Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 12)
-
4112 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có quặng sắt ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 8
Cách giải:
Quặng sắt phân bố ở Thạch Khê (Hà Tĩnh)
Chọn B.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9
Cách giải:
Địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là Huế (trên 2800mm/năm)
Chọn D.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sống Bé thuộc lưu vực sông nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Cách giải: Sông Bé thuộc lưu vực sông Đồng Nai
Chọn B.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng tây bắc - đông nam?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13
Cách giải:
Dãy núi Ngân Sơn có hướng vòng cung, thuộc cánh cung núi Đông Bắc.
Chọn A.
Câu 5:
Vùng đất là
Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
Chọn C.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90% ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19
Cách giải:
Tỉnh có diện tích trồng cây lương thực trên 90% là Nam Định (nền màu cam)
Chọn C.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 , cho biết trong các tỉnh sau đây, tỉnh nào có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 20
Cách giải:
Tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất là An Giang (263 914 nghìn tấn)
Chọn B.
Câu 8:
Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lý được gọi là
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải: Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lý được gọi là lãnh hải.
Chọn B.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 , cho biết trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm nào có quy mô giá trị sản xuất nhỏ nhất?.
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 21
Chọn B.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây không có ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi?.
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22
Cách giải:
Trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không có ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi là: Đà Nẵng.
Đà Nẵng có các ngành: lương thực, thủy hải sản và rượu, bia, nước giải khát
Chọn C
Câu 11:
Hướng vòng cung là hướng chính của:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Hướng vòng cung là hướng chính của vùng núi Đông Bắc.
- Loại B, C, D: Hoàng Liên Sơn, vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc đều có hướng tây bắc - đông nam
Chọn A.
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?.
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17
Chọn D.
Câu 13:
Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 11 - Khu vực Đông Nam Á (Sgk Địa lí 11)
Cách giải:
Đông Nam Á tiếp giáp với đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Chọn B.
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện A Vương thuộc địa phận tỉnh nào sau đây?.
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28
Cách giải:
Nhà máy thủy điện A Vương thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam
Chọn C.
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm tỉnh nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 26
Cách giải:
Nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên sông Chảy, thuộc tỉnh Yên Bái.
Chọn D.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tỉnh, thành nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long có sân bay nội địa?.
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23
Cách giải:
Tỉnh/thành phố của đồng bằng sông Cửu Long có sân bay nội địa là: Cà Mau.
Chọn C.
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 7 nối với cửa khẩu quốc tế nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23
Cách giải:
Đường số 7 nối với cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Nghệ An)
Chọn A.
Câu 18:
Càng vào phía nam thì
Phương pháp: Liên hệ sự thay đổi cảnh quan tự nhiên theo vĩ độ
Cách giải:
- Chọn A: Càng vào phía nam thì góc nhập xạ càng tăng, càng nhận được lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời = nhiệt độ trung bình càng tăng.
- Loại B: càng vào nam biên độ nhiệt càng giảm
- Loại C: lượng mưa các vùng ở nước ta khác nhau, không thay đổi rõ rệt theo chiều bắc - nam
- Loại D: càng vào nam nhiệt độ trung bình năm càng tăng
Chọn A.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 27
Cách giải:
Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh Quảng Bình.
Chọn C.
Câu 20:
Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng:
Phương pháp: Quan sát đường bờ biển ở Atlat trang 6 - 7.
Cách giải:
Khu vực có thềm lục địa thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng Nam Trung Bộ.
Chọn D.
Câu 21:
Khi mới thành lập, các quốc gia thuộc ASEAN hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nào?
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Sông ngòi)
Cách giải: Chế độ nước sông ngòi nước ta theo sát chế độ mưa
=> Chế độ mưa nước ta phân mùa mưa – khô nên chế độ nước sông cũng thay đổi theo mùa lũ – cạn.
Chọn B.
Câu 22:
Sông ngòi của nước ta có chế độ nước thay đổi theo mùa, do
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Sông ngòi)
Cách giải:
Chế độ nước sông ngòi nước ta theo sát chế độ mưa
=>Chế độ mưa nước ta phân mùa mưa – khô nên chế độ nước sông cũng thay đổi theo mùa lũ – cạn.
Chọn B.
Câu 23:
Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Sinh vật)
Cách giải:
Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
Chọn A.
Câu 24:
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau không đúng về sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2018 so với năn 2010?.
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
- A đúng: công nghiệp xây dựng và dịch vụ đều tăng lên
- B đúng: nông - lâm - ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng
- C đúng: nông - lâm - ngư nghiệp giảm, dịch vụ tăng.
- D không đúng: vì khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, dịch vụ tăng
Chọn D.
Câu 25:
Nước ta có nền nhiệt cao, tổng bức xạ lớn, khí hậu có 2 mùa rõ rệt, là do:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí
Cách giải:
Nước ta có nền nhiệt cao, tổng bức xạ lớn, khí hậu có 2 mùa rõ rệt là do:
- vị trí nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu -> nhận được lượng nhiệt lớn, cán cân bức xạ lớn và dương - nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á điển hình -> khí hậu có 2 mùa rõ rệt tương ứng 2 mùa gió.
Chọn D.
Câu 26:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong ASEAN?
Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Đông Nam Á (Liên hệ mục 4 trang 108 sgk Địa 11)
Cách giải:
Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong ASEAN, biểu hiện là: Tích cực tham gia vào các hoạt động tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, ... của khu vực.
- Loại B: Việt Nam không phải là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất.
- Loại C: Khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch là SAI
- Loại D: Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm 30% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta (năm 2005)
Chọn A.
Câu 27:
“Phía đông là dãy núi cao đồ sộ, phía tây là núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi” là đặc điểm địa hình của vùng núi nào sau đây?.
