30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 13)
-
2448 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giun đất có hình thức hô hấp:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Giun đất trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
Câu 2:
Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA+0,4Aa+0,2 aa=1. Tần số alen A của quần thể là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa
Tần số alen
Giải chi tiết:
Quần thể có thành phần kiểu gen : 0,4AA+ 0,4Aa+ 0,2 aa=1
Tần số alen .
Câu 3:
Dạ dày đơn, ruột non dài, manh tràng phát triển là đặc điểm cơ quan tiêu hóa của loài:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Dạ dày đơn, ruột non dài, manh tràng phát triển là đặc điểm cơ quan tiêu hóa của loài thỏ.
Ở người và chó manh tràng không phát triển.
Ở trâu có dạ dày 4 ngăn.
Câu 4:
Kiểu gen nào sau đây dị hợp về 2 cặp gen?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen là AaBb.
Câu 5:
Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế tự nhân đôi ADN.
Câu 6:
Hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng các liên kết:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng các liên kết hidro.
Câu 7:
Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
A sai, thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của lá.
B sai, thoát hơi nước là động lực đầu trên của quá trình hút nước và khoáng.
C đúng.
D sai, thoát hơi là động lực đầu trên của quá trình hút nước và khoáng.
Câu 8:
Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo mạch gỗ.
Câu 9:
Bộ ba nào sau đây là bộ ba kết thúc quá trình dịch mã?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Có 3 bộ ba mang tín hiệu kết thúc dịch mã là: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’.
Câu 10:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai P: Aa×aa thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là:
10: Đáp án D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
P: Aa × aa → 1Aa:1aa → 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Câu 11:
Ở cơ thể lưỡng bội, để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần điều kiện gì?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ở cơ thể lưỡng bội, để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường, sự phân li của các NST không bị rối loạn.
Câu 12:
Ở một loài thực vật, kiểu gen (A-B-) quy định quả dẹt; kiểu gen (A-bb) và (aaB-) quy định quả tròn; kiểu gen (aabb) quy định quả dài. Cho cây quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen nói trên tự thụ phấn thu được F1. Cho các cây quả dẹt F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn bình thường, tính theo lí thuyết, xác suất gặp cây quả dài ở F2 là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Cây dẹt dị hợp tử hai cặp gen AaBb tự thụ phấn thu được cây F1 :
AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Trong các cây thân dẹt ở F1 thì tỉ lệ kiểu gen sẽ là : 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb
Để sinh ra cây quả dài thì phải chọn cây có kiểu gen AaBb
Xác suất để thu được cây quả dài ở F2 là .
Câu 13:
Một cơ thể động vật có kiểu gen aaBbDdEEHh giảm phân tạo trứng. Biết không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Phương pháp giải:
- 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 1 loại trứng
- Số loại giao tử tối đa 2n ; n là số cặp gen dị hợp.
Giải chi tiết:
Cơ thể có kiểu gen aaBbDdEEHh giảm phân → a(1B:1b)(1D:1d)E(1H:1h)
A sai, số giao tử mang ít nhất 1 alen trội = 1 – giao tử không chứa alen trội nào = 1 – 0 = 1 (vì luôn chứa alen E)
B đúng, số loại giao tử chứa 3 alen trội là: (luôn có alen E → 3 cặp gen dị hợp còn lại cho 2 alen trội → 3C2; 0,5 là tỉ lệ alen trội; 0,5 là tỉ lệ alen lặn).
C sai, 3 tế bào giảm phân thì chỉ tạo tối đa 3 loại trứng.
D sai, tạo ra tối đa 23 = 8 loại giao tử (có 3 cặp gen dị hợp).
Câu 14:
Cấu trúc di truyền của một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát như sau:
Giới đực: 0,8 XAY: 0,2XaY.
Giới cái: 0,4XAXA : 0,4 XAXa: 0,2 XaXa.
Sau 1 thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính tần số alen ở 2 giới
+ giới đực: tần số alen bằng tần số kiểu gen.
+ giới cái
Quần thể có thành phần kiểu gen : xXAXA : yXAXa: z XaXa.
