Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 24)

  • 4121 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc - đông nam?

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13

Cách giải:

Dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là dãy Con Voi. Các dãy núi: Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều có hướng vòng cung, thuộc vùng núi Đông Bắc

Chọn D.


Câu 2:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Phù Cát thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28

Cách giải: Sân bay Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định.

Chọn C.


Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa lớn nhất? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 19 

Cách giải: Quan sát bản đồ, tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất là Kiên Giang

Chọn A.


Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sống nào sau đây thuộc hệ thống sông Mã? 

Xem đáp án

Phương pháp:

Sử dụng Atlat Địa lí trang 10

Cách giải: Sông thuộc hệ thống sông Mã là sông Chu 

Chọn A.


Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Quy Nhơn có ngành nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 21 

Cách giải: Trung tâm công nghiệp Quy Nhơn có ngành: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí và chế biến nông sản

Chọn C.


Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có du lịch biển 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 25

Cách giải: Trung tâm du lịch có du lịch biển là Vũng Tàu.

Chọn C.


Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tinh nào sau đây giáp Trung Quốc? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5

Cách giải: Tỉnh Lào Cai giáp Trung Quốc

Chọn C.


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 27

Cách giải: Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Chọn C.


Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 2

Cách giải: Các trung tâm công nghiệp chế biến thực phẩm có quy mô lớn là Cà Mau, Cần Thơ. Các trung tâm công nghiệp chế biến thực phẩm còn lại có quy mô trung bình.

Chọn C.


Câu 10:

Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi 

Cách giải: Đồng bằng sông Hồng có địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ => thuận lợi cho trồng các loại cây lương thực. 

Chọn C.


Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17

Cách giải: Khu kinh tế ven biển không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là Chu Lai

Chọn A. 


Câu 12:

Biện pháp để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm ở nước ta là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Cách giải: Biện pháp để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiểm ở nước ta là ban hành sách Đỏ

Chọn D.


Câu 13:

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có đặc điểm 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 27 - Vấn đề phát triển một số ngành CN trọng điểm.

Cách giải:

Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm nước ta có đặc điểm là: cơ cấu ngành đa dạng với nhiều phân ngành.

- Loại A: vì bên cạnh chế biến sữa còn có các ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, thủy hải sản

- Loại B: vì công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh ở vùng đồng bằng, đô thị

- Loại D: vì bên cạnh thị trường trong nước còn xuất khẩu 

Chọn C.


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15

Cách giải: Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Trị 

Chọn A.


Câu 15:

Thiên tai thường xuyên xảy ra ở vùng đồi núi nước ta là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Cách giải:

Thiên tai thường xuyên xảy ra ở vùng núi nước ta là lũ quét.

- Loại C, D: vì triều cường và ngập lụt xảy ra ở đồng bằng

- Loại A: vì động đất mặc dù diễn ra ở miền núi Tây Bắc nhưng không phổ biến 

Chọn B.


Câu 16:

Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán ở 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 26 – Cơ cấu ngành công nghiệp

Cách giải:

Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán ở vùng trung du và miền núi.

Chọn C.


Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến đường nào sau đây nối Đông Hà với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23

Cách giải: Tuyến đường nối Đông Hà với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo là tuyến đường số 9

Chọn A.


Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết điểm khai thác chì - kẽm Chợ Đồn thuộc tỉnh nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 26

Cách giải: Điểm khai thác chì – kẽm Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn.

Chọn C.


Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trong các địa điểm sau, địa điểm nào có lượng mưa nhỏ nhất vào tháng VII? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9

Cách giải: Địa điểm có lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 7 là: Nha Trang (chỉ khoảng 50mm)

Chọn B. 


Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết sông Hậu chảy qua tỉnh nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 29

Cách giải: Sông Hậu chảy qua tỉnh An Giang

Chọn C.


