Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 4)

  • 2447 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có 1 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen ABdeabde tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:

Xem đáp án

Đáp án A

Để số loại tinh trùng là tối đa thì phải có HVG, một tế bào có kiểu gen ABdeabde tiến hành giảm phân có HVG sẽ tạo tối đa 4 loại giao tử.


Câu 2:

Loại phân tử nào sau đây được cấu trúc bởi các đơn phân là axit amin?

Xem đáp án

Đáp án B

Protein có đơn phân là axit amin.


Câu 4:

Xét 2 cặp gen A,a và B,b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cho biết kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp?

Xem đáp án

Đáp án A

Kiểu gen dị hợp là kiểu gen mang 2 loại alen khác nhau của 1 gen: AaBB.


Câu 5:

Một chuỗi ADN có trình tự mạch gốc :3-ATGGXATXA-5’. Nếu chuỗi này được phiên mã, chuỗi ARN tạo thành sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã: A-U; T-A; G↔X.

Mạch gốc: 3’-ATGGXATXA- 5’

Mạch mARN: 5'-UAXXGUAGU -3'.


Câu 6:

Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen trội là hoàn toàn. Khi lai hai cá thể có kiểu gen AABbDD × AaBbDd. Kết quả ở đời con sẽ có:

Xem đáp án

Đáp án D

AABbDD × AaBbDd → (1AA:1Aa)(1BB:2Bb:1bb)(1DD:1Dd)

→ có 2 × 3 × 2 = 12 kiểu gen

1 × 2 × 1 = 2 kiểu hình.


Câu 7:

Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng:

Xem đáp án

Đáp án C

Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng mang thông tin quy định cấu trúc một chuỗi pôlipeptit hoặc một loại ARN.


Câu 9:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A sai, NST thường hay NST giới tính đều có thể xảy ra đột biến cấu trúc NST.

B sai, đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST.

C đúng, nếu chuyển đoạn trên 1 NST sẽ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

D sai, đảo đoạn NST không làm thay đổi số nhóm gen liên kết.


Câu 11:

Loại đột biến nào sau đây có thể làm cho gen cấu trúc thêm 3 liên kết hyđrô và chuỗi polipeptit tổng hợp theo gen đột biến có số lượng axit amin không thay đổi so với ban đầu. Biết rằng đột biến không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc?

Xem đáp án

Đáp án A

Số lượng axit amin không thay đổi → xảy ra đột biến thay thế cặp nucleotit, số liên kết hidro tăng 3 → thay thế cặp A-T bằng G-X.


Câu 12:

Giả sử có 3 loại nucleotit A, U, X thì phân tử mARN có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền mã hóa axit amin?

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 nucleotit → có tối đa 33 = 27 codon nhưng có codon UAA là codon kết thúc, không mã hóa axit amin.

Số codon mã hóa axit amin là 26.


Câu 14:

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng:

Xem đáp án

Đáp án A

Sợi chất nhiễm sắc có đường kính 30 nm (SGK Sinh 12 trang 24).


Câu 15:

Nếu các gen liên hết hoàn toàn, một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3 :1

Xem đáp án

Đáp án B

A. AbaB×AbaB1AbAb:2AbaB:1aBaBKH:1:2:1

B. ABab×ABab1AbAb:2ABab:1ababKH:3:1

C. ABab×AbaB1ABAb:1ABaB:1Abab:1aBabKH:1:2:1

D. ABab×abab1ABab:1ababKH:1:1


Câu 16:

Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng là: Đậu Hà lan.


Câu 18:

Nhận định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu sai là D, vùng tương đồng là vùng chứa các locus gen giống nhau giữa NST X và NST Y.


Câu 20:

Hãy chọn phát biểu đúng về mức phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án C

A sai, mức phản ứng là tập hợp những kiểu hình của một kiểu gen trong các môi trường khác nhau nên có di truyền.

B sai, các alen khác nhau sẽ có mức phản ứng khác nhau.

C đúng.

D sai, ở sinh sản vô tính thì cá thể con có kiểu gen giống cá thể mẹ nên có cùng mức phản ứng.


Câu 22:

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

II. Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.

III. Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin.

IV. Hóa chất 5-BU thường gây ra các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Đáp án A

I đúng, do lắp ráp sai nucleotit trong quá trình nhân đôi.