Tần số alen
Bước 2: Tần số kiểu gen ở giới XY = tần số alen XA và Xa ở giới cái của đời P
Bước 3: Tần số kiểu gen ở giới XX: Nhân tần số alen ở giới cái và giới đực.
Giải chi tiết:
Giới đực: 0,8 XAY: 0,2XaY.
Giới cái: 0,4XAXA: 0,4 XAXa: 0,2 XaXa.
Tần số alen ở giới đực: 0,8 XA: 0,2Xa.
Tần số alen ở giới cái:
Tần số kiểu gen ở
+ giới đực: 0,6XAY: 0,4XaY
+ giới cái: (0,8 XA: 0,2Xa)(0,6XA: 0,4Xa)
↔ 0,48XAXA: 0,44XAXa: 0,08XaXa.
Câu 15:
Kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau có thể liên quan đến bao nhiêu trường hợp sau đây?
I. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
II. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
III. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
IV. Các gen liên kết với nhau.
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch ảnh khác nhau trong các trường hợp
+ Gen nằm trong tế bào chất
+ Gen nằm trên NST giới tính
+ Các gen liên kết với nhau, tần số HVG ở 2 giới khác nhau.
Câu 16:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi giải thích đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình tiến hóa là:
I. Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST.
II. Số lượng gen trong quần thể rất lớn.
III. Đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
IV. Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình tiến hóa vì:
I. Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST.
II. Số lượng gen trong quần thể rất lớn.
III. Đột biến gen thường ở trạng thái lặn → Không biểu hiện thành kiểu hình khi ở thể dị hợp, thường biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
IV. Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 17:
Ở một loài sóc, tính trạng màu lông được quy định bởi một gen gồm 3 alen, trong đó alen AĐ quy định lông đen; alen AX quy định lông xám và alen AN quy định lông nâu. Người ta tiến hành ba phép lai và thu được kết quả sau:
Phép lai 1: Sóc đen × Sóc đen → 3 đen :1 nâu.
Phép lai 2: Sóc đen × Sóc đen → 3 đen:1 xám.
Phép lai 3: Sóc đen × Sóc nâu → 2 đen :1 nâu :1 xám.
Biết không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các tính trạng trội là trội không hoàn toàn.
II. Thứ tự trội lặn là: AĐ> AN> AX
III. Kiểu gen của cặp lai 3 là: AĐAX × ANAX
IV. Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
Đáp án D
Phương pháp giải:
Bước 1: Từ kiểu hình của 3 phép lai → quan hệ trội lặn giữa các alen.
Bước 2: Xét các phát biểu.
Giải chi tiết:
Phép lai 1: Sóc đen × Sóc đen → 3 đen :1 nâu → đen trội hoàn toàn so với nâu.
Phép lai 2: Sóc đen × Sóc đen → 3 đen:1 xám→ đen trội hoàn toàn so với xám.
Phép lai 3: Sóc đen × Sóc nâu → 2 đen :1 nâu :1 xám → nâu trội hoàn toàn so với xám
→ thứ tự trội lặn: AĐ> AN> AX
Xét các phát biểu
I sai, trội là trội hoàn toàn vì không xuất hiện kiểu hình trung gian
II đúng.
III đúng, để tạo con màu xám thì 2 con P3 phải mang alen AX.
IV sai, phép lai giữa 2 cá thể cùng màu tạo tối đa 2 kiểu hình, 4 kiểu gen (để tạo số kiểu hình tối đa thì P dị hợp: VD: XĐXN × XĐXX → XĐXĐ: XĐXN, XĐXX, XNXX)
Câu 18:
Có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?
I. NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
II. NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
III. Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
IV. NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Xét các phát biểu:
I sai, NST giới tính có ở cả tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng.
II sai, trên NST giới tính vẫn có các gen quy định tính trạng thường, VD: gen gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục nằm trên NST X.
III sai, hợp tử có bộ NST XY có thể phát triển thành cơ thể cái: VD: Gà mái.
IV đúng.
