600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết (Đề số 3)
-
4428 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
- Bò, Trâu, Cừu là động vật có dạ dày kép, nhai lại (có 4 ngăn).
- Ngựa, thỏ là động vật có dạ dày đơn (nhóm này có manh tràng rất phát triển, là nơi biến đổi xenluloz nhờ vi sinh vật cộng sinh).
Vậy: C đúng.
Câu 3:
Vì sao nói ATP là một phân tử quan trọng trong trao đối chất của tế bào?
ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào: Trong cấu trúc phân tử ATP có 3 gốc- phôtphat liên kết với 1 phân tử đường ribôzơ bởi 3 mối liên kết cộng hoá trị giàu năng lượng. Trong 3 mối liên kết cao năng đó thì liên kết thứ 3 và thứ 2 (tính từ đường pentozo) mang nhiều năng lượng nhưng lại có năng lượng hoạt hoá thấp nên dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.
Vậy: D đúng.
Câu 4:
Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều
Máu chảy trong hệ mạch theo chiều từ động mạch (I) à mao mạch (III) à tĩnh mạch (II).
Chú ý kiến thức liên quan:
|
Động mạch |
Mao mạch |
Tĩnh mạch |
Tiết diện các đoạn mạch (S) |
Nhỏ |
Lớn nhất |
Nhỏ |
Áp lực máu (P) |
Lớn nhất |
Nhỏ |
Nhỏ nhất |
Vận tốc máu |
Lớn nhất |
Nhỏ nhất |
Lớn |
Vậy: B đúng.
Câu 6:
Một chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự nào sau đây?
Kỳ trung gian: có pha G1, S và G2.
+ Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.
+ Pha S: nhân đôi ADN và nhân đôi NST.
+ Pha G2: tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Vậy: B đúng.
Câu 7:
Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3.
Theo lý thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
Xét 1 gen có 2 alen,
PCân bằng di truyền= p2AA : 2pq Aa : p2aa,
có p(A) = 0,3 à q(a)= 0,7
Vậy khi trạng thái cân bằng di truyền nên tần số kiểu gen AA = p2 = 0,09.
Vậy: B đúng.
Câu 9:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
Đáp án D
Theo thuyết tiến hóa hiện đại:
Đột biến |
Thay đổi tần số alen ngẫu nhiên, vô hướng, rất chậm (10-4 à 10-6). |
Chọn lọc tự nhiên |
Thay đổi tần số alen theo một hướng xác định (hướng chọn lọc). |
Yếu tố ngẫu nhiên |
Thay đổi tần số alen không theo một hướng nào cả. Một alen tốt cũng có thể bị đào thải, alen xấu vẫn có khả năng giữ lại. |
Di nhập gen |
Thay đổi tần số alen. |
Giao phối không ngẫu nhiên |
- Không làm thay đổi tần số alen. - Làm thay đổi thành phần kiểu gen (cấu trúc di truyền) qua từng thế hệ (tăng đồng hợp, giảm dị hợp). |
Vậy: D đúng.
Câu 10:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học
II. Tiến hóa sinh học
III. Tiến hóa tiền sinh học
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
Tiến hóa hóa học (sự tiến hoá của các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ) à III. Tiến hóa tiền sinh học (sự xuất hiện của mầm mống sống đầu tiên (tế bào nguyên thuỷ)) à II. Tiến hóa sinh học (sự tiến từ tế bào nguyên thuỷ à tế bào nhân sơ à Có nhân / đơn bào à đa bào, từ bậc thấp đến bậc cao, cho đến bộ mặt của sự sống ngày này).
Vậy: A đúng.
Câu 11:
Quan sát một tế bào cùa 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ), các kí hiệu A, B, d là các NST. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tế bào sinh dục sơ khai cùa loài này ở trạng thái chưa nhân đôi có 6 NST.
II. Tế bào này đang ở kỳ giữa của nguyên phân.
III. Kết thúc quá trình phân bào này sẽ tạo ra các tế bào lưỡng bội.
IV. Một nhóm gồm 3 tế bào sinh dục sơ khai loài trên tiến hành nguyên phân 4 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân. Tổng số NST môi trường cung cấp cho nhóm tế bào sinh dục sơ khai thực hiện phân bào tạo giao từ là 558.
Trong tế bào tồn tại n NST kép = 3 (AA; BB; dd) và sắp xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo => Tế bào đang quan sát ở kì giữa quá trình giảm phân 2.
