Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 20)
-
4114 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 9 nối Đông Hà với cửa khẩu quốc tế nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 23
Cách giải: Đường số 9 nối Đông Hà với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.
Chọn D.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Tranh thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 10
Cách giải: Sông Tranh thuộc lưu vực hệ thống sông Thu Bồn.
Chọn C.
Câu 3:
Cây nào sau đây của nước ta thuộc nhóm cây ăn quả?
Phương pháp: Kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp
Cách giải: Cây chè, mía và đay thuộc nhóm cây công nghiệp. Cây nhãn thuộc nhóm cây ăn quả.
Chọn B.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có đường bờ biển dài nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 4 -5
Cách giải: Tỉnh có đường bờ biển dài nhất là Quảng Ninh.
Chọn D.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp đóng tàu có ở trung tâm công nghiệp nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 21
Cách giải: Ngành công nghiệp đóng tàu có ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng.
Chọn B.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô từ 15 đến 100 nghìn tỉ đồng?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 17
Cách giải: Trung tâm kinh tế có quy mô từ 15 đến 100 nghìn tỉ đồng là Đà Nẵng.
Chọn B.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nước ta có giá trị xuất khẩu lớn nhất với quốc gia nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 24
Cách giải:
Nước ta có giá trị xuất khẩu lớn nhất với Hoa Kỳ (trên 6 tỷ đôla Mỹ).
Chọn A.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nuôi trồng?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 20
Cách giải: Tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nuôi trồng là Kiên Giang.
Chọn D.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây ở nước ta có lượng mưa trung bình năm cao nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 9
Cách giải: Địa điểm ở nước ta có lượng mưa trung bình năm cao nhất là Huế.
Chọn B.
Câu 10:
Nhà máy nào sau đây sản xuất điện dựa vào nguồn nhiên liệu than?
Phương pháp:
Kiến thức bài 27 – Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Cách giải:
Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh. Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc : Phả Lại, Uông Bí, Na Dương.
Các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam phát triển dựa vào nguồn dầu nhập nội : Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau. -> B, C, D sai.
Chọn A.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết ngữ hệ Nam Đảo phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 16
Cách giải:
Ngữ hệ Nam Đảo phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên
Chọn B.
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 13
Cách giải: Núi Pu Tha Ca nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Chọn A.
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 27
Cách giải: Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh Quảng Bình.
Chọn B.
Câu 14:
Rừng ngập mặn của nước ta hiện nay được trồng ở
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải: Rừng ngập mặn của nước ta được trồng ở vùng ven biển.
Chọn A.
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm nào có cơ cấu ngành đa dạng nhất trong các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 22
Cách giải: Trong các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, trung tâm có cơ cấu ngành đa dạng nhất là Nha Trang.
Chọn B.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 19
Cách giải: Tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn nhất là Lâm Đồng (trên 50%).
Chọn B.
Câu 17:
Địa hình gồm các cao nguyên badan xếp tầng phân bậc độ cao 500 - 800 - 1000m là đặc điểm của vùng núi
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải: Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng. Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng có các độ cao khoảng 500 - 800 – 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
Chọn C.
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 26
Cách giải: Trung tâm công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ) thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chọn D.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết bông được trồng chủ yếu ở tỉnh nào của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 28
Cách giải:
Ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bông được trồng nhiều ở tỉnh Bình Thuận.
Chọn C.
Câu 20:
Chống bão ở nước ta luôn kết hợp với chống
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai
Cách giải:
Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.
Chọn C.
Câu 21:
Vai trò chủ yếu của rừng sản xuất ở Bắc Trung Bộ là
Phương pháp: Liên hệ với vai trò của các loại rừng
Cách giải:
- Hạn chế tác hại của các cơn lũ và ngăn chặn nạn cáy bay, cát chảy là vai trò của rừng phòng hộ. -> B, D sai.
- Bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm là vai trò của rừng đặc dụng. ->C sai.
- Cung cấp nhiều lâm sản có giá trị là vai trò của rừng sản xuất. -> A đúng.
Chọn A.
Câu 22:
Thuận lợi chủ yếu để phát triển du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Phương pháp: Kiến thức bài 36 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Cách giải: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển :
- Bờ biển dài, có các vịnh nước sâu -> Thuận lợi xây dựng các cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển. -> A sai.
- Độ mặn nước biển cao, có các đảo -> Thuận lợi phát triển nghề làm muối. -> B sai.
- Giàu hải sản và có các ngư trường lớn -> Thuận lợi phát triển ngành đánh bắt thủy sản. ->D sai.
- Có các đảo và nhiều bãi biển đẹp -> Thuận lợi phát triển du lịch biển. ->C đúng.
Chọn C.
Câu 23:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2017
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số năm 2017 của một số quốc gia?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải: Tính mật độ dân số = dân số : diện tích (người/km2)
Kết quả:
=> Phi-lip-pin có mật độ dân số cao nhất, thứ 2 là In-đô-nê-xi-a, thứ 3 là Ma-lai-xi-a và thấp nhấp là Cam pu-chia.
=> A đúng, B, C, D sai.
Chọn A.
Câu 24:
Giao thông vận tải nước ta hiện nay
Phương pháp: Kiến thức bài 30 – Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Cách giải: Mạng lưới giao thông vận tải nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.
Chọn D.
Câu 25:
Lao động của nước ta hiện nay
Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm
Cách giải:
Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay:
- Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế là 42,53 triệu người. Nước ta có lực lượng lao động dồi dào. Trung bình mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Người lao động cần cù, sáng tạo và có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. -> A đúng, D sai.
