30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 18)
-
2444 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen dị hợp?
Phép lai giữa các cá thể đồng hợp khác nhau về các cặp gen sẽ cho đời con toàn cây dị hợp.
AA aa → Aa.
Chọn A.
Câu 2:
Cơ thể thực vật có bộ NST 2n = 16, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trình giảm phân cơ thể này đã xảy ra hoán vị gen ở tất cả các cặp NST nhưng ở mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tại các cặp gen đang xét. Theo lý thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét được tạo ra là:
Phương pháp:
Trong mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tạo ra 2 loại giao tử hoán vị, 2 loại liên kết.
Tính số loại giao tử liên kết trước, sau đó tính số loại giao tử hoán vị bằng công thức:
n là số cặp NST.
Cách giải:
Có 8 cặp NST.
Trong mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tạo ra 2 loại giao tử hoán vị, 2 loại liên kết.
Số giao tử liên kết tối đa là: 28 = 256 (mỗi cặp cho 2 loại giao tử liên kết)
Số loại giao tử hoán vị tối đa là:
Vậy số loại giao tử tối đa là: 2304.
Chọn D.
Câu 3:
Trong chu kỳ hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch chủ?
Khi tim co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch chủ để đi nuôi cơ thể.
Tâm thất phải Động mạch phổi
Tâm nhĩ trái tâm thất trái
Tâm nhĩ phải tâm thất phải
Chọn A.
Câu 4:
Cho biết các côdon mã hóa một số loại axit amin như sau:
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA ATG TXA...ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:
I. Alen M1: 3’TAX XTA GTG ATG TXA...ATX5’
II. Alen M2: 3’TAX XTA GTA GTG TXA...ATX5’
III. Alen M3: 3’TAX XTG GTA ATG TXA...ATX5’
IV. Alen M4: 3’TAX XTA GTA ATG TXG...ATX5'
Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi poolipetit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?
Phương pháp:
Bước 1: Xác định trình tự mARN, axit amin của gen bình thường.
Bước 2: Xác định trình tự mARN, axit amin của gen đột biến.
Bước 3: Xác định đột biến xảy ra ở vị trí nào, thay đổi trên mARN, chuỗi polipeptit nào.
Cách giải:
Bình thường: 3’TAX XTA GTA ATG TXA ... ATX’
mARN : 5' AUG GAU XAU UAX AGU...UAG 3'
Trình tự aa: Met – Asp – His - Tyr – Ser - ...KT
Vậy có 1 trường hợp làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit
Chọn C.
Câu 5:
Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền?
(1) Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển
(2) Sử dụng vi khuẩn E. coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người
(3) Tạo giống lúa MT, có nhiều đặc tính quý như: Chín sớm, thấp và cứng cây, chịu chua, chịu phèn...
(4) Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu
(5) Tạo ra giống dâu tằm tam bội (3n) có nhiều đặc tính quý như bản lá dày, năng suất cao.
Số phương án đúng là:
Kỹ thuật di truyền (tiếng Anh là genetic engineering) là các kỹ thuật sinh học phân tử có liên quan đến việc gây các biến đổi trên vật liệu di truyền.
Ứng dụng (3) là của chọn giống dựa trên biến dị tổ hợp.
(5) là ứng dụng của phương pháp gây đột biến.
Chọn C
Câu 6:
Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của:
Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
Chọn B.
Câu 7:
Một loài thực vật xét hai cặp gen: A, a; B, b quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: Cây thuần chủng có kiểu hình trội về 2 tính trạng Cây thuần chủng có kiểu hình lặn về 2 tính trạng, thu được các cây F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được các cây F2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây về các cây F1 không đúng?
Phương pháp:
Xét các trường hợp
+ Các gen phân li độc lập.
+ Các gen liên kết hoàn toàn.
+ Các gen liên kết không hoàn toàn.
Cách giải:
Phép lai P: Cây thuần chủng có kiểu hình trội về 2 tính trạng Cây thuần chủng có kiểu hình lặn về 2 tính trạng F1: Dị hợp về 2 cặp gen.
Có các trường hợp xảy ra là:
+ PLĐL: AaBb AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:lbb)
+ LKG hoàn toàn:
+ Có HVG với tần số f,
A sai, cây lặn về 2 tính trạng vì
B đúng,
C đúng,
D đúng, A-B- = 0,5 + aabb, là lớn nhất.