Tế bào kì giữa 2 có nkép = 3 à n = 3 => 2n = 6.
I à đúng. 2n = 6.
II à sai. Vì tế bào này đang ở kỳ giữa giảm phân 2.
III à sai. Vì kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo giao tử (n).
IV à đúng.
NSTCC = Số NST cung cấp nguyên phân + số NST cung cấp giảm phân
= 3.2n.(2x-1) + 3.2x.2n = 558.
Vậy: B đúng.
Câu 12:
Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây?
Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm sinh vật sản xuất (chủ yếu nhờ quá trình quang hợp).
Chú ý kiến thức liên quan: Chu trình cacbon.
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit (CO2).
- Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên nhờ có quang hợp.
- Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường và 1 phần đi vào các lớp trầm tích.
- Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.
Vậy: A đúng.
Câu 14:
Nuôi cấy quần thể vi sinh vật không qua pha tiềm phát, ban đầu có 400 tế bào. Sau thời gian nuôi cấy và phân chia liên tục 4h, người ta thu được sinh khối là 102400 tế bào. Xác định giời gian thế hệ của chủng vi sinh vật này?
Ta có: g = ? phút; t = 4h = 240 phút; N0 = 400; Nt = 102400
Số tế bào thu được sau 4h: Nt = N0.2n
2n = 258 à n = 8
Vậy thời gian thế hệ: g = t/n = 240/8 = 30 phút.
Vậy: B đúng.
Câu 15:
Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể?
Đột biến gen |
Xuất hiện alen mới à xuất hiện thêm loại alen của gen. |
Đột biến đa bội |
Xuất hiện thêm số lượng alen của tất cả các gen, chứ không làm xuất hiện loại alen mới. |
Đảo đoạn nhiễm sắc thể |
Không làm xuất hiện thêm alen và loại alen. |
Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc |
Không làm xuất hiện thêm alen và loại alen. |
Vậy B đúng.
Câu 17:
Vì sao nội bào tử bền với nhiệt?
Nội bào tử: Khi gặp điều kiện bất lợi thì tế bào vi khuẩn hình thành nội bào tử bên trong, nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa chất canxidipicolinat, có khả năng đề kháng cao đối với các tác nhân lí học và hoá học, đặc biệt rất chịu nhiệt.,...
Vậy D đúng
Câu 18:
Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biếu nào sau đây đúng?
A à sai. Đột biến là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B à đúng. Chọn lọc tự nhiên chỉ chọn lọc kiểu hình thích nghi à chọn lọc kiểu gen thích nghi à chọn lọc tần số alen thích nghi.
C à sai. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Còn giao phối ngẫu nhiên mới làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D à sai. Di - nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định. Chú ý: di nhập gen là nhân tố vô hướng.
Vậy B đúng.
Câu 19:
Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thề dẫn tới khả năng nào sau đây?
Khi kích thước quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể tăng, khả năng hỗ trợ giảm, kích thước quần thể giảm đi nhanh chóng do có các cá thể chết hoặc di cư. Nên:
A à sai. Vì khi đó cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng.
B à sai. Vì khi đó các cá thể trong quần thể giảm hỗ trợ lẫn nhau.
C à đúng. Mức sinh sản của quần thể giảm.
D à sai. Vì khi đó kích thước quần thể giảm nhanh.
Vậy: C đúng.
Câu 20:
Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biếu sau đây đúng?
I. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
I àsai. Diễn thế nguyên sinh mới là loại diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
II à đúng. Vì giữa quần xã và môi trường có tác động qua lại nhau.
III à đúng. Ngoại cảnh thay đổi mạnh à tác động đến cấu trúc quần xã à dẫn đến diễn thế.
IV à đúng. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế à biến đổi mạnh mẽ cấu trúc quần xã à diễn thế.
Vậy: C đúng.
Câu 21:
Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A à sai. Vì sản phẩm pha sáng (NADPH, ATP) sẽ tham gia khử APG à A1PG.
B à Đúng. Vì quang phân li nước mới tạo ra NADPH, ATP. Nhờ đó mà tham gia khử APG à A1PG.
C à sai. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
D à sai. Trong quang hợp, O2 được tạo ra quang phân li nước.
Vậy: B đúng.
Câu 22:
Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tình mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.
I đúng.
II sai. Máu ở tĩnh mạch phổi giàu oxi, máu này từ phổi về tâm nhĩ trái.
