215 câu trắc nghiệm lý thuyết Lượng tử ánh sáng cực hay có lời giải (P3)
-
9555 lượt thi
-
48 câu hỏi
-
48 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hạt tải điện trong chất điện phân là
Đáp án D
Hạt tải điện trong chất điện phân là ion dương và ion âm.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phôtôn ánh sáng?
Đáp án C
Câu C sai do năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau chứ không phải bằng nhau
Câu 5:
Hiện tượng quang – phát quang là
Đáp án C
Hiện tượng quang phát quang là sự hấp thu ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác
Câu 6:
Cho các bộ phận sau:(1) micro; (2) loa; (3) anten thu; (4) anten phát; (5) mạch biến điệu; (6) mạch tách sóng.Bộ phận có trong sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản là
Đáp án A
Câu 8:
Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở (LDR) dựa vào hiện tượng
Đáp án B
Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở (LDR) dựa vào hiện tượng quang dẫn
Câu 9:
Hiện tượng nào sau đây không giải thích được bằng thuyết lượng tử ánh sáng?
Đáp án B
Hiện tượng nhiễu xạ không giải thích được bằng thuyết lượng tử ánh sáng.
Câu 10:
Pin quang điện biến đổi trực tiếp
Đáp án C
Pin quang điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng
Câu 11:
Theo quan điểm của thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai ?
Đáp án D
Năng lượng của mỗi photon không đổi trong quá trình lan truyền
Câu 12:
Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành
Đáp án B
Pin quang điện biến đổi trực tiếp từ quang năng thành điện năng
Câu 13:
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai ?
Đáp án A
Mỗi photon có năng lượng xác định ε = hf (với f là tần số của sóng ánh sáng tương ứng).
Câu 14:
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D
Năng lượng photon:
▪ λđ > λt => Photon ứng với ánh sáng tím có năng lượng lớn hơn photon ứng với ánh sáng đỏ.
▪ Năng lượng photon là khác nhau với các photon có tần số khác nhau.
▪ Ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác => tần số không thay đổi => năng lượng photon không thay đổi.
▪ Photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có photon đứng yên.
Câu 15:
Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng nào?
Đáp án D
Quang điện trở là loại cảm biến ánh sáng đơn giản, hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong. Hoạt động:
- Khi có ánh sáng chiếu vào chất bán dẫn, làm xuất hiện các điện tử tự do, làm sự dẫn điện tăng lên, làm giảm điện trở của chất bán dẫn (nếu có nối vào mạch điện thì mạch sẽ nối tắt, ngắn mạch).
- Khi không có ánh sáng chiếu vào, nội trở của chất bán dẫn tăng dần đến vô cùng ( nếu có nối vào mạch điện thì sẽ hở mạch).
Câu 16:
Theo nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr, ở trạng thái dừng của nguyên tử thì êlectron
Đáp án C
Theo nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr, ở trạng thái dừng của nguyên tử thì êlectron chuyển động theo những quỹ đạo có bán kính xác định.
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?
Đáp án C
Trong hiện tượng quang dẫn, electron liên kết được giải phóng thành electron dẫn, các electron dẫn này cùng với các lỗ trống di chuyển bên trong khối chất bán dẫn và cùng tham gia vào quá trình dẫn điện. Đèn ống được chế tạo dựa trên hiện tượng quang – phát quang chứ không phải hiện tượng quang dẫn.
Câu 18:
Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng
Đáp án D
Chùm ánh sáng laze mang bản chất sóng điện từ chứ không phải sóng âm nên không được ứng dụng làm nguồn phát siêu âm.
Câu 19:
Trong thí nghiệm tìm ra hiện tượng quang điện của Héc, ông đã sử dụng bức xạ tử ngoại chiếu vào
Đáp án B
Trong thí nghiệm trên, Héc đã sử dụng tấm kẽm tích điện âm và chiếu bức xạ tử ngoại vào đó để tìm ra hiện tượng quang điện.
Câu 20:
Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng
Đáp án C
Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng điện - phát quang.
