Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 6)

  • 4098 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm sông ngòi của nước ta? 

Xem đáp án

Phương pháp:

Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

Sông ngòi nước ta có đặc điểm: lưới dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa

- Loại B: phần lớn sông ngòi nước ta ngắn, nhỏ

- Loại C: các sông chảy hướng tây bắc - đông nam và cả vòng cung

- Loại D: lượng nước phân bố không đều trên các hệ thống sông 

Chọn A. 


Câu 2:

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng 

Cách giải:

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu mùa hạ nhiều nơi có gió Tây khô nóng hoạt động. Do đầu mùa hạ gió tây nam vượt qua bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Bắc bị biến tính trở nên khô nóng, gây hiện tượng phơn. 

Chọn C. 


Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9

Cách giải:

Vùng khí hậu thuộc khí hậu miền khí hậu phía Bắc là Tây Bắc Bộ. 

Các vùng khí hậu còn lại đều thuộc miền khí hậu phía Nam. 

Chọn B. 


Câu 4:

Gió mùa Tây Nam khi thổi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 9 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 

Cách giải:

Do áp thấp Bắc Bộ hút gió => khiến gió mùa Tây Nam khi thổi vào Bắc Bộ nước ta đổi thành hướng đông nam. 

Chọn B. 


Câu 5:

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CAO NHẤT VÀ THẤP NHẤT CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚCTA (Đơn vị: 0C)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh biên độ nhiệt độ năm của các địa điểm trên?

Xem đáp án

Phương pháp:

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu 

Cách giải: 

Biên độ nhiệt năm => Nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất

- Loại B: Hà Nội cao hơn Quy Nhơn

- Loại C: Hồ Chí Minh thấp hơn Hà Nội

- Loại D: Huế cao hơn Hồ Chí Minh 

- A đúng: Huế cao hơn Quy Nhơn 

Chọn A.


Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sống nào sau đây thuộc lưu vực sông Thái Bình?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 

Cách giải: 

Sông Lục Nam thuộc lưu vực sông Thái Bình. 

Chọn C. 


Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 

Cách giải: 

Sông Lục Nam thuộc lưu vực sông Thái Bình. 

Chọn C. 


Câu 8:

Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự phân bậc khác nhau chủ yếu do 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 

Cách giải:

Núi Mẫu Sơn thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Các dãy núi còn lại thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Chọn D. 


Câu 9:

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông đến sớm chủ yếu là do 

Xem đáp án

Phương pháp:

Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, liên hệ đặc điểm địa hình 

Cách giải:

- Loại A, B: hướng nghiêng không phải là nhân tố khiến miền này có mùa đông đến sớm

- Loại C: thiếu nhân tố quan trọng là gió mùa đông bắc  

- D đúng: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông đến sớm chủ yếu là do vị trí, hướng địa hình và địa hình đồi núi thấp kết hợp hoàn lưu gió mùa: Vị trí là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc, cùng với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp có hướng vòng cung, tạo nên hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu vào bên trong đất liền => đem lại một mùa đông lạnh, đến sớm và kết thúc muộn. 

Chọn D. 


Câu 10:

Điểm khác biệt rõ nét về địa hình vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi 

Cách giải:

Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây. 

=> Đây là điểm khác biệt của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc 

Chọn C. 


Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết cửa Ba Lạt thuộc lưu vực sông nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 

Cách giải: Cửa Ba Lạt thuộc lưu vực sông Hồng.

Chọn D.


Câu 12:

Cho bảng số liệu: 

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LƯU VỰC SÔNG HỒNG

(Trạm Sơn Tây) (Đơn vị: m3/s)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với lưu lượng nước trung bình các tháng của lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây)?

Xem đáp án

Phương pháp:

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu 

Cách giải: 

- A sai: các tháng có lượng mưa thấp là tháng 11 đến tháng 5 năm sau

- B sai: các tháng có lượng mưa cao là tháng 1 – 3

- D sai: tháng mưa cực tiểu là tháng 3 

- C đúng: tháng mưa cực đại vào tháng 9 (9246mm) 

Chọn C. 