Câu 21:

Cho biểu đồ: 

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA PHI-LIP-PIN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2019

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, năm 2019 so với năm 2010?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ

Cách giải:

- A sai: dầu thô giảm nhưng không liên tục

- B đúng: sản lượng điện tăng lên nhanh và liên tục, dầu thô giảm

- C, D sai: dầu thô giảm -> nhận xét tăng là sai 

Chọn B.


Câu 22:

Quá trình đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa

Cách giải: Quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là: bắt đầu sớm và diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị tăng lên, trình độ đô thị hóa thấp => Loại A, B, D 

Đô thị phân bố không đều trên cả nước => nhận xét C sai

Chọn C.


Câu 23:

Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á nên 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Cách giải: Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.

Chọn D.


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây đúng về vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 17 - Lao động và việc làm

Cách giải:

- A đúng: việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn và gay gắt ở nước ta, do tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn.

- B sai: thất nghiện chủ yếu ở thành thị

- C sai: thiếu việc làm chủ yếu ở nông thôn

- D sai: tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn lớn 

Chọn A.


Câu 25:

Cho bảng số liệu: 

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, NĂM 2019

(Đơn vị: Triệu USD)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia năm 2018?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu

Cách giải:

Cán cân xuất nhập khẩu =Xuất khẩu - Nhập khẩu

Kết quả: 

Nhận xét: 

- Ma-lai-xi-a nhập siêu (cán cân XNK âm)

- Phi-lip-pin xuất siêu (cán cân XNK dương) 

- Nhận xét B đúng 

Chọn B.


Câu 26:

Ngành thuỷ sản nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp

Cách giải:

- A đúng: Thủy sản nước ta hiện nay có đặc điểm là: nuôi trồng phát triển hơn khai thác, cụ thể là nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn khai thác và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu.

- B sai: vùng miền núi không phát triển mạnh

- C sai: phương tiện đánh bắt nhìn chung còn chậm đổi mới

- D sai: thủy sản nước ta còn xuất khẩu thu nhiều lợi nhuận 

Chọn A.


Câu 27:

Cơ sở quan trọng để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 42 – Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo 

Cách giải: Cơ sở quan trọng để phát triển tổng hợp kinh tế biển là do tài nguyên biển nước ta rất đa dạng, bao gồm: nguồn lợi thủy hải sản, các đảo bãi tắm đẹp..., khoáng sản biển giàu có, vùng biển rộng với các vịnh biển, gần đường hàng hải quốc tế...

Chọn B.


Câu 28:

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng lãnh thổ nước ta đã dẫn tới 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cách giải:

Xem kiến thức phần: Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. 

=> Việc phát huy thế mạnh của từng vùng lãnh thổ nước ta đã dẫn tới sự phân hóa sản xuất giữa các vùng.

Chọn C.


Câu 29:

Ngành trồng trọt nước ta hiện nay 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp

Cách giải:

Ngành trồng trọt nước ta hiện nay có cơ cấu cây trồng đa dạng: gồm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu hoa màu...

- Loại A, C: vì hiện nay cây lương thực vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất

- Loại B: hoạt động trồng trọt vẫn chưa ổn định do ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh hằng năm 

Chọn D.


Câu 30:

Ngành vận tải hàng không nước ta 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 30 – Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Cách giải:

Ngành vận tải hàng không nước ta còn non trẻ nhưng phát triển nhanh.

- Loại A: vì hàng không nước ta tập trung vận chuyển người

- Loại C: nước ta chưa có chuyến bay đến tất cả các nước

- Loại D: hàng không nước ta phục vụ cả trong nước và quốc tế 

Chọn B.


Câu 31:

Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 41 – Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

Cách giải:

Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL chủ yếu do vùng có diện tích đất nhiễm phèn nhiễm mặn lớn, mùa khô kéo dài sâu sắc nên cần rất nhiều nước cho thau chua rửa mặt và tưới tiêu trong nông nghiệp. 

Chọn C.