III đúng. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV đúng. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.
Vậy có 3 phát biểu đúng là: I, III, IV.
Vậy: C đúng.
Chú ý kiến thức liên quan:
|
Động mạch |
Mao mạch |
Tĩnh mạch |
Tiết diện các đoạn mạch (S) |
Nhỏ |
Lớn nhất |
Nhỏ |
Áp lực máu (P) |
Lớn nhất |
Nhỏ |
Nhỏ nhất |
Vận tốc máu |
Lớn nhất |
Nhỏ nhất |
Lớn |
Câu 23:
Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
II. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
III. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
IV. Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm.
Chú ý kiến thức liên quan:
- Các gen trên các NST trong cùng 1 tế bào thì có số lần phiên mã khác nhau. Kể cả các gen trên cùng 1 NST (ADN) cũng có số lần phiên mã không giống.
- Tất cả các phân tử ADN trên các NST trong cùng 1 tế bào thì có số lần tái bản như nhau à Các gen trên các NST khác nhau trong 1 tế bào có số lần tái bản giống nhau.
I à sai. (tái bản giống nhưng phiên mã khác).
II à sai.
III à đúng.
IV à đúng.
Vậy D đúng.
Câu 24:
Cho đồ thị (hình vẽ) về sự sinh trường quần thể vi sinh vật, dựa trên đồ thị và hiểu biết về sinh trưởng của vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Chú thích (A) là số lượng tế bào của quần thể.
II. Thời gian pha lũy thừa của quần thể kéo dài 8 giờ.
III. Pha (B) số lượng tể bào mới bắt đầu tăng, nhưng không đáng kể nên so tế bào cuối pha này bằng như ban đầu nuôi cấy.
IV. Pha (D) số lượng vi sinh vật không phân chia và cũng không bị chết, nên số lượng ổn định.
I à sai. Thời gian pha lũy thừa của quần thể kéo dài 7 - 2 = 5 giờ.
II à sai. Pha tiềm phát (B) số lượng tế bào chưa tăng à pha này chưa tăng.
III àsai. Pha cân bằng (D) số lượng vi sinh vật sinh ra bằng số lượng VSV chết đi.
Vậy A đúng.
Câu 25:
Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng
A à sai. Nếu quần thể xuất hiện kểu gen mới có thể là do phát sinh đột biến hoặc xuất hiện di nhập gen (một nhóm cá thể mang alen mới xâm nhập vào).
B à sai. Ở P có p(A) = 0,8; q(a) = 0,2, mà F1 có p(A) = 0,9; q(a) = 0,1 => tần số alen A tăng à không thể CLTN chống lại alen trội (chống alen trội thì nó phải giảm ở các thế hệ con).
C à sai. Tần số alen luôn duy trì ổn định khi và chỉ khi không xảy ra đột biến, CLTN, yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen.
D à đúng. Vì yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ bất kỳ một alen nào đó ra khỏi quần thể dù alen đó có tốt.
Vậy D đúng.
Câu 26:
Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Chú ý kiến thức liên quan:
- Ổ sinh thái: là 1 khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển ổn định, lâu dài.
- Nơi ở: là địa điểm cư trú của loài.
I à đúng. Vì quần thể M và Q có ổ sinh thái về dinh dưỡng không trùng nhau nên chúng không cạnh tranh với nhau.
II à đúng. Vì quần thể M và N có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau nên sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N.
III à đúng. Vì quần thể M và P theo hình không giao nhau.
IV à Sai. Vì quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau một phần nhỏ.
Vậy B đúng.
Câu 27:
Già sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P, được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên. Cho biết loại G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
II. Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
III. Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.
IV. Loài P thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
I à đúng. Vì H, M, N đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 (thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1).
II à đúng. Tham gia vào 4 chuỗi đó là:
G à M à L à I à K;
G à M à I à K;
G à N à L à I à K;
G à N à L à K.
III à sai. I là sinh tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3 (không thể có sinh vật tiêu thụ bậc 4).
IV à sai. P chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4. Vì đi qua P, chỉ có một chuỗi thức ăn.
Vậy B đúng.
Câu 28:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
II. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.
III. Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
IV. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ phục vụ cho phát triển kinh tế.
I à đúng. Thuộc năng lượng vĩnh cửu.
II à đúng. Giúp phát triển bền vững.
III à đúng. Giúp phát triển bền vững.