Câu 21:
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
Đáp án A
Ánh sáng huỳnh quang phát ra luôn có bước sóng dài hơn ánh sáng kích thích như vậy ánh sáng tím không thể là ánh sáng huỳnh quang kho chiếu ánh sáng chàm.
Câu 22:
Hiện tượng quang dẫn xảy ra đối với
Đáp án B
Hiện tượng quang dẫn xảy ra với chất bán dẫn.
Câu 23:
Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?
Đáp án C
Sự phát sáng của đèn ống là hiện tượng quang phát quang.
Câu 24:
Ứng dụng nào sau đây là của tia laze?
Đáp án B
Một trong các ứng dụng của tia laze là dùng làm bút chỉ bảng do tia laze có tính định hướng cao.
Câu 25:
Trong các thiết bị, pin quang điện, quang điện trở, tế bào quang điện, ống tia X, có hai thiết bị mà nguyên tắc hoạt động dựa trên cùng một hiện tượng vật lí, đó là
Đáp án C
*Tế bào quang điện khi chiếu ánh sáng thích hợp thì electron bứt từ Katot đến Anot.
*Quang điện trở thì khi chiếu ánh sáng thích hợp thì tạo thành các electron dẫn và lỗ trống (điện trở giảm ).
*Pin quang điện: Khi chiếu ánh sáng thích hợp thì tạo thành các electron dẫn và lỗ trống (điện trở của pin giảm ).
*Tia X: Một chùm tia có năng lượng lớn tự phát ra khi có cơ chế tạo ra nó.
Như vậy pin quang điện và quang điện trong có cùng bản chất vật lý.
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây chưa đúng khi nói về pin quang điện?
Đáp án A
Hiệu suất của pin quang điện vào cỡ 10%.
Câu 27:
Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích là sai. Do năng lượng của ánh sáng kích thích bao giờ cũng lớn hơn ánh sáng phát quang (huỳnh quang thuộc loại phát quang) nên bước sóng của ánh sáng phát quang dài hơn ánh sáng kích thích.
Câu 28:
Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng vật lí nào sau đây?
Đáp án A
Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng quang điện trong.
Câu 29:
Tia nào sau đây không được tạo thành bởi các photon?
Đáp án C
*Tia α bản chất là dòng các hạt nhân , không mang bản chất sóng điện từ nên không được tạo thành bởi các phôtôn.
Câu 35:
Khi bị nung nóng đến C thì thanh vonfam phát ra
Đáp án D
Tia Rơn-ghen được phát ra từ ống phóng tia X với hiệu điện thế hàng vạn vôn; vật nung nóng không thể phát ra tia ơn-ghen nên loại trừ các đáp án A; B;C
Câu 37:
Dãy Lai – man trong quang phổ của nguyên tử hidro gồm các vạch phổ thuộc miền
Đáp án A
Câu 38:
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng mầu lục thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng:
Đáp án B
Câu 39:
Hiện tượng không liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là
Đáp án B
Hiện tượng giao thoa ánh sáng thể hiện ánh sáng có bản chất sóng
Câu 40:
Động năng ban đầu cực đại của các quang electron bứt ra khỏi tấm kẽm cô lập về điện được chiếu bởi ánh sáng thích hợp phụ thuộc vào
Đáp án D.
Từ hệ thức Anhxtanh ta có động năng ban đầu cực đại của quang electron là:
Suy ra, với A không đổi (công thoát của Kẽm) chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.
Câu 44:
Một quang điện trởđược nối vào hiệu điện thế không đổi, thay đổi cường độ ánh sáng kích thích thích hợp chiếu vào quang điện trở thì cường độ dòng điện chạy qua quang điện trở thay đổi thế nào?
Đáp án C.
Lời giải chi tiết:
Cường độ dòng điện qua quang điện trở là I = U/R. Khi tăng cường độ sáng chiếu vào quang điện trở thì do hiện tượng quang điện trong làm điện trở R giảm. Nên I tăng.