Câu 19:
Khi nói về mối liên quan giữa ADN, ARN và prôtêin ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Gen (một đoạn ADN) → mARN → Protein → Tính trạng
A sai, phiên mã và dịch mã không diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
B đúng, vì trên 1 ADN có nhiều gen khác nhau.
C sai, ADN không tham gia vào quá trình dịch mã.
D sai, ADN làm khuôn tổng hợp ADN và ARN, ARN không phải khuôn để tổng hợp ADN.
Câu 20:
Ba tế bào sinh tinh ở ruồi giấm có kiểu gen giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có thể tạo ra những tỉ lệ giao tử nào sau đây?
(1). 1:1:2:2 (2). 1:1:1:1. (3). 1:1. (4). 3:3:1:1.
Đáp án D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ở ruồi giấm đực không có HVG, một tế bào có kiểu gen giảm phân cho 2 loại giao tử.
3 tế bào sinh tinh giảm phân có các trường hợp sau
+ Cho 2 loại giao tử: tỉ lệ là 1:1
+ Cho 4 loại giao tử (2 tế bào cho 2 loại giao tử, 1 tế bào cho 2 loại giao tử khác) → tỉ lệ 1:1:2:2
Câu 21:
Khi nói về hô hấp sáng, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Hô hấp sáng chỉ xảy ra nhóm thực vật C4.
II. Hô hấp sáng xảy ra ở 3 bào quan liên tiếp theo thứ tự: Lục lạp → ti thể → peroxixôm.
III. Hô hấp sáng xảy ra khi nồng độ O2 cao gấp nhiều lần so với nồng độ CO2.
IV. Quá trình hô hấp sáng kết thúc bằng sự thải khí CO2 tại ti thể.
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Xét các phát biểu:
I sai, hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3.
II đúng (SGK Sinh 11 trang 53).
III đúng (SGK Sinh 11 trang 53).
IV đúng.
Câu 22:
Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây con. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới. Đặc điểm chung của hai kỹ thuật này là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Nuôi cấy mô thực vật: Đưa 1 mô thực vật vào môi trường dinh dưỡng có các chất kích thích sinh trưởng để mô đó hình thành mô sẹo → hình thành các bộ phận → cây hoàn chỉnh.
→ Cây con có kiểu gen, kiểu hình giống nhau và giống cây mẹ
Cấy truyền phôi: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới.
→ con sinh ra có kiểu hình giống nhau.
Giải chi tiết:
A sai, không thể tạo cá thể kiểu gen thuần chủng.
B đúng.
C sai, các cá thể có cùng kiểu gen, kiểu hình.
D sai, đây là công nghệ tế bào, thao tác trên tế bào, mô.
Câu 23:
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi giấm cái mắt đỏ với ruồi giấm đực mắt đỏ (P) thu được F1 gồm 75% ruồi mắt đỏ, 25% ruồi mắt trắng (ruồi mắt trắng toàn ruồi đực). Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ta thấy kiểu hình mắt trắng chỉ có ở con đực → Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. (Vì con đực P mắt đỏ, con cái F1 toàn mắt đỏ), con cái P: dị hợp
P:
Cho F1 giao phối tự do:
Con cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ:
Câu 24:
Một gen có chiều dài 4080Å và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Số liên kết hiđrô của gen là.
Đáp án D
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính tổng số nucleotit của gen
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å
Bước 2: Tính % của G = 50% - %A
Bước 3: Tính số liên kết hidro của gen
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G; N = 2A + 2G → H = N (100% + %G)
Giải chi tiết:
Số nucleotit của gen là: nucleotit.
Tỉ lệ %G = 50% - %A = 30%
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G; N = 2A + 2G → H = N (100% + %G) = N × 130%
Vậy số liên kết hidro của gen là: H = 2400 × 130% =3120 liên kết.
Câu 25:
Khi nói về hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các hệ tuần hoàn đều có tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
II. Tất cả các hệ tuần hoàn đều có chức năng vận chuyển khí.
III. Những loài có phổi sẽ có hệ tuần hoàn kép.
IV. Hệ tuần hoàn kép thường có áp lực máu chảy mạnh hơn so với hệ tuần hoàn đơn.
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Xét các phát biểu
I đúng.