II sai, các cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình thì mới là thể đột biến.

III sai, đột biến gen có thể không làm thay đổi cấu trúc, chức năng của protein (VD: đột biến thay codon này bằng codon khác nhưng cùng mã hóa 1 axit amin)

IV sai, 5BU gây ra đột biến gen.


Câu 25:

Khi lại hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:

Lai thuận: P: ♀ xanh lục × ♂ lục nhạt F1: 100% xanh lục.

Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt × ♂ xanh lục F1: 100% lục nhạt.

Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2, như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Ta thấy kết quả phép lai thuận, nghịch khác nhau, đời con có kiểu hình giống cá thể mẹ → di truyền theo dòng mẹ.

Nếu cho cây F1 (lục nhạt) của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2: 100% lục nhạt.


Câu 27:

Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến:

Xem đáp án

Đáp án C

Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến: mất đoạn và lặp đoạn.


Câu 29:

Một gen có chiều dài 408nm và 2700 liên kết hiđrô. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen có 2400 cặp nucleotit.

II. Gen có 300 cặp G-X

III. Gen có 900 nucleotit loại A

IV. Gen có tỉ lệ (A+T/G+X)=2/3.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit L=N2×3,4 (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

H=2A+3G; N=2A+3G

Bước 1: Tính tổng số nucleotit

Bước 2: Tính số nucleotit từng loại

Bước 3: Xét các phát biểu

Giải chi tiết:

Tổng số nucleotit của gen là: N=2L3,4=2400

Ta có hệ phương trình: 2A+2G=24002A+3G=2700A=T=900G=X=300

Xét các phát biểu:

I sai, gen có 2400 nucleotit = 1200 cặp nucleotit.

II đúng

III đúng

IV saiA+TG+X=1800600=3.


Câu 30:

Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lại với con đực (XY) lông trắng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm: 50% con đực lông trắng: 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích, theo trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, loại cá thể cái chiếm tỷ lệ:

Xem đáp án

Đáp án B

Cho con đực lai phân tích được tỷ lệ kiểu hình 3 trắng:1 đen → tương tác gen theo kiểu bổ sung.

Đời con phân ly kiểu hình ở 2 giới khác nhau → có liên kết với giới tính.

Gen có thể nằm ở vùng tương đồng hoặc không.

A-B-: lông đen; A-bb/aaB-/aabb: trắng

P: AAXBXB × aaXbY → F1: AaXBXb: AaXBY

Cho con đực F1 lai phân tích: AaXBY × aaXbXb → ♂(Aa:aa)XbY ; ♀: AaXBXb: AaXbXb

Nếu cho con cái F1 lai phân tích: AaXBX× aaXbY → (1Aa:1aa)(1XBXb:1XbXb:1XBY:1XbY)

Tỉ lệ lông trắng: 1 – tỉ lệ lông đen = 1-12Aa×12XB-=34.

Tỉ lệ cá thể cái, lông trắng là: tỉ lệ con cái – tỉ lệ cái lông đen = 0,5-12Aa×14XBXb=38

Trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, loại cá thể cái chiếm tỷ lệ: 38÷34=12.


Câu 31:

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D,d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép : 6,75% cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép: 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Kiểu gen của cây P có thể là AABdBd×aabDbD.

 (2) F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 16%.

(3) F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.

(4) F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 10,25%.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Giải chi tiết:

Tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ/ hoa trắng = 9/7 → 2 cặp gen tương tác bổ sung

Quy ước gen:

A-B-: Hoa đỏ; A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng

D- cánh kép; d- cánh đơn

Nếu các cặp gen này PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình phải là (9:7)(3:1)≠ đề cho → 1 trong 2 gen quy định màu sắc nằm trên cùng 1 cặp NST với gen quy định cấu trúc cánh.

Giả sử cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.

Tỷ lệ hoa đỏ, cánh kép: A-B-D-=0,495 →B-D-=0,495:0,75 =0,66 →bbdd=0,16; B-dd=bbD-= 0,09

→ F1AaBDbd×AaBDbd; f=0,2P: AABDBD×aabdbd

(1) sai

(2) sai, tỷ lệ cây hoa đỏ cánh kép dị hợp về 1 trong 3 cặp gen là:

AaBDBD+AABDbD+AABDBd=0,5×0,42+2×2×0,25×0,4×0,1=0,12.

(3) đúng, số kiểu gen của kiểu hình hoa trắng cánh kép là: (A-bbD-; aaB-D-;aabbD-) = 4+5+2 =11; vì cặp gen Dd và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng nên aaB-D- có 5 kiểu gen.

(4) sai, tỷ lệ cây hoa trắng cánh đơn thuần chủng:

AAbdbd+aaBdBd+aabdbd=0,25×0,42+0,12+0,44=8,25%


Câu 32:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có ba alen, Do đột biến, trong loài đã xuất hiện ba dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)

Nếu gen nằm trên NST thường: nn+12 kiểu gen hay Cn2+n

Quần thể tam bội (3n): rr+1r+21.2.3 (có thể áp dụng cho thể ba)

Giải chi tiết:

Mỗi cặp NST bình thường có C32+3=6 kểu gen;

Cặp 3 nhiễm có 33+13+21.2.3=10 KG

Có thể chọn được 3 dạng thể ba C31

Số KG : C31×62×10=1080.


Câu 33:

Cho P:ABabDd×ABabDd, hoán vị gen xảy ra ở hai giới như nhau, alen trội là trội hoàn toàn. Ở F1, số cây có kiểu hình mang cả 3 tính trạng lặn chiếm 2,25%. Theo lý thuyết, trong só kiểu hình mang 3 tính trạng trội, kiểu gen dị hợp tử vể cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Giải chi tiết:

Cây ababdd = 2,25% => ab/ab = 2,25% :0,25 = 9% = 0,09

Do đó ab =  = 0,3 = AB (giao tử liên kết)

=> Ab = aB = 0,2

Tần số kiểu gen dị hợp 3 cặp gen:

 AB/ab Dd + Ab/aB Dd = 2 × 0,3 × 0,3 × 0,5 + 2 × 0,2 ×0,2×0,5 = 0,13 = 13%

Tỷ lệ kiểu hình trội 3 tính trạng: (50% + 9% )× 0,75  = 44,25%

Tỷ lệ cây kiểu gen dị hợp tử 3 cặp gen trên tổng số cây có kiểu  hình trội là:

 13% : 44,25% = 52/177.


Câu 34:

Cho biết: 5’XGU3’, 5’XGX3, 5’XGA3’, 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Arg được thay bằng axit amin Gly. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu alen a có chiều dài 408 nm thì alen A cũng có chiều dài 408 nm.

II. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 150 U thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 150 U.

III. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 X thì alen a phiên mã 1 lần sẽ cần môi trường cung cấp 199 X.

IV. Nếu alen A nhân đôi một lần cần môi trường cung cấp 600X thì alen a nhân đôi 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 600X.

Xem đáp án

Đáp án D

Arg: 5’XGU3’, 5’XGX3’, 5’XGA3’, 5’XGG3’

Gly: 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’

Đột biến điểm làm thay đối cấu trúc ở 1 bộ ba, làm cho Arg → Gly → đột biến thay thế 1 cặp nucleotit.

Có thể xảy ra đột biến: thay nucleotit X ở vị trí đầu tiên bằng G hay thay cặp X-G bằng cặp G-X

I đúng, đột biến thay thế cặp nucleotit không ảnh hưởng tới chiều dài của gen

II đúng, đột biến không ảnh hưởng tới số lượng A

III sai, vì số lượng G của gen A nhỏ hơn số lượng G của gen a là 1 → Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 X thì alen a phiên mã 1 lần sẽ cần môi trường cung cấp 201 X.

IV đúng. Vì số lượng nucleotit các loại không đổi.


Câu 35:

Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Cho F1 lai phân tích, có bao nhiêu kết quả đây phù hợp với hiện tượng di truyền hoán vị gen?

(1). 9:3: 3:1    (2) 1:1       (3). 1: 1: 1: 1

(4) 3: 3:1:1   (5). 3: 3:2:2 (6). 14:4: 1:1

Xem đáp án

Đáp án B

ABAB×ababF1:ABab

F1 lai phân tích: ABab×abab

+ Không có HVG: ABab×abab1ABab:1abab

+ Có HVG với tần số f: → 4 loại kiểu hình với tỉ lệ: 1-f2ABab:1-f2abab:f2Abab:f2aBab; do f ≤0,5

→ tỉ lệ f/2 ≤ 0,25.

Các tỉ lệ phù hợp là (2),(3),(4).


Câu 36:

Ở một loài thú, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng, cặp alen này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, các hợp tử có kiểu gen đồng hợp trội bị chết ở giai đoạn phôi. Cho cá thể đực mắt đỏ giao phối với cá thể cái mắt trắng (P), thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thế hệ F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cá thể mắt đỏ :1 cá thể mắt trắng.

II. Ở các con đực F2, tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 cá thể mắt đỏ :1 cá thể mắt trắng.

III. Ở các con cái F2, tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 cá thể mắt đỏ :1 cá thể mắt trắng.

IV. Nếu tiếp tục cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3, cá thể cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 4/15.

Xem đáp án

Đáp án A

P: XAY × XaXa → F1: XAXa × XaY → F2: 1XAXa: 1XaXa: 1XAY:1XaY

I đúng, F1 phân li 1 cái nắt đỏ:1 đực mắt trắng

II đúng, ở giới đực thì tỉ lệ là 1 cá thể mắt đỏ :1 cá thể mắt trắng.

III đúng, ở giới cái thì tỉ lệ là 1 cá thể mắt đỏ :1 cá thể mắt trắng.

IV đúng. nếu tiếp tục cho F2 ngẫu phối: (1XAXa: 1XaXa) × (1XAY:1XaY) ↔ (1XA:3Xa) × (1XA:1Xa:2Y)

→ 1XAXA: 4XAXa:3XaXa: 1XAY:3XaY; nhưng XAXA chết → tỉ lệ cái mắt đỏ: 4/15.


Câu 38:

Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều gen nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất (120g) lại với cây có quả nhẹ nhất (60g) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có 7 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Ở F2 lấy ngẫu nhiên 2 cây, xác suất để thu được 1 cây có quả nặng 80g.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tỷ lệ kiểu hình chứa a alen trội Cna2n trong đó n là số cặp gen dị hợp

Giải chi tiết:

Có 7 loại kiểu hình ứng với 7 trường hợp số alen trội trong kiểu gen: 0,1,2,3,4,5,6 → có tối đa 6 alen trội → có 3 cặp gen quy định tính trạng.

Cây nặng nhất có 6 alen trội, cây nhẹ nhất không có alen trội nào → 1 alen trội sẽ làm tăng khối lượng: 120-602=10g

P: Cây có quả nặng nhất × cây có quả nhẹ nhất → F1: Cây dị hợp về 3 cặp gen: AaBbDd

F1 giao phấn tự do: AaBbDd × AaBbDd

Cây có quả nặng 80g có chứa 2 alen trội chiếm tỉ lệ C6226=1564.


Câu 39:

Ở một loài thực vật ngẫu phối, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai cây quả đỏ với quả vàng đời lai F1 thu được 50% quả đỏ : 50% quả vàng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thì thế hệ lai Fa thu được là:

Xem đáp án

Đáp án A

A- quả đỏ; a- quả vàng

P: Đỏ × vàng → 50% quả đỏ : 50% quả vàng → P: Aa × aa → F1: 1Aa:1aa

F1 giao phấn ngẫu nhiên: (1Aa:1aa) × (1Aa:1aa) ↔ (1A:3a)(1A:3a) ↔ 1AA:6Aa:9aa

→ 9 quả vàng :7 quả đỏ.


Câu 40:

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ: 2:2:1:1:1:1?

I. Aabbdd × AABBDD. II. AaBBDD × AABbDD. III. Aabbdd × AaBbdd.

IV. AaBbdd × aaBbdd    V. AaBbDD × AABbdd. VI. AaBBdd × AabbDD

Xem đáp án

Đáp án A

(2:2:1:1:1:1) = (1:2:1)(1:1) 1

→ 1 cặp gen ở 2 bên P: dị hợp; 1 cặp gen dị hợp ở 1 bên P, bên còn lại đồng hợp, cặp gen còn lại đồng hợp ở cả 2 bên P

Các phép lai thỏa mãn là: III, IV, V


Bắt đầu thi ngay