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta giáp biển? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5

Cách giải: Tỉnh Bến Tren tiếp giáp biển 

Chọn C. 


Câu 14:

Khí hậu trước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là nhờ 

Xem đáp án

Phương pháp:

Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 

Cách giải: 

Khí hậu trước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là nhờ có Biển Đông cung cấp nguồn ẩm lớn, lượng mưa dồi dào, cùng với đặc điểm lãnh thổ hẹp ngang tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập dễ dàng hơn. 

Chọn A. 


Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat trang 13

Cách giải:

Núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là núi Phu Hoạt 

Chọn A. 


Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, cho biết đèo nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 – 14 

Cách giải:

Đèo Pha Đin thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 

Chọn D. 


Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta tiếp giáp với Trung Quốc? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 

Cách giải:

Tỉnh Lào Cai tiếp giáp với Trung Quốc 

Chọn A. 


Câu 18:

Cho bảng số liệu 

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI (Đơn vị 0C)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm chế độ nhiệt của Hà Nội?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu 

Cách giải:

- Loại A vì: Hà Nội có một mùa đông lạng, với 3 tháng nhiệt độ dưới 200C (tháng 12, 1, 2)

- Loại B vì: Hà Nội có nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (16,40C)

- Loại C vì: biến trình nhiệt chỉ có 1 cực đại - D đúng: nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 (28,90C) 

Chọn D. 


Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trong 13- 14, cho biết cao nguyên nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat trang 13 - 14 

Cách giải: 

Cao nguyên thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cao nguyên Sơn La. 

Các cao nguyên còn lại thuộc Tây Nguyên 

Chọn B. 


Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta tiếp giáp với Campuchia? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5

Cách giải:

Tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp Campuchia 

Chọn A.


Câu 21:

Phần lớn diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 14 - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng 

Cách giải: 

Phần lớn diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng mới phục hồi và rừng nghèo (70%) 

Chọn B. 


Câu 22:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 

Cách giải: 

Dãy núi thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là dãy Cai Kinh, thuộc tỉnh Lạng Sơn. 

Chọn D. 


Câu 23:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Thác Bà nằm trong lưu vực hệ thống sông nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 10

Cách giải:

Hồ Thác Bà nằm trong lưu vực hệ thống sông Hồng. 

Chọn C. 


Câu 24:

Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 

Cách giải: 

Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên là Tín phong Bán cầu Bắc. 

Chọn C. 


Câu 25:

Đất đai ở dải đồng bằng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng chủ yếu cho 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi 

Cách giải:

Đất đai ở dải đồng bằng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng chủ yếu cho trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.

Chọn B. 


Câu 26:

Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 

Cách giải: 

Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. Các đặc điểm A, C, D là do vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc nhập xạ lớn.

Chọn B. 


Câu 27:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây có lượng mưa cao nhất ở trạm khí tượng Đồng Hới? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 

Cách giải: 

Tháng có lượng mưa cao nhất ở trạm khí tượng Đồng Hới là tháng X. 

Chọn C. 


Câu 28:

Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta?

Xem đáp án

Phương pháp:

Kiến thức bài 2 - Ý nghĩa vị trí địa lí 

Cách giải:

Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta không phải là để tạo điều kiện xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực. 

=> Bởi mỗi nước có một nền văn hóa riêng, mang đậm bản sắc dân tộc 

Chọn B.  


Câu 29:

Việt Nam gắn liền với lục địa Á - Âu và đại dương nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp:

Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí

Cách giải:

Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu và đại dương Thái Bình Dương. 

Chọn C. 


