980 .

3. Xác suất để cặp bố  mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con bị bệnh, một đứa con bình thường là 380 .

4. Xác suất để cặp bố  mẹ IV17 – IV18 sinh một đứa con gái đầu lòng bình thường, con trai sau bị bệnh là 9536864 .

5. người IV16 có thể có kiểu gen dị hợp với xác suất 23 

Xem đáp án

Đáp án B

S bình thường >> s bị bệnh

Người II.6 bình thường ( S-) có bố bị bệnh ( ss )

ð Vậy người II.6 có kiểu gen Ss

Mà bố mẹ người II.5 không mang alen gây bệnh <=> người II.5 cũng không mang và có kiểu gen là : SS

Cặp vợ chồng II. 5 x II.6 : SS  x  Ss

Người III.11 có dạng là ( 12 SS : 12Ss )

Tương tự, người III.12 và III.14 cũng có dạng là (12SS : 12Ss)

Cặp vợ chồng III.11 x III.12 : (12SS : 12Ss) x (12SS : 12Ss)

          Người IV.17 có dạng là (35 SS : 25Ss)

Cặp vợ chồng III.13 x III.14 : SS  x  (12SS : 12Ss)

          Người IV.18 có dạng là (34 SS : 14 Ss)

Cặp vợ chồng IV.17 x IV.18 : (35SS :25Ss) x (34SS : 14Ss)

          Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh 1 đứa con bị bệnh là  15 x 18 140

          Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh được 1 đứa con trai không bị bệnh là

                   1-1402=3980 

          Để cặp vợ chồng trên sinh được 1 đứa con bị bệnh, 1 đứa bình thường phải có 2 điều kiện

cặp vợ chồng phải có kiểu gen Ss x Ss ó có xác suất là  2514110cặp vợ chồng Ss x Ss sinh 1 đứa bị bệnh, 1 đứa bình thường

xác suất là 3414 x 2 = 38

vậy xác suất để cặp vợ chồng trên sinh 1 đứa bị bệnh, 1 đứa bình thường là

          11038380

Xác suất để cặp vợ chồng sinh đứa con gái đầu long bình thường, đứa con trai sau bị bệnh là :

 110.34.12.14.12=3640 

Người IV có thể có kiểu gen dị hợp Ss với xác suất là 25

Vậy các kết luận đúng là 2,3


Bắt đầu thi ngay