Câu 32:

Phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 28 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở DHNTB

Cách giải:

Phát triển nghề cá ở DH NTB có ý nghĩa chủ yếu là giải quyết vấn đề thực phẩm cho vùng này (bởi ngành trồng trọt của vùng gặp nhiều hạn chế về tự nhiên trong phát triển), đồng thời nghề cá cũng cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Chọn A.


Câu 33:

Cho biểu đồ về sản xuất lúa nước ta năm 2005 và 2019: 

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng đặt tên biểu đồ

Cách giải: Biểu đồ cột ghép, đơn vị diện tích: nghìn ha => thể hiện quy mô diện tích các vụ lúa năm 2005 và năm 2019

Chọn C.


Câu 34:

Ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong thời gian gần đây chủ yếu do 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 31 – Thương mại và du lịch

Cách giải: Ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong thời gian gần đây chủ yếu là do nhà nước có chính sách phát triển phù hợp, bên cạnh đó nhu cầu về du lịch cũng tăng lên nhiều (nhờ chất lượng đời sống nâng cao).

Chọn D.


Câu 35:

Thuận lợi chủ yếu để Đông Nam Bộ tiến hành khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 40 – Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Cách giải:

- Loại C, D: vì thuận lợi chủ yếu trong phát triển kinh tế thường liên quan đến các yếu tố kinh tế - xã hội => do vậy mình loại ngay được đáp án C và D (dầu khí và khí hậu).

- Loại A: Cần hiểu phát triển công nghiệp theo chiều sâu là hướng phát triển chú trọng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ hiện đại, trình độ sản xuất cao 

=> thị trường tiêu thụ lớn và lao động dồi dào không phải là các nhân tố chủ yếu để phát triển công nghiệp theo chiều sâu”

- Thuận lợi chủ yếu để Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp theo chiều sâu là chính sách năng động và lao động có trình độ. Vùng có chính sách mở cửa năng động do vậy thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hình thành nhiều khu chế xuất, khu công nghệ cao...; hơn nữa Đông Nam Bộ là nơi có nguồn lao động với chất lượng, trình độ cao nhất cả nước ở đây là những điều kiện thuận lợi chủ yếu để vùng tiến hanh phát triển công nghiệp theo chiều sâu, hiện đại hóa nên sản xuất.

Chọn B.


Câu 36:

Giải pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 37 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Cách giải:

Giải pháp hàng đầu trong phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là: ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lí và trồng rừng. (Trang 172 sgk Địa 12) 

Chọn B.


Câu 37:

Cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ hiện nay có sự dịch chuyển quan trọng chủ yếu do tác động của 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 35 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Cách giải:

Bắc Trung Bộ có hạn chế trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp là thiếu vốn và khoa học kĩ thuật hiện đại. 

=>Hiện nay nhờ việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng, vùng đã hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp quan trọng, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ của vùng. 

Chọn B.


Câu 38:

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thuỷ điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 32 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở TDMN Bắc Bộ

Cách giải:

Thủy điện của vùng TDMN Bắc Bộ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt trong công nghiệp, đồng thời khai thác hiệu quả tài nguyên của vùng. Đây là vai trò chủ yếu và lớn nhất. 

Các đáp án A, C, D là những vai trò có ý nghĩa trong một ngành nhỏ hoặc về môi trường, xã hội.

Chọn B.


Câu 39:

Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn chủ yếu do tác động kết hợp của các nhân tố nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

Nhân tố đem lại mưa lớn cho nước ta chủ yếu do vai trò của biển Đông kết hợp với các khối khí qua biển. 

=>Do vậy loại đáp án C, D (không có nhân tố biển) Tiếp tục loại đáp án B do gió Tín phong khô nóng không gây mưa 

=>Như vậy nhân tố đem lại lượng mưa lớn cho nước ta chủ yếu do vị trí giáp biển Đông cùng với hoạt động của gió mùa kết hợp dải hội tụ và bão.

Chọn B.


Bắt đầu thi ngay