- Lao động nước ta vẫn tập trung phần lớn ở nông thôn (>75%) và 1 phần nhỏ phân bố ở các đô thị (<25%). -> B, C sai.
Chọn A.
Câu 26:
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chưa nhanh chủ yếu do
Phương pháp: Liên hệ với đặc điểm của đô thị hóa
Cách giải: Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và là sự phổ biến của lối sống thành thị.
Quá trình đô thị hóa có mối quan hệ chặt chẽ với công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra chậm, kinh tế còn chậm phát triển, số việc làm tạo ra cho lao động ở các thành phố còn hạn chế, làm chậm quá trình đô thị hóa.
Chọn D.
Câu 27:
Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta hiện nay là
Phương pháp: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Cách giải: Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Chọn C.
Câu 28:
Cho biểu đồ:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA PHI-LIP-PIN, THÁI LAN VÀ VIỆT NAM,
GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
Nhận xét biểu đồ :
- Philippin tăng 52,8%.
- Thái Lan tăng 19,3 %.
- Việt Nam tăng 77,2%. -> A, B, C sai và D đúng.
Chọn D.
Câu 29:
Chăn nuôi bò sữa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển chủ yếu do
Phương pháp: Liên hệ các đặc điểm của ngành chăn nuôi bò sữa
Cách giải:
Do giải quyết tốt vấn đề lương thực cho con người nên nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo hơn. Các đồng cỏ của vùng chứa nhiều cỏ tạp đã được cải tạo, nâng cao năng suất. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng. -> Chăn nuôi bò sữa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được phát triển : Sơn La, Ba Vì,...
Chọn D.
Câu 30:
Khó khăn chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay là
Phương pháp: Phân tích các hạn chế của ngành chăn nuôi
Cách giải:
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, do trình độ phát triển chưa cao nên giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu.
Hằng năm, dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi làm cho hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
=> Khó khăn chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay là giống cho năng suất cao còn ít, dịch bệnh tràn lan.
Chọn D.
Câu 31:
Cho biểu đồ về thủy sản nuôi trồng của nước ta năm 2010 và năm 2017:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải:
Loại biểu đồ : Tròn -> Thể hiện cơ cấu -> A, D sai Hai hình tròn có bán kính khác nhau -> Thể hiện quy mô -> B sai, C đúng.
Chọn C.
Câu 32:
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta hiện nay là
Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cách giải: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế thể hiện ở việc nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
Chọn A.
Câu 33:
Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Phương pháp: Kiến thức bài 32 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Cách giải: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Vùng đã phát huy các thế mạnh này để thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm. Từ đó cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao.
Chọn C.
Câu 34:
Biện pháp chủ yếu để công nghiệp nước ta thích nghi tốt với cơ chế thị trường là
Phương pháp: Kiến thức bài 26 – Cơ cấu ngành công nghiệp
Cách giải: Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những nhu cầu mới của đấy nước, ngành công nghiệp cần xây dựng một cơ cấu tương đối linh hoạt để thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
Chọn C.
Câu 35:
Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là
Phương pháp: Liên hệ điều kiện phát triển của vùng
Cách giải: Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế : địa hình, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản và lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách, thị trường. Vì thế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giúp sử dụng hợp lí nguồn lực của vùng. Ngoài ra, Đồng bằng sông Hồng đã được khai thác và phát triển kinh tế từ lâu đời nên nhiều tài nguyên bị xuống cấp. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn giúp đảm bảo việc phát triển bền vững.
Chọn A.
Câu 36:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành du lịch của nước ta phát triển trong thời gian gần đây là do
Phương pháp: Liên hệ tình hình phát triển của ngành du lịch và chú ý từ khóa : trong thời gian gần đây
Cách giải:
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Đồng thời, nhà nước có nhiều chính sách Đổi mới giúp thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong những năm gần đây.
Chọn B.
Câu 37:
Cho bảng số liệu:
KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA LUÂN CHUYỂN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2018
(Đơn vị: Triệu tấn.km)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận biết biểu đồ
Cách giải:
Đề bài yêu cầu : thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ->C và D sai.
Bảng số liệu :4 năm -> A sai
=> Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền
Chọn B.
Câu 38:
Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển công nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ là
Phương pháp: Liên hệ hạn chế trong phát triển công nghiệp của vùng
Cách giải:
Duyên hải Nam Trung Bộ rất hạn chế về vốn và tài nguyên nhiên liệu, năng lượng. Cơ sở điện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp. -> Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển công nghiệp của vùng là thu hút nhiều đầu tư và đảm bảo tốt cơ sở năng lượng.
Chọn C.
Câu 39:
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Bắc Trung Bộ là
Phương pháp: Liên hệ hiện trạng phát triển và khai thác tài nguyên của vùng
Cách giải:
Bắc Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tuy nhiên cơ sở hạ tầng của vùng chưa phát triển nên việc phát huy các thế mạnh còn nhiều hạn chế.
=> Việc phát triển cơ sở hạ tầng của Bắc Trung Bộ sẽ giúp khai thác hiệu quả các thế mạnh và từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chọn A.
Câu 40:
Sự thất thường của khí hậu nước ta chủ yếu là do tác động của
Phương pháp: Liên hệ thực tế
Cách giải: Khí hậu nước ta mang tính chất thất thường biểu hiện ở việc có năm bão đến sớm, có năm đến muộn, có năm mưa nhiều, có năm hạn hán, tuyết rơi,... Nguyên nhân là do bão và gió mùa. Đồng thời, Việt Nam là một trong những nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vì thế do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết của nước ta càng diễn biến thất thường hơn.
Chọn D.