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (khu vực đồi núi)
Cách giải:
“Phía đông là dãy núi cao đồ sộ, phía tây là núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi” là đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc.
- Loại A: Trường Sơn Bắc được nâng cao 2 đầu, thấp trũng ở giữa, các dãy núi chạy song song so le nhau - Loại C: Trường Sơn Nam có sự tương phản giữa sườn Đông với bề mặt các cao nguyên phía Tây
- Loại D: Đông Bắc địa hình chủ yếu đồi núi thấp với các cánh cung chụm lại ở Tâm Đảo.
Chọn B.
Câu 28:
Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển, là đặc điểm địa hình của:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (khu vực đồng bằng)
Cách giải:
Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển, là đặc điểm địa hình của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Chọn A.
Câu 29:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2016
(Đơn vị : nghìn tấn)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2010 - 2016?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
- A không đúng, B đúng: thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác (nuôi trồng tăng 6,2 lần; khai thác tăng 1,9 lần)
- C đúng: sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng lên trong cả giai đoạn
- D đúng: tổng sản lượng thủy sản cũng tăng lên liên tục
Chọn A.
Câu 30:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của miền Bắc nước ta?
Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa bắc - nam
Cách giải:
- A đúng: có 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 180C
- B đúng: có một mùa đông lạnh trong năm do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
- C đúng: nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
- D không đúng: miền Bắc có biên độ nhiệt trung bình năm lớn (10 – 120C)
Chọn D.
Câu 31:
Khí hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều, chứ không khô hạn như các nước nằm cùng vĩ độ ở Tây Á, Bắc Phi là do:
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 2 - Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta
Cách giải:
Khí hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều, chứ không khô hạn như các nước nằm cùng vĩ độ ở Tây Á,
Bắc Phi là do: nước ta giáp biển Đông rộng lớn với nguồn dự trữ ẩm dồi dào, đem lại mưa lớn, kết hợp đường bờ biển dài nên tính biển càng xâm nhập sâu vào đất liền, làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa hơn.
Chọn D.
Câu 32:
Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
Phương pháp: Kiến thức bài 42 – Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
Cách giải:
Trong chiến lược khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo nước ta, nhà nước đang có chính sách khuyến khích người dân đánh bắt xa bờ để khai thác có hiệu quả đồng thời bảo vệ nguồn lợi ven bờ.
=> Nhận định: hạn chế việc đánh bắt xa bờ là SAI
Chọn C.
Câu 33:
Sông ngòi miền Trung ngắn, dốc, lũ lên nhanh, rút nhanh là do
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm địa hình ở vùng này
Cách giải:
Miền Trung có lãnh thổ hẹp ngang, địa hình đồi núi song song, so le nhau và ăn lan ra sát biển nên sông ngòi chảy qua miền địa hình này có đặc điểm là ngắn, dốc, nước lũ lên nhanh, rút nhanh.
Chọn A.
Câu 34:
Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á
Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Khu vực Đông Nam Á (trang 101 Sgk Địa 11)
Cách giải:
Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác cùng phát triển.
Chọn A.
Câu 35:
Đồi núi ở Quảng Bình, Quảng Trị bị sạt lở mạnh do
Phương pháp: Tìm mối liên hệ về đặc điểm khí hậu – địa hình ở khu vực này
Cách giải:
Khu vực đồi núi phía tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị chủ yếu là các vùng núi đá vôi, có độ cứng trung bình và dễ bị phong hóa dưới tác động của nước, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, nền nhiệt độ cao và mưa lớn tập trung theo mùa khiến vùng núi ở đây dễ xảy ra hiện tượng trượt lở, xói mòn mạnh.
Chọn C.
Câu 36:
Ý nghĩa về mặt kinh tế của vị trí địa lí nước ta là
Phương pháp: Từ khóa “ý nghĩa kinh tế”
Cách giải:
Về mặt kinh tế, vị trí địa lí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng...tạo điều kiện cho nước ta dễ dàng thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài.
Chọn A.
Câu 37:
Cho biểu đồ về ngành du lịch nước ta giai đoạn 2010 - 2014.
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê, 2015)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?.
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ
Cách giải:
Biểu đồ kết hợp cột – đường
=> Thể hiện giá trị về số lượng khách du lịch (nghìn người) và doanh thu du lịch (tỷ đồng)
=>Biểu đồ trên thể hiện tình hình phát triển ngành du lịch nước ta.
- Loại A: tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường
- Loại B: cơ cấu là biểu đồ tròn
- Loại C: biểu đồ trên thể hiện số lượng du khách, không phải tỷ trọng
Chọn D.
Câu 38:
Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động của
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, liên hệ các nhân tố gây mưa ở 2 khu vực này
Cách giải:
Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động của các loại gió hướng tây nam và đông bắc với dãy Trường Sơn Nam.
- Khi Đông Trường Sơn đón các loại gió hướng đông bắc từ biển (Tín phong Bắc bán cầu, gió mùa Đông Bắc) vào đem lại mưa lớn thì Tây Nguyên là mùa khô
- Khi Tây Nguyên đón các loại gió hướng tây nam vào mùa hạ đem lại mưa lớn thì Đông Trường Sơn là thời kì khô hạn.
Chọn C.
Câu 39:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÁT RA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị : triệu kWh)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của các thành phần kinh tế nước ta giai đoạn, 2010 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?.
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Chọn B.
Câu 40:
Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm
Cách giải:
Chú ý từ khóa “hiệu quả nhất”.
Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng giải quyết hiệu quả nhất là đẩy mạnh phát triển kinh tế để tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, đặc biệt chú ý phát triển ngành dịch vụ.
Chọn C.