IV à sai. Sẽ gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái.
Vậy C đúng.
Câu 29:
Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến điểm thành alcn a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a và alen A có số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.
II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thế có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị tri giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.
Đột biến điểm (thêm, thay thế và mất 1 cặp nucleotit), từ A à a (đây là đột biến thuận hay đột biến lặn).
I à sai. Vì đột biến mất và thêm sẽ làm thay đổi số nucleotit.
II à sai. Đột biến mất sẽ làm cho alen a ngắn hơn alen A.
III à đúng. Đột biến có thể làm cho trình tự acid amin không đổi đó là loại đột biến đồng nghĩa (đột biến đồng nghĩa là loại đột biến mà bộ ba đột biến mã hoá giống acid amin so với bộ ba ban đầu).
IV à sai. Đột biến thay thế một cặp nucleotit à chỉ làm thay đổi một bộ ba à có thể làm thay đổi 1 acid amin hoặc không làm thay đổi acid amin nào hoặc có thể trở thành bộ ba không mã hoá (kết thúc).
Vậy A đúng.
Câu 30:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến đa bội.
II. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể
IV. Đột biến lệch bội dạng thể một.
Dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST:
Đột biến đa bội |
(3n, 4n, 5n, ...) à làm tăng số lượng NST trong tế bào. |
Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể |
Không làm thay đổi số lượng NST mà chỉ làm thay đổi về hình dạng NST, cũng không làm thay đổi nhóm gen liên kết. |
Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể |
Không làm thay đổi số lượng NST mà chỉ làm thay đổi về hình dạng NST, thay đổi số lượng gen trên NST. Đột biến này không làm thay đối nhóm gen liên kết. |
Đột biến lệch bội dạng thể một |
2n - 1, Làm giảm số lượng NST trong tế bào, một cặp NST nào đỏ bị giảm đi một sợi. |
Vậy C đúng.
Câu 33:
Khi nói về đột biến điểm ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen đột biến luôn được truyền lại cho tế bào con qua phân bào.
II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể làm cho một gen không được biểu hiện.
III. Đột biến gen chỉ xảy ra ở các gen cấu trúc mà không xảy ra ở các gen điều hòa.
IV. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc.
Đột biến điểm (thêm, thay thể và mất 1 cặp nucleotit).
I à sai. Tế bào mang gen đột biến trong nhân thì tế bào con sẽ luôn được truyền lại gen đột biến đó. Nhưng nếu gen ở tế bào chất thì có thể không hoặc đột biến phân li không đều trong giảm phân hay nguyên phân.
II à đúng. Chỉ cần thay thế cặp nucleotit à gen mất khả năng hoạt động để biểu hiện sản phẩm.
III à sai. Mọi gen đều có khả năng đột biến.
IVà đúng. Cụ thể bộ ba kết thúc trên mARN: UAA, UAG, UGA à ATT, ATX, AXT trên gen. Vì vậy để xảy ra đột bến thế cặp A-T bằng cặp G-X sẽ không có trường hợp nào biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc.
Vậy B đúng.
Câu 39:
Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,5AA: 0,4Aa : 0,1aa . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen F1 ở là 0,36AA: 0,48 Aa: 0,16aa.
II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có 91% số cây hoa đỏ.
III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/9 số cây hoa trắng.
IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là 0,6AA: 0,2Aa: 0,2aa.
P: 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa => p(A) = 0,7 và q(a) = 0,3.
I à sai. Nếu giao phấn ngẫu nhiên F1 là 0,49 AA : 0,42Aa : 0,09 aa.
II à sai. Chọn cây hoa đỏ ở P (5/9 AA : 4/9Aa) giao phấn ngẫu nhiên thì thu được cây hoa đỏ chiếm ti lệ là: 1 - aa = 1 - (4/9.1/2)2 = 95,06%.
III à đúng. Chọn ra cây hoa đỏ (5/9 AA : 4/9Aa) ở P tự thụ:
+ 5/9 (AA x AA) à F1: aa = 0
+ 4/9 (Aa x Aa) à F1: aa = 4/9 .1/4 = 1/9
IV à đúng. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì:
+ 0,5 x (AA x AA) à 0,5AA
+ 0,4 x (Aa x Aa) à 0,1 AA : 0,2Aa : 0,1 aa
+ 0,1 x (aa x aa) à 0,1 aa =>0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa
Vậy C đúng.