II sai, hệ tuần hoàn của côn trùng không vận chuyển khí.
III đúng.
IV đúng (hình 18.3 SGK Sinh 11 trang 79).
Câu 26:
Sản phẩm của pha sáng được sử dụng trong pha tối gồm có:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Sản phẩm của pha sáng là: ATP, NADPH và O2 trong đó khí O2 sẽ thoát ra ngoài, ATP, NADPH sẽ được cung cấp cho pha tối (Hình 9.1 - SGK Sinh 11 trang 40).
Câu 27:
Trong các trường hợp sau, có bao nhiêu trường hợp sẽ gây ra cảm giác khát nước?
I. Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng. II. Khi huyết áp tăng.
III. Khi ăn mặn. IV. Khi cơ thể mất nước. V. Khi cơ thể mất máu.
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ta sẽ cảm thấy khát nước trong các trường hợp:
I.Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng.
III. Khi ăn mặn → làm áp suất thẩm thấu của máu tăng.
IV. Khi cơ thể mất nước → làm áp suất thẩm thấu của máu tăng.
V. Khi cơ thể mất máu.
Câu 28:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi không có lactôzơ?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Khi không có lactose:
+ Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế
+ Protein ức chế liên kết với O.
+ ARN pol liên kết với P
+ Protein ức chế ngăn cản quá trình phiên mã
Khi có lactose:
+ Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế
+ Lactose làm bất hoạt protein ức chế
+ ARN pol liên kết với P
+ Các gen cấu trúc Z, Y, A được phiên mã
Giải chi tiết:
A sai, gen điều hòa tổng hợp protein ức chế khi môi trường có hoặc không có lactose.
B sai, chỉ khi có lactose thì các gen cấu trúc mới được phiên mã,
C đúng.
D sai, khi có lactose hay không thì ARN polymerase vẫn liên kết với P.
Câu 29:
Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải sử dụng gen đánh dấu. Trước khi tạo ra ADN tái tổ hợp, gen đánh dấu đã được gắn sẵn vào:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải sử dụng gen đánh dấu. Trước khi tạo ra ADN tái tổ hợp, gen đánh dấu đã được gắn sẵn vào thể truyền (SGK Sinh 12 trang 84).
Câu 30:
Dòng tế bào sinh dưỡng của loài A có kiểu gen AABBDD, dòng tế bào sinh dưỡng của loài B có kiểu gen mmnnpp. Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng giữa 2 dòng này (sự lai chỉ diễn ra giữa một tế bào của dòng A với một tế bào của dòng B). Tế bào lai sẽ có kiểu gen.
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lai tế bào sinh dưỡng sẽ tạo ra tế bào lai mang bộ NST của cả 2 tế bào đem lai.
Giải chi tiết:
Dòng A: AABBDD
Dòng B: mmnnpp
→ Dòng tế bào lai: AABBDDmmnnpp.
Câu 31:
Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có 50% cá thể mang kiểu gen Bb. Theo lí thuyết, ở F2, tỷ lệ kiểu gen Bb là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có thành phần kiểu gen
Giải chi tiết:
P: Aa = 50%
Sau 2 thế hệ tự thụ, tỉ lệ Aa ở F2 là: .
Câu 32:
Cho biết khoảng cách giữa gen A và B là 20 cM, giữa gen D và E là 40 cM, hoán vị 2 bên. Xét phép lai: P: ♀ ♂ . Đời con có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
Đáp án D
Phương pháp giải:
HVG ở 1 bên cho tối đa 7 loại kiểu gen.
Cơ thể có 2 cặp gen dị hợp trên 1 NST thì hoán vị gen (HVG) mới có nghĩa.
Giải chi tiết:
Nhận thấy ở 2 bên P:
+ giới ♀ mang các cặp gen dị hợp → HVG có nghĩa, mỗi cặp NST tạo 4 loại giao tử.
+ giới ♂ mỗi cặp NST mang 1 cặp gen dị hợp → HVG không có nghĩa.
