125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử cơ bản (P5)
-
6360 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhận xét nào đúng về quá trình phóng xạ của một chất.
Đáp án: A
Độ phóng xạ một chất được xác định bằng số hạt nhân bị phân rã trong một dơn vị thời gian. Do vậy A đúng nhất trong 4 đáp án.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án: D
Chu kỳ bán rã T của một chất phóng xạ là thời gian sau đó số hạt nhân của lượng chất ấy chỉ còn bằng 1/2 số hạt nhân ban đầu N0. T đặc trưng cho chất phóng xạ, nó không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và lượng chất phóng xạ nhiều hay ít) mà chỉ phụ thuộc loại chất phóng xạ (nhưng nếu dùng các bức xạ mạnh gamma hay tia X chiếu vào chất phóng xạ thì sự phóng xạ có thể thay đổi mà thường là làm tăng tốc độ phóng xạ).
Câu 3:
Phát biểu nào sao đây là sai khi nói về độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ)?
Đáp án: D
Độ phóng xạ phụ thuộc vào cả loại chất phóng xạ (λ) và lượng chất phóng xạ (N), không phụ thuộc vào nhiệt độ, được đo bằng: số phân rã/1s hoặc Becơren (Bq)); H = H0.2-t/T , H0.e-λt = l.N (H0 = l.N0 là độ phóng xạ ban đầu, 1Bq = 1 phân rã/giây)
Câu 4:
Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?
Đáp án: B
Phóng xạ và nhiệt hạch đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng nên tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng
Câu 5:
Chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ là thời gian sau đó:
Đáp án: B
Chu kỳ bán rã T của một chất phóng xạ là thời gian sau đó số hạt nhân của lượng chất ấy chỉ còn bằng 1/2 số hạt nhân ban đầu N0.
Câu 6:
Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật phóng xạ
Đáp án : A
Số nguyên tử chất phóng xạ còn lại sau thời gian t:
Câu 7:
Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân bị phân rã sau thời gian t là
Đáp án: D
Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân còn lại sau thời gian t là: N = N0.e-λt.
Số hạt nhân bị phân rã sau thời gian t là : Nt = N0 – N = N0(1 – e-λt).
Câu 8:
Chọn phát biểu đúng về chu kì bán rã T của chất phóng xạ
Đáp án: A
Chu kỳ bán rã T của một chất phóng xạ là thời gian sau đó số hạt nhân của lượng chất ấy chỉ còn bằng 1/2 số hạt nhân ban đầu N0.
Câu 9:
Khối lượng của một chất phóng xạ cũng biến thiên theo thời gian và được biểu diễn bằng biểu thức sau
Đáp án : B
Câu 10:
Biểu thức liên hệ giữa hằng số phóng xạ λ và chu kì bán rã T của một chất phóng xạ là
Đáp án: B
Biểu thức liên hệ giữa hằng số phóng xạ λ và chu kì bán rã T là :
Câu 11:
Biểu thức biểu diễn độ phóng xạ của một chất phóng xạ là
Đáp án: A
Độ phóng xạ phụ thuộc vào cả loại chất phóng xạ (λ) và lượng chất phóng xạ (N), không phụ thuộc vào nhiệt độ, được đo bằng: số phân rã/1s hoặc Becơren (Bq));
H = H0.2-t/T = H0.e-λt = .N
(H0 = .N0 là độ phóng xạ ban đầu, 1Bq = 1 phân rã/giây)
Câu 12:
Độ phóng xạ ban đầu được xác định
Đáp án: A
H = H0.2-t/T = H0.e-λt = N
Trong đó H0 = .N0 là độ phóng xạ ban đầu.
Câu 14:
Trong quá trình phóng xạ, ta có kết luận:
Đáp án: A
Trong quá trình phóng xạ, ta có kết luận: Từ định luật phóng xạ ta thấy trong các khoảng bằng nhau liên tiếp, số hạt nhân phóng xạ giảm dần theo cấp số nhân.
Câu 15:
Cho phản ứng hạt nhân: A B + C. Biết hạt nhân mẹ A ban đầu đứng yên. Kết luận nào sau đây về hướng và trị số của tốc độ các hạt sau phