Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 22)
-
4118 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 3, hãy cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 4, 5
Cách giải: Tỉnh Lai Châu giáp với Trung Quốc.
Chọn B.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết điểm khai thác quặng sắt Thạch Khế thuộc tỉnh nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 27
Cách giải: Điểm khai thác quặng sắt Thạch Khê thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Chọn B.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 25
Cách giải:
Cổ Loa là di tích lịch sử -> không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên.
Chọn A.
Câu 4:
Căn vào Atlat Địa 1 Việt Nam Trang 28, cho biết Vũng Rô tuộc tình nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 28
Cách giải: Vũng Rô thuộc tỉnh Phú Yên.
Chọn A.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số từ 200 001 đến 800 000 người?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 15
Cách giải: Đô thị có quy mô dân số từ 200 001 đến 500 000 người là Vinh.
Chọn B.
Câu 6:
Công nghiệp nào sau đây được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên?
Phương pháp: Kiến thức bài 32 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Cách giải:
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số 1 của Tây Nguyên. Diện tích chiếm 4/5 diện tích của cả nước.
Chọn B.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat ĐV Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 22
Cách giải:
Trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp là Hải Phòng.
Chọn C.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người lớn nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 19
Cách giải: Tỉnh có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người lớn nhất là Lâm Đồng (trên 50 kg/người).
Chọn D.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết đỉnh núi nào dưới đây có độ cao lớn nhất vùng núi Trường Sơn Nam?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 14
Cách giải: Đỉnh núi có độ cao lớn nhất vùng núi Trường Sơn Nam là Ngọc Linh (2598m).
Chọn C.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào trong các trung tâm sau đây có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 17
Cách giải: Trung tâm kinh tế có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP thấp nhất là Huế.
Chọn C.
Câu 11:
Miền Bắc nước ta nửa đầu mùa đông thường có kiểu thời tiết
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc : nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Chọn B.
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa - Việt Nam trang 21, cho biết ngành nào sau đây không có ở trung tâm công nghiệp Đà Nẵng?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 21
Cách giải: Ở trung tâm công nghiệp Đà Nẵng không có ngành luyện kim đen.
Chọn D.
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào trong các trung tâm sau đây gần sông Hậu nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 29
Cách giải: Trung tâm công nghiệp gần sông Hậu nhất là Cần Thơ.
Chọn A.
Câu 14:
Thế mạnh hàng đầu của vùng đồi trước núi Bắc Trung Bộ là
Phương pháp: Kiến thức bài 35 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
Cách giải: Ở Bắc Trung Bộ, vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc : trâu, bò.
Chọn C.
Câu 15:
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình cao nhất vào tháng nào?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 10
Cách giải: Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình cao nhất vào tháng 10 (29000 m/s).
Chọn D.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào trong các địa điểm sau đây có tổng lượng mưa từ tháng V – X cao nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 9
Cách giải: Địa điểm có tổng lượng mưa từ tháng 9 – X cao nhất là Móng Cái.
Chọn C.
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết sân bay nào sau đây là sân bay quốc tế?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 23
Cách giải: Sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế
Chọn D.
Câu 18:
Các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam nước ta hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu nào sau đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 27 – Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Cách giải: Các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam nước ta hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn khí đốt từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ.
Chọn D.
Câu 19:
Hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là vùng
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
Chọn C.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 26
Cách giải: Trung tâm công nghiệp có ngành luyện kim đen là Hải Phòng.
Chọn A.
Câu 21:
Cho biểu đồ sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở ĐÔNG NAM Á
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi nhận xét sự thay đổi tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của hai quốc gia trên?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
Nhận xét biểu đồ : Từ 2010 – 2018:
- Tổng sản phẩm trong nước của In-đô-nê-xi-a tăng 772 Đô la Mĩ.
- Tổng sản phẩm trong nước của Phi-lip-pin tăng 979 Đô la Mĩ.
=> A, B, C sai và D đúng.
Chọn D.
Câu 22:
Cho bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH DÂN SỐ ĐÔ THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019.
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Tổng cục Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh số dân đô thị giữa các quốc gia?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
Tính: Dân số đô = (Tỉ lệ dân đô thị x Dân số): 100 (đơn vị: triệu người)
Kết quả : Dân số đô thị của một số quốc gia năm 2019
=> Phi-lip-pin có dân số đô thị cao nhất, thứ 2 là Việt Nam, thứ 3 là Thái Lan và thấp nhất là Xin-ga-po. -> A, B, D sai và C đúng.
Chọn C.
Câu 23:
Số dân ở thành thị nước ta hiện nay
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 13
Cách giải:
Nhận xét biểu đồ dân số Việt Nam giai đoạn 1960 – 2007 :
- Dân số thành thị luôn nhỏ hơn dân số nông thôn. Năm 2007, chỉ chiếm 27,4% dân số cả nước.=> D sai.
- Dân số cả nước tăng 2,8 lần. Dân số nông thôn tăng 2,4 lần. Dân số thành thị tăng 4,9 lần. -> A, C sai và B đúng.
Chọn B.
Câu 24:
Kim ngạch xuất khẩu của nước ta hiện nay tăng nhanh chủ yếu do
Phương pháp: Kiến thức bài 31 – Vấn đề phát triển thương mại và du lịch
Cách giải:
Kinh tế của nước ta ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa nên đã tạo ra được khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng ngày càng được nâng cao. Đồng thời, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng và đa dạng đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng.
Chọn B.
Câu 25:
Vị trí và hình nước ta đã tạo nên thiên nhiên phân hóa
Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
Chọn A.
Câu 26:
Giao thông đường bộ nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 30 – Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Cách giải:
Vận tải đường bộ nước ta có đặc điểm:
- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa. Các phương tiện ngày càng tốt hơn. -> B đúng.
- Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng. ->C đúng, A không đúng.
- Nhờ mạng lưới rộng khắp nên vận tải đường bộ có khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn. ->D đúng.
Chọn A.
Câu 27:
Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
Phương pháp: Liên hệ và phân tích các điều kiện phát triển công nghiệp
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp. Nhưng vùng lại có điều kiện kinh tế - xã hội rất thuận lợi :
- Dân số đông nhất cả nước, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Đồng thời tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế khác, giáp với biển Đông nên vùng có thị trường tiêu thụ rất lớn.
- Là vùng có lịch sử phát triển kinh tế lâu đời. Có Hà Nội là thủ đô của cả nước và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên vùng được Nhà nước tập trung đầu tư và thu hút được nhiều nguồn vốn của nước ngoài. -> Thúc đẩy ngành công nghiệp của vùng phát triển.
Chọn B.
Câu 28:
Quá trình hội nhập của nước ta mang lại thành tựu là
Phương pháp: Liên hệ việc Việt Nam gia nhập WTO
Cách giải:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Sau Đổi mới, Việt Nam trở thành thành viên của WTO và có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. -> Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta được mở rộng giúp thúc đẩy ngành thương mại phát triển, giá trị xuất – nhập khẩu tăng nhanh.
Chọn D.
Câu 29:
Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Phương pháp: Liên hệ hạn chế của ngành chăn nuôi để đưa ra giải pháp
Cách giải:
Hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển cá sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thêm vào đó, các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.
=> Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, Trung du và miền núi Bắc Bộ cần phát triển vận tải, cải tạo đồng cỏ và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chọn C.
Câu 30:
Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. -> Thuận lợi để phát triển ngành thủy sản và khai thác khoáng sản.
Chọn D.
Câu 31:
Chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay
Phương pháp: Kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp
Cách giải:
Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP Hồ Chí Minh, Hà Nội với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.
Chọn A.
Câu 32:
Rừng trồng của nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Cách giải:
Nhờ các chính sách của Nhà nước, rừng trồng của nước ta đang tăng liên tục trong những năm qua giúp cho độ che phủ của rừng tăng lên. Trong rừng có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên mặc dù tăng lên nhưng diện tích rừng trồng vẫn thấp hơn nhiều so với diện tích rừng tự nhiên. -> A không đúng.
Chọn A.
Câu 33:
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên là
Phương pháp: Liên hệ và phân tích đặc điểm ngành thủy điện ở Tây Nguyên
Cách giải:
Tây Nguyên có nhiều hệ thống sông: Xế Xan, Xre Pôk, Đồng Nai,... đã được xây dựng nhiều nhà máy thủy điện tạo ra nhiều điện năng cung cấp cho các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp. Như vậy, việc phát triển thủy điện có vai trò quan trọng giúp thúc đầu công nghiệp phát triển. Một khó khăn lớn trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là tình trạng thiếu nước vào mùa khô. Các hồ thủy điện đã đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô cho Tây Nguyên. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên là thuận lợi phát triển công nghiệp, cung cấp nước tưới trong mùa khô.
Chọn A.
Câu 34:
Thế mạnh chủ yếu để phát triển du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Phương pháp: Liên hệ điều kiện phát triển du lịch biển của vùng
Cách giải:
Duyên hải Nam Trung Bộ có rất nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng : Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang,... -> thu hút khách du lịch ở cả trong và ngoài nước. Nhà nước và địa phương đã có nhiều chính sách đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch - khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ vui chơi, giải trí,... Nhờ đó, ngành du lịch biển của vùng ngày càng phát triển. Vùng đã trở thành 1 trong các trung tâm du lịch lớn ở nước ta.
Chọn D.
Câu 35:
Xu hướng thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta hiện nay là
Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm
Cách giải:
Trong những năm qua, cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng : giảm tỉ trọng lao động trong khu vực Nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ.
Chọn C.
Câu 36:
Ý nghĩa lớn nhất của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay ở Đồng Cửu Long là
Phương pháp: Liên hệ hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng
Cách giải:
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm và có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta. Những ngành kinh tế này lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Trong khi, hằng năm các thiên tai: lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, nhiễm phèn,... ảnh hưởng lớn đến sản xuất. -> Việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế : đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến sẽ giúp cho vùng thích ứng với tự nhiên và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
Chọn B.
Câu 37:
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là
Phương pháp:
Liên hệ ảnh hưởng của giao thông vận tải đến việc khai thác và phát triển kinh tế xã hội
Cách giải: Bắc Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác các thế mạnh của vùng.
=> Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải : đường sắt, đường Hồ Chí Minh, các tuyến giao thông Đông - Tây, cảng biển, cảng hàng không đã giúp khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường trao đổi hàng hóa, du lịch Từ đó giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Chọn D.
Câu 38:
Nguyên nhân chủ yếu gây hạn hán ở nước ta là
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Cách giải: Do ảnh hưởng của gió, địa hình nên nhiều vùng ở nước ta có một mùa khô kéo dài, lượng mưa rất thấp : Nam Bộ và Tây Nguyên 4 – 5 tháng, ven biển cực Nam Trung Bộ 6 – 7 tháng. -> Lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa làm cho cân bằng ẩm âm dẫn đến tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi.
Chọn A.
Câu 39:
Cho bảng số liệu:
KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYÊN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2018
(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải: Đề bài yêu cầu : thể hiện tốc độ tăng trưởng -> Biểu đồ thích hợp là biểu đồ đường
Chọn C.
Câu 40:
Cho biểu đồ về GDP của các thành phần kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2010-2017
(Số liệu từ Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải:
Loại biểu đồ : Đường-> A, C sai Cả 3 đường đều xuất phát từ 100 % ->D sai và B đúng.
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP
Chọn B.