Xét cặp NST mang cặp gen Aa và Bb:
Tương tự với cặp NST còn lại cũng tạo được tối đa 7 kiểu gen.
Vậy số kiểu gen tối đa là 7 × 7 = 49.
Câu 33:
Ở một loài động vật, cá thể ♂ (XY) có kiểu hình thân đen, cánh ngắn giao phối với cá thể ♀ (XX) có kiểu hình thân xám, cánh dài được F1 gồm 100% cá thể thân xám, cánh dài. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỷ lệ 50% ♀ thân xám, cánh dài : 20% ♂ thân xám, cánh dài : 20% ♂ thân đen, cánh ngắn : 5% ♂ thân xám, cánh ngắn :5% ♂ thân đen, cánh dài. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen có 2 alen quy định. Kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
F1 100% thân xám, cánh dài → đây là 2 tính trạng trội hoàn toàn, P thuần chủng.
Ở F2 có phân li kiểu hình 2 tính trạng khác nhau ở 2 giới → các gen quy định 2 tính trạng nằm trên NST giới tính X.
P:
Ta thấy con đực F2 phân li 4:4:1:1↔40%:40%:10%:10%
→ con cái F1 có HVG với tần số 20%.
Xét các phát biểu:
A, B, D đúng.
Ý C sai, có 5 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, cánh dài: .
Câu 34:
Một đoạn ADN ở khoảng giữa 1 đơn vị nhân đôi như hình vẽ (O là điểm khởi đầu sao chép; I, II, II, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Enzim ADN polymeraza tác động trên 2 đoạn mạch I và III.
II. Trên đoạn mạch II, enzim ADN polymeraza xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 3 - 5.
III. Đoạn mạch IV được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục
IV. Đoạn mạch II được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn.
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết về quá trình nhân đôi ADN
Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’ nên:
Trên mạch khuôn có đầu 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’→ 3’cùng chiều với chiều tháo xoắn.
Trên mạch khuôn có đầu 5’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’→ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN – ligaza.
Giải chi tiết:
Ta vẽ lại hình và xác định chiều tổng hợp ADN:
Mạch khuôn có chiều 3’ → 5’: tổng hợp liên tục.
Mạch khuôn có chiều 5’ → 3’: tổng hợp gián đoạn.
I đúng.
II sai, mạch mới có chiều 5’ – 3’.
III đúng.
IV sai, mạch II làm khuôn tổng hợp mạch liên tục.
Câu 35:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 12. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Alen lặn là alen đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở các thể lưỡng bội có tối đa 729 kiểu.
II. Ở các thể lưỡng bội có tối đa 665 kiểu gen quy định kiểu hình đột biến.
III. Ở các thể một có tối đa 486 kiểu gen.
IV. Ở các thể ba có tối đa 5832 kiểu.
Đáp án D
Phương pháp giải:
Một gen có 2 alen có 3 kiểu gen, VD: AA, Aa, aa (*)
→ Có n cặp gen thì thể lưỡng bội có 3n kiểu gen.
Số kiểu gen quy định kiểu hình đột biến = tổng số kiểu gen – số kiểu gen bình thường
Có n cặp gen, mỗi gen có 2 alen.
+ Thể một (2n -1): 1 cặp NST có 2 kiểu gen (do có 2 alen); còn n – 1 cặp gen có 3 kiểu gen như (*).
→ số kiểu gen thể một là:
+ Thể ba (2n +1): 1 cặp NST có 4 kiểu gen (AAA,AAa, Aaa, aaa); còn n -1 cặp gen có 3 kiểu gen như (*).
→ số kiểu gen thể một là:
Giải chi tiết:
2n = 12 → n = 6 hay có 6 cặp NST, mỗi cặp NST có 1 gen có 2 alen.
I đúng, số kiểu gen của thể lưỡng bội là 36 = 729 kiểu gen.
II đúng, số kiểu gen quy định kiểu hình đột biến = tổng số kiểu gen – số kiểu gen bình thường = 36 – 26 = 665
26 là số kiểu gen quy định kiểu hình bình thường (AA, Aa, có 6 cặp nên là 26)
III sai.