Chọn A.
Câu 8:
Thể đột biến nào sau đây được tạo ra nhờ lai xa kết hợp với đa bội hóa?
Lai xa và đa bội hóa sẽ tạo ra thể song nhị bội (SGK Sinh 12 trang 29).
Chọn A.
Câu 9:
Theo lí thuyết quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây không tạo ra giao tử ab?
Cơ thể có kiểu gen AABB không thể tạo ra giao tử ab.
Chọn C.
Câu 10:
Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Theo lí thuyết, số nhóm gen liên kết của loài này là:
Phương pháp:
Số nhóm gen liên kết bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội của loài.
Cách giải:
2n = 14 n = 7 hay có 7 nhóm gen liên kết.
Chọn C.
Câu 11:
Kiểu gen nào sau đây đồng hợp 2 cặp gen?
Cơ thể có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen là .
Chọn A
Câu 12:
Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc lông do 2 cặp gen không alen tương tác quy định, khi có mặt alen A trong kiểu gen quy định lông xám, kiểu gen aaB- quy định lông đen, kiểu gen aabb quy định lông trắng. Tính trạng chiều cao chân do cặp alen D, d trội lặn hoàn toàn quy định. Tiến hành lai 2 cơ thể bố mẹ (P) thuần chủng tương phản về các cặp gen thu được F1 toàn lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với cơ thể (Q) lông xám, chân cao thu được đời F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% lông xám, chân cao; 25% lông xám, chân thấp; 12,5% lông đen, chân cao; 12,5% lông trắng, chân cao. Khi cho các con lông trắng, chân cao ở F2 giao phối tự do với nhau thu được đời con F3 chỉ có duy nhất một kiểu hình. Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Ở thế hệ (P) có thể có 4 phép lai khác nhau (không kể đến vai trò của bố mẹ).
II. Cặp gen quy định chiều cao thuộc cùng một nhóm gen liên kết với cặp gen (A, a) hoặc (B, b).
III. F1 có kiểu gen hoặc
IV. Cơ thể (Q) có kiểu gen
V. Nếu cho F1 lai phân tích, đời con thu được kiểu hình lông xám, chân thấp chiếm tỉ lệ 50%.
Phương pháp:
Bước 1: Xét tỉ lệ từng tính trạng quy luật di truyền, quy ước gen.
Bước 2: xét các phát biểu.
Cách giải:
Xét các tỷ lệ lông xám: đen: trắng = 6:1:1, có tạo ra kiểu hình trắng nên kiểu gen là: AaBb Aa,bb
Chân cao/ chân thấp = 3:1 Dd Dd
F1 dị hợp về 3 cặp gen
Ta thấy không có kiểu hình lông trắng chân thấp (aabbdd) 2 trong 3 gen này không PLĐL và không có HVG, con F1 dị hợp đối.
Giả sử gen A và d cùng nằm trên 1 NST ta có kiểu gen của D là:
Xét các phát biểu:
I sai,
II đúng
III sai
IV sai
V sai, cho F1 lai phân tích: .
Chọn C.
Câu 13:
Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen AB trong ống nghiệm, sau đó xử lí bằng hóa chất cônsixin. Theo lí thuyết, có thể tạo ra dòng tế bào lưỡng bội có kiểu gen:
Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen AB trong ống nghiệm, sau đó xử lí bằng hóa chất cônsixinAABB.
Chọn D.
Câu 14:
Phả hệ ở hình bên mô tả sự biểu hiện 2 bệnh ở 1 dòng họ. Biết rằng: alen H quy định bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen h quy định không bị bệnh N; kiểu gen Hh quy định bị bệnh N ở nam, không bị bệnh N ở nữ; bệnh M do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định; 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường và mẹ của người số 3 bị bệnh N. Cho các phát biểu sau về phả hệ này:
I. Bệnh M do alen lặn quy định.
II. Có tối đa 7 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.
III. Có tối đa 5 người dị hợp 2 cặp gen.
IV. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10-11 là 7/150.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Bệnh N:
Bệnh M: Bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh gen gây bệnh là gen lặn.