Câu 30:

Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI (Đơn vị: mm)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm chế độ mưa của Hà Nội?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu 

Cách giải:

- Loại A: mùa khô của Hà Nội từ tháng 11- 4 

- Loại B: mùa mưa từ tháng 5- 10 

- Loại C: tháng mưa cực tiểu vào tháng 1 (18,6mm) 

- D đúng: tháng mưa cực đại vào tháng 8 (318mm) 

Chọn D. 


Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng Đà Lạt thuộc vùng khí hậu nào? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 

Cách giải: 

Trạm khí tượng Đà Lạt thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên. 

Chọn C.


Câu 32:

Giới hạn độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn so với miền Nam chủ yếu do 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng 

Cách giải:

Giới hạn độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn so với miền Nam chủ yếu do miền Bắc có nền nhiệt độ trung bình thấp hơn, do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. 

Chọn B. 


Câu 33:

Một trong những nguyên nhân của sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồi núi là 

Xem đáp án

Phương pháp:

Kiến thức bài 6 – Bảo vệ đất đai vùng núi 

Cách giải: 

Một trong những nguyên nhân của sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồi núi là xói mòn

Các hậu quả như nhiễm mặn, nhiễm phen và glấy hóa là sự suy thoái của vùng đồng bằng 

Chọn A. 


Câu 34:

Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối ở nước ta là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 8 – Tài nguyên thiên nhiên vùng biển 

Cách giải: 

Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối ở nước ta là: Duyên hải Nam Trung Bộ

Chọn D.


Câu 35:

Cho bảng số liệu: 

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 - 2018 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kĩ năng nhận diện biểu đồ 

Cách giải:

B đúng: Để thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng thì biểu đồ đường là thích hợp nhất

Loại A: biểu đồ cột thể hiện giá trị của đối tượng

Loại C: biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu

Loại D: biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu 

Chọn B. 


Câu 36:

Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa sườn Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do tác động kết họp của 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 

Cách giải: 

Sự khác nhau giữa sườn Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do: các loại gió hướng tây nam và các loại gió hướng đông bắc với dãy Trường Sơn Nam 

- Các loại gió hướng tây nam thổi vào mùa hạ, gây mưa trực tiếp cho vùng đón gió ở Tây Nguyên và Nam Bộ, trong khi sườn Đông Trường Sơn do ở vị trí khuất gió nên không có mưa.

- Ngược lại các loại gió hướng đông bắc thổi từ biển vào đem lại mưa lớn cho sườn Đông Trường Sơn, thì Tây Nguyên và Nam Bộ lại bước vào mùa khô.

Chọn A.


Câu 37:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn? 

Xem đáp án

Phương pháp:

Kiến thức bài 10 – Sông ngòi của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa 

Cách giải:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn là do quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi đã cung cấp cho sông ngòi nguồn vật liệu phù sa lớn. 

Chọn A. 


Câu 38:

Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam chủ yếu do 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Liên hệ đặc điểm khí hậu nổi bật ở miền Bắc 

Cách giải:

Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn phía Nam chủ yếu do vị trí gần chí tuyến nên nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời ít hơn, mặt khác miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt mùa đông hạ thấp. 

Chọn D. 


Câu 39:

Cho bảng số liệu: 

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2007 - 2018

(Đơn vị: %) 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2018 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Nhận diện biểu đồ 

Cách giải:

- Loại A: biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng

- Loại B: biểu đồ cột thể hiện giá trị của đối tượng

- Loại C: biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu

- Chọn D: biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu 

Chọn D. 


Câu 40:

Sông nào sau đây có mùa lũ vào thu - đông? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Liên hệ vị trí các con sông thuộc vùng khí hậu nào ở nước ta 

Cách giải: 

Sông Ba (sông Đà Rằng) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta, đây là khu vực có mùa mưa lùi về thu đông. Mà chế độ nước sông theo sát nhịp điệu mưa =>  sông Ba có mùa lũ vào thu – đông. 

Chọn A. 


Bắt đầu thi ngay