Thể một (2n -1): 1 cặp NST có 2 kiểu gen (do có 2 alen: A, a); còn 5 cặp gen có 3 kiểu gen như (AA, Aa, aa).
→ số kiểu gen thể một là: kiểu gen.
IV đúng.
Thể ba (2n +1): 1 cặp NST có 4 kiểu gen (AAA,AAa, Aaa, aaa); còn 5 cặp gen có 3 kiểu gen như (AA, Aa, aa).
→ số kiểu gen thể một là: kiểu gen.
Câu 36:
Ở gà, cho P thuần chủng mang các cặp gen khác nhau lai với nhau được F1 toàn lông xám, có sọc. Cho gà ♀ F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có 25% gà ♀ lông vàng, có sọc; 25% ♀ gà lông vàng, trơn; 20% gà ♂ lông xám, có sọc; 20% gà ♂ lông vàng, trơn; 5% gà ♂ lông xám, trơn; 5% gà ♂ lông vàng, có sọc. Biết rằng lông có sọc là trội hoàn toàn so với lông trơn. Cho các gà F1 trên lai với nhau để tạo F2, trong trường hợp gà trống và gà mái F1 đều có diễn biến giảm phân như gà mái F1 đã đem lai phân tích. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Thế hệ con của phép lai phân tích có 8 kiểu gen khác nhau.
II. Tỉ lệ gà dị hợp tất cả các cặp gen ở F2 là 4,25%.
III. Tỉ lệ kiểu hình lông xám, sọc ở F2 là 38,25%.
IV. Trong số gà mái ở F2, kiểu hình lông vàng, có sọc chiếm tỉ lệ 42%.
Đáp án C
Phương pháp giải:
Bước 1: Xét phân li kiểu hình của từng tính trạng ở F2 → tìm quy luật di truyền → quy ước gen.
Bước 2: Viết sơ đồ lai: F1 lai phân tích, biện luận tìm kiểu gen F1.
Bước 3: Viết sơ đồ lai F1 × F1.
Bước 4: Xét các phát biểu
Sử dụng công thức:
P dị hợp 2 cặp gen :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Xét riêng cặp NST có HVG ở 2 giới cho 10 loại kiểu gen.
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Giải chi tiết:
Xét tỉ lệ phân li từng kiểu hình riêng :
Vàng : xám = 3:1 → hai cặp gen cùng quy định tính trạng màu lông.
A-B - xám ; aa-B , A-bb ; aabb vàng → AaBb × aabb.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực với giới cái khác nhau nên có một cặp gen quy định nằm trên NST giới tính X, giả sử cặp Bb liên kết với giới tính
Trơn : sọc = 1:1 → Dd × dd (2 giới phân li giống nhau → gen trên NST thường)
Nếu các gen PLĐL thì kiểu hình ở F2 phân li (3:1)(1:1) ≠đề cho → 1 trong 2 cặp gen quy định màu sắc nằm trên cùng 1 cặp NST mang cặp gen quy định tính trạng có sọc.
→ Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Ta có: phép lai (Aa,Dd)XBY × (aa,dd)XbXb
Xét phép lai cặp gen: P:XBY × XbXb → 1XBXb: 1XbY.
Gà trống lông xám, có sọc:
(vì F1 lai phân tích, nên tỉ lệ kiểu hình = tỉ lệ giao tử) →AD là giao tử liên kết.
Tần số HVG = 20% (giao tử liên kết = (1-f)/2)
F1 lai phân tích:
Kiểu gen của F1:
Nếu F1 × F1:
→ ad/ad = 0,42 = 0,16 → A-D-=0,5+ 0,16 =0,66; A-dd =aaD- =0,25 – 0,16 = 0,09
Xét các phát biểu:
I đúng.
II sai, ở F2, tỉ lệ gà dị hợp tất cả các cặp gen là:
III sai, tỉ lệ kiểu hình xám, sọc ở F2: A-D-XB-= 0,66(A-D-) × 0,75XB-=0,495.
IV đúng, ở F2 gà mái lông vàng, có sọc:
Câu 37:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen di truyền phân li độc lập với nhau. Cho 2 cây thân cao, hoa trắng tự thụ phấn thu được F1. Giả sử các cây đều cho số lượng cây con ngang nhau. Theo lí thuyết, F1 có thể có bao nhiêu tỉ lệ kiểu hình sau đây?
I. 100% cây thân cao, hoa trắng.
II. 5 cây thân cao, hoa trắng :3 cây thân thấp, hoa trắng.
III. 2 cây thân cao, hoa đỏ :1 cây thân thấp, hoa đỏ.
IV.7 cây thân cao, hoa trắng :1 cây thân thấp, hoa trắng.
Đáp án C
Phương pháp giải:
Cây thân cao hoa trắng có thể có kiểu gen AAbb hoặc Aabb.
Xét các trường hợp có thể xảy ra:
+ 2 cây AAbb
+ 2 cây Aabb
+ 1 cây Aabb, 1 cây AAaa
Giải chi tiết:
Cây thân cao hoa trắng có thể có kiểu gen AAbb hoặc Aabb → tự thụ không thể tạo cây hoa đỏ → III sai.
TH1: 2 cây hoa trắng có kiểu gen AAbb tự thụ → 100% hoa trắng.
TH2: 2 cây hoa trắng có kiểu gen Aabb tự thụ → 3 thân cao hoa trắng:1 thân thấp hoa trắng.
TH3: 1 cây có kiểu gen: AAbb → 50%AAbb
1 cây có kiểu gen Aabb → 3A-bb:1aabb
→ 7 cây thân cao, hoa trắng :1 cây thân thấp, hoa trắng.
Câu 38:
Trong một phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb), trong đó các gen trội là trội hoàn toàn và diễn biến NST của tế bào sinh giao tử ở cá thể bố, mẹ giống nhau. Người ta thống kê kết quả kiểu hình ở F1 như sau: Kiểu hình A-B- có tỉ lệ lớn nhất; Kiểu hình aabb nhiều hơn kiểu hình A-bb là 7%. Theo lý thuyết, trong số các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Kiểu gen của bố và mẹ là và tần số hoán vị gen f= 20%.
II. Số kiểu gen đồng hợp ở F1 nhiều hơn số kiểu gen dị hợp.
III. Kiểu hình A-bb có số kiểu gen quy định nhiều hơn so với kiểu hình aaB-.
IV. F1 có 6 kiểu gen dị hợp.
Đáp án C
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính tần số HVG
Sử dụng công thức
P dị hợp 2 cặp gen: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
+ Tính ab/ab → ab = ?
+ Tính f khi biết ab
Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Bước 2: Tìm kiểu gen của P, viết sơ đồ lai.
Bước 3: Xét các phát biểu
Giải chi tiết:
P dị hợp 2 cặp gen, A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Mà đề cho aabb – A-bb = 0,07
Ta có hệ phương trình:
aabb =0,16 → ab =0,4 là giao tử liên kết, f = 20%
P:
Xét các phát biểu:
I đúng.
II sai, số kiểu gen đồng hợp là 4, số kiểu gen dị hợp là 10 – 4 =6 (vì hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen)
tỉ lệ đồng hợp: → tỉ lệ dị hợp là 1 – 0,34 =0,66.
III sai, A-bb và aaB- đều có 2 kiểu gen quy định .
IV đúng.
Câu 39:
Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh.
Biết rằng người số 6 không mang alen gây bệnh 1, người số 8 mang alen bệnh 2 và không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 10 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.
II. Cặp 14-15 sinh con gái mang alen bệnh với xác suất 71/240.
III. Cặp 14-15 sinh con chỉ bị bệnh 2 với xác suất 3/32.
IV. Cặp 14-15 sinh con chỉ mang alen bệnh 1 với xác suất 7/120.
Đáp án C
Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định quy luật di truyền chi phối, quy ước gen.