A- bình thường, a- bị bệnh M
I đúng
II đúng, có 7 người chưa xác định được kiểu gen
III sai, có tối đa 6 người có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen: 1, 6, 7, 10, 11, 13
IV đúng,
Xét người số 10 có bố, mẹ: 6 -7: (1AA:2Aa)HH Aa(Hh:hh) (2A:la)(1H:1h) (1A:la)(1H:3h)
Người số 10: (2AA-3Aa)(1HH:4Hh)
Người số 11: (1AA:2Aa)Hh.
Cặp vợ chồng 10 – 11: (2AA:3Aa)(1HH:4Hh) (1AA:2Aa)Hh(7A:3a)(3H:2h) (2A:la)(1H:1h)
Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10–11 là:
Chọn D.
Câu 15:
Một gen ở sinh vật nhân sơ gồm 2130 nuclêôtit, mạch 1 có A = 1/3G = 1/5T; mạch 2 có T= 1/6G. Theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit loại A của gen này là:
Phương pháp:
Biến đổi G1, T1, X1 theo A1
A1 + G1 + T1 + X1 = N/2
A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
Cách giải:
Theo nguyên tắc bổ sung, A1 = T2 ta có: A1 = 1/3G1 = T2 = 1/6G2
Gen ở sinh vật nhân sơ có 2130 nucleotit
Mạch 1 có 1065 nucleotit
Mạch 1 có
Mạch 2 có
Mặt khác
Gen có .
Chọn A.
Câu 16:
Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen (A, a và B, b) tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu gen, trong đó tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen trội và đồng hợp 2 cặp gen lặn là 2%. Theo lý thuyết, loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ:
Phương pháp:
Bước 1: Xác định quy luật di truyền
Bước 2: Từ tỉ lệ kiểu hình đề bài cho, tìm ra tần số HVG, kiểu gen của P
Bước 3: Viết sơ đồ lai và xác định yêu cầu đề bài
Cách giải:
F1 có 10 loại kiểu gen hai cặp gen này liên kết không hoàn toàn, có hoán vị gen ở 2 bên P (nếu 1 bên thì chỉ có 7 kiểu gen).
Tỷ lệ AB/AB + ab/ab = 2% → AB/AB = ab/ab = 1% →AB = ab = 0,1; f = 0,2
Cây P dị hợp đối:
Cây P tạo ra các loại giao tử với tỷ lệ: 0,1AB:0,1ab:0,4Ab:0,4aB
Tỷ lệ kiểu gen có 2 alen trội là:
20,1AB0,1ab + 20,4Ab0,4aB+ (0,4Ab)2 + (0,4aB)2 = 0,66
Chọn A.
Câu 17:
Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 510 nanômét và có số nuclêôtit loại timin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Theo lý thuyết, gen này có số liên kết hiđrô là:
Phương pháp:
Bước 1: Tính tổng số nucleotit của gen
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit
Bước 2: Tính % của G = 50% - %T
Bước 3: Tính số liên kết hidro của gen
CT tính số liên kết hidro : H = 2T +3G; N = 2T + 2G H = N (100% + %G)
Cách giải:
Số nucleotit của gen là: nucleotit.
Tỉ lệ %G = 50% - %T = 30%
CT tính số liên kết hidro: H = 2T + 3G; N = 2T + 2G H = N (100% + %G) = N 130%
Vậy số liên kết hidro của gen là:
H = 3000 130% = 3900 liên kết.
Chọn B.
Câu 18:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Theo lý thuyết, số loại thể một có thể xuất hiện tối đa trong loài này là bao nhiêu?
Phương pháp:
Loài lưỡng bội 2n có n cặp NST
Thể một có dạng 2n – 1 (thiếu 1 NST ở cặp nào đó)
+ Số dạng thể 1: n
Cách giải:
2n = 24 n = 12 có 12 dạng thể một.
Chọn A.
Câu 19:
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua?
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua miền lông hút (SGK Sinh 11 trang 7).
Chọn D.
Câu 20:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14, số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loại này là:
Thể ba có dạng 2n +1 = 15 NST.
Chọn C.
Câu 21:
Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen: A, a; B, b phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả alen trội A và alen trội B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều quy định hoa trắng. Thế hệ P: Cây hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 có 43,75% cây hoa trắng. Cho cây hoa đỏ ở thế hệ P thụ phấn cho cây hoa trắng ở F1, thu được đời con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 2 phép lai mà mỗi phép lai đều cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1.