+ Xét người 6 không mang gen gây bệnh 1 mà sinh con bị bệnh 1 → người con nhận alen gây bệnh của mẹ
+ Bố mẹ 9 -10 bình thường sinh con gái 17 bị bệnh 2
Bước 2: Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.
Bước 3: Xét các phát biểu.
Giải chi tiết:
+ Xét người 6 không mang gen gây bệnh 1 mà sinh con bị bệnh 1 → người con nhận alen gây bệnh của mẹ → gen gây bệnh là gen lặn trên NST X.
→ A- không gây bệnh 1, a- gây bệnh 1
+ Bố mẹ 9 -10 bình thường sinh con gái 17 bị bệnh 2 → gen gây bệnh là gen lặn trên NST thường.
→ B- không gây bệnh 2, b- gây bệnh 2
Người 5 sinh con trai 12 bị bệnh 1 (XaY) → Người 5: XAXa → người 2: XAXa.
Những người bình thường có con, bố mẹ bị bệnh 2 thì có kiểu gen Bb.
Những người con trai bị bệnh 1 → người mẹ phải mang alen Xa.
I đúng, còn 10 người chưa xác định được kiểu gen.
Xét cặp vợ chồng 14 – 15:
Người 14:
+ Người 7: có bố mẹ: (1) XAYBb × (2) XAXaBb → (7): (1XAXA:1XAXa)(1BB:2Bb) ↔ (3XA:1Xa)(2B:1b)
+ Người 8: XAYBb
→ người 14: (3XAXA: 1XAXa)(2BB:3Bb) ↔ giao tử: (7XA:1Xa)(7B:3b)
Người 15: có bố mẹ (9) XAXaBb × (10) XAYBb
→ Người 15: XAY(1BB:2Bb) ↔ giao tử (1XA: 1Y)(2B:1b)
Xét bệnh 1: (3XAXA: 1XAXa) × XAY ↔ (7XA:1Xa)(1XA: 1Y) → 7/16XAXA: 1/16XAXa: 7/16XAY: 1/16XaY.
Xét bệnh 2: (2BB:3Bb) × (1BB:2Bb) ↔ (7B:3b)(2B:1b) →
II sai. Xác suất sinh con gái mang alen gây bệnh là:
III đúng, cặp 14-15 sinh con chỉ bị bệnh 2:
IV đúng. Cặp 14-15 sinh con chỉ mang alen bệnh 1:
Câu 40:
Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào còn lai giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Xét phép lai P: ♂AaBbDd × ♀AaBbdd, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến.
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng về F1?
I. Có tối đa 18 kiểu gen bình thường và 24 kiểu gen đột biến.
II. Có thể sinh ra hợp tử Aabdd với tỉ lệ 0,625%.
III. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử.
IV. Thể ba có thể có kiểu gen aabbbdd.
Đáp án C
Phương pháp giải:
Xét từng cặp gen, tính tỉ lệ giao tử, hợp tử được tạo ra.
Xét các phát biểu.
Giải chi tiết:
Xét cặp Aa: 2 bên P giảm phân bình thường tạo 3 kiểu gen bình thường: AA, Aa, aa
Xét cặp Bb: Có 10% tế bào có cặp Bb không phân li trong GP I.
+ giới đực tạo:0,45B, 0,45b, 0,05Bb, 0,05O
+ giới cái tạo: 0,5B, 0,5b
→ có 3 kiểu gen bình thường: BB, Bb, bb; 4 kiểu gen đột biến: BBb, Bbb, B, b
Xét cặp Dd: tạo ra 2 kiểu gen bình thường là: Dd và dd.
Xét các phát biểu:
I đúng, số kiểu gen bình thường: 3 × 3 × 2 =18; số kiểu gen đột biến: 3 × 4 × 2 =24
II đúng, có thể sinh ra hợp tử Aabdd: 0,5Aa × 0,5b × 0,05O × 0,5dd =0,625%.
III đúng.
Cơ thể đực có 3 cặp gen dị hợp sẽ cho 8 loại giao tử không đột biến và 8 loại giao tử đột biến.
IV sai, không thể tạo thể ba chứa bbb.