II. Tỉ lệ cây hoa trắng xuất hiện tối đa ở đời con của 1 phép lại có thể là 75%.
III. Đời con của mỗi phép lai đều có tỉ lệ kiểu gen khác với tỉ lệ kiểu hình.
IV. Có 3 phép lai mà mỗi phép lai đều cho đời con có 4 loại kiểu gen.
Phương pháp:
Bước 1: Xác định kiểu gen của P, kiểu gen của cây hoa trắng F1
Bước 2: Viết sơ đồ lai giữa cây P và các cây hoa trắng.
Cách giải:
P tự thụ phấn thu được 43,75% hoa trắng 56,25% hoa đỏ tỉ lệ kiểu hình 9:7 có 16 tổ hợp P dị hợp về 2 cặp gen: AaBb
P tự thụ: AaBb AaBb (1AA:2Aa:laa)(1BB:2Bb:1bb)
Cây hoa trắng ở F1: (1AA:2Aa)bb, aa(1BB:2Bb), aabb
Cho cây hoa đỏ P cây hoa trắng F1.
Cây hoa trắng ở đời F1 có các kiểu gen AAbb; Aabb, aaBB, aaBb và aabb, xảy ra các trường hợp sau:
TH1: AaBbAAbb/aaBB cho tỉ lệ kiểu hình 1 đỏ : 1 trắng; đời con có 4 loại kiểu gen.
TH2: AaBbAabb/aaBb cho tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ : 5 trắng, đời con có 6 loại kiểu gen.
TH3: AaBbaabb cho tỉ lệ kiểu hình 1 đỏ : 3 trắng; đời con có 4 loại kiểu gen.
I. Đúng (TH1)
II. Đúng (TH3)
III. Đúng.
IV. Đúng (TH1; TH3).
Chọn A.
Câu 22:
Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen qui định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá đốm thụ phấn cho cây lá đốm. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là:
Trong di truyền tế bào chất, kiểu hình của đời con giống nhau và giống mẹ.
Lấy hạt phấn của cây lá đốm thụ phấn cho cây lá đốm Đời con: 100% lá đốm
Chọn C.
Câu 23:
Ở một loài côn trùng, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định lông đen, a quy định lông trắng. Kiểu gen Aa biểu hiện lông đen ở con đực và lông trắng ở con cái. Cho con đực lông trắng lai với con cái lông đen được F1. Nếu cho các con đực F1 giao phối với con cái lông đen, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở đời con bằng bao nhiêu?
Phương pháp:
Bước 1: Quy ước gen
Bước 2: Xác định kiểu gen F1, con cái lông đen, viết sơ đồ lai và tính tỉ lệ kiểu hình
Cách giải:
Quy ước gen
+ giới đực: AA, Aa: lông đen; aa: lông trắng
+ giới cái: AA lông đen; Aa, aa: lông trắng
P: ♂ aa ♀AA → F1: Aa
cho các con đực F1 giao phối với con cái lông đen: Aa AA 1Aa:1AA
Ở giới cái: 50% lông đen: 50% lông trắng
Ở giới đực: 100% lông đen
Chọn A.
Câu 24:
Khi nói về quá trình phiên mã ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A sai, ARN polimeraza mới xúc tác cho quá trình phiên mã.
B đúng.
C sai, quá trình phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
D sai, axit amin là nguyên liệu của quá trình dịch mã.
Chọn B.
Câu 25:
Có 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen thực hiện quá trình giảm phân bình thường, trong đó chỉ có 1 tể bảo có xảy ra hiện tượng hoán vị gen. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử nào sau đây có thể xuất hiện?
Phương pháp:
- Một tế bào có xảy ra HVG giảm phân tạo 4 loại giao tử
- Một tế bào giảm phân không có HVG tạo ra 2 loại giao tử
Cách giải:
3 tế bào sinh tinh giảm phân cho 12 tinh trùng, số loại giao tử tối đa là 4 + 2 + 2 = 8; số loại giao tử tối thiểu là 4
1 tế bào giảm phân có TĐC xảy ra 2 trường hợp:
TH1: Giao tử là: ADE; ADe; ade; adE (1)
TH2: AdE; Ade; aDE; aDe (2)
2 tế bào giảm phân không có TĐC cũng xảy ra 2 trường hợp:
TH1: Cách phân ly của NST là khác nhau tạo ra các giao tử: 2ADE;2aDE;2ade: 2Ade (3)
TH2: Cách phân ly của NST là giống nhau: 4ADE:4ade hoặc 4aDE:4Ade (4)
Như vậy ta có thể có các tỷ lệ khi kết hợp các trường hợp
+ (1)/(2) – (3): 3:3:2:2:1:1
+ (1)/(2) - (4): 5:5:1:1
Chọn B.
Câu 26:
Cho những đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào đúng với thực vật CAM?
I. Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như dứa, thanh long...
II. Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê...
III. Chu trình cố định CO2 tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai loại tế bào khác nhau trên lá.
IV. Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.
I đúng.
II sai, đây là các cây C4.
III sai, pha tối ở thực vật CAM chỉ diễn ra ở 1 loại tế bào.
IV đúng.
Chọn B.
Câu 27:
Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen A1 A2 và A3. Ở thế hệ P, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có các kiểu gen A1A2, A1A3 và A2A3 với tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp luôn gấp đôi tổng số các loại kiểu gen đồng hợp.
II. Thế hệ P có tỉ lệ các loại kiểu gen là 2: 2: 2: 1: 1:1
III. Nếu alen A trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3 thì kiểu hình do alen A1 qui định luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
IV. Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 không thay đổi so với thế hệ P.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Phương pháp:
Bước 1: Xác định tần số alen
Bước 2: Tính tần số kiểu gen đồng hợp, dị hợp
Bước 3: Xét các phát biểu
Cách giải:
Gọi tần số alen A1, A2, A3 lần lượt là p, q, r
Ta có A1A2 = A1A3 = A2A3 2pq = 2pr = 2qr p = q = r = 1/3
kiểu gen đồng hợp: A1A1 = A2A2 = A3A3 = (1/3) = 1/9
A1A2 = A1A3 = A2A3 = 21/3 + 1/3 = 2/9
Tỷ lệ kiểu gen: 1: 1: 1: 2: 2: 2
I đúng.
II đúng.
III đúng, A3A3 = 1/9; A2- = (1/3A2 + 1/3)2 – A3A3 = 1/3 A1- = 5/9
IV đúng, nếu các cá thể đồng hợp không có khả năng sinh sản, tỷ lệ kiểu gen có thể tham gia vào sinh sản là 1A1A2: 1A2A3: 1A1A3 Tần số alen không đổi, quần thể ngẫu phối thành phần kiểu gen của F1 không thay đổi so với P.
Chọn D.
Câu 28:
Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO?
Ruồi giấm: con cái: XX, con đực: XY
Chim, bướm: con cái: XY, con đực: XX
Châu chấu: con cái: XX, con đực: XO.
Chọn D.
Câu 29:
Mạch thứ nhất của gen ở tế bào nhân thực có 1400 nuclêôtit. Theo lí thuyết, mạch thứ 2 của gen này có bao nhiêu nuclêôtit?
Hai mạch của gen đều có số lượng nucleotit như nhau: 1400.
Chọn C.
Câu 30:
Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thế hệ P có số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%.
II. Trong tổng số cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 12,5%.
III. Nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 1/256.
IV. Nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội ở P tự thụ, thu được đời con có số cá thể mang kiểu hinh lặn chiếm tỉ lệ 1/32.
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số alen ở F1:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Bước 2: Tìm cấu trúc di truyền ở P:
Áp dụng công thức tính tần số alen trong quần thể qa = aa + Aa/2
tính được tần số kiểu gen Aa.
Cách giải:
Khi quần thể ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể đạt cân bằng và có cấu trúc di truyền
p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Ta có tỷ lệ kiểu hình lặn bằng qa2 = 0,0625 tần số alen a bằng 0,25
Ở P có 80% cá thể kiểu hình trội aa = 0,2 Aa = (0,25 – 0,2)2 = 0,1 AA = 1- aa – Aa = 0,7
Xét các phát biểu
I sai, tỷ lệ đồng hợp là 0,9
II đúng, Trong tổng số cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm
III đúng, nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội giao phối ngẫu nhiên: (0,7AA:0,1Aa) (0,7AA:0,1Aa) (7AA:1Aa) (7AA:1Aa)tỷ lệ hoa trắng là 1/81/81/4 = 1/256
IV đúng, nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội tự thụ thì tỷ lệ kiểu hình lặn là 1/81/4 = 1/32
Chọn B.
Câu 31:
Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST?
Dạng đột biến lặp đoạn NST có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST.
Chọn D.
Câu 32:
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập qui định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?
Các gen PLĐL, tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của mỗi cặp gen.
Xét các phương án:
A sai, phép lai AaBb Aabb (1AA:2Aa:laa)Bb) cho tỷ lệ KG: 1:2:1Nhưng hai cây này có kiểu hình giống nhau hoặc khác nhau về 1 cặp tính trạng
B đúng, AaBb AAbb A-(1Bb:1bb) tỷ lệ kiểu hình 1:1
C đúng, AaBb aabb 1AaBb:1Aabb:laaBb:laabb tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1
D đúng, AABB aabb AaBb :1 loại kiểu hình, toàn dị hợp 2 cặp gen.
Chọn A.
Câu 33:
Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa thành ?
Hình 6.1- SGK Sinh 11 trang 29.
Vi khuẩn cố định nitơ: N2 .
Vi khuẩn phản nitrat hóa: N2.
Vi khuẩn amôn hóa: .
Vi khuẩn nitrat hóa: .
Chọn D.
Câu 34:
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen: A, a; B, cùng nằm trên 1 cặp NST. Phép lai P: Cây dị hợp 2 cặp genCây dị hợp 1 cặp gen, thu được F1. Theo lí thuyết, số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ.
Giả sử P:
Số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1: vì
Chọn B.
Câu 35:
Nếu tần số hoán vị giữa 2 gen là 10% thì khoảng cách tương đối giữa 2 gen này trên NST là:
Đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% tần số hoán vị gen, 1% HVG = 1cM.
Chọn C.
Câu 36:
Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P. ♀ ♂thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu?
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số HVG
+ Tính ab/ab ab = ?
+ Tính f khi biết ab
Bước 2: Viết sơ đồ lai, tách từng cặp NST.
Bước 3: Tính tỉ lệ cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu.
Cách giải:
Quy ước gen:
A- xám, a- đen
B- chân cao, b- chân thấp.
D- mắt nâu; d- mắt đen.
P: ♀ AB/ab XD Xd ♂ Ab/aB XdY
F1: aabbXdXd = 1%
Có
vậy aabb = 1% : 0,25 = 4%
Đặt tần số hoán vị gen f = 2x (x 0,25)
Có cá thể cái AB/ab cho giao tử ab = 0,5 – x
Cá thể đực Ab/aB cho giao tử ab = x
vậy aabb = (0,5 – x).x = 0,04
Giải ra, x = 0,1
Vậy cá thể cái AB/ab cho giao tử: AB = ab = 0,4 và Ab = aB = 0,1
cá thể đực Ab/aB cho giao tử: AB = ab = 0,1 và Ab = aB = 0,4
Vậy cá thể F1 lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu Ab/ab XD- bằng:
(0,12 + 0,42)0,5 = 0,085 = 8,5%.
Chọn B.
Câu 37:
Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
Hội chứng Đao: có 3 NST số 21.
A sai, hội chứng Đao là đột biến thể ba.
B đúng.
C sai, hội chứng Đao gặp ở cả nam và nữ.
D sai, tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng cao.
Chọn B.
Câu 38:
Những động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
Trâu, bò, cừu, dê là những loài có dạ dày 4 ngăn.
Ngựa, thỏ, chuột có dạ dày đơn.
Chọn C.
Câu 39:
Ở một loài thực vật, lộcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?
P: Aa Aa → 1AA:2Aa:laa
Quả có cùng kiểu gen với cây mỗi loại cây chỉ có 1 loại quả, đỏ hoặc vàng.
A sai, vì gen trội là trội hoàn toàn nên chỉ có 2 kiểu hình
C, D sai kiểu gen của cây sẽ quy định kiểu hình màu quả nên 1 cây chỉ có 1 loại quả
B đúng
Chọn B.
Câu 40:
Một quần thể thực vật, xét 1 gen có 2 alen là D và d, tần số alen D bằng 0,3. Theo lí thuyết tần số alen d của quần thể này là:
Phương pháp:
Tần số alen D + tần số alen d = 1
Cách giải:
Tần số alen D + tần số alen d = 1
Tần số alen D = 0,3Tần số alen d = 1 – 0,3 = 0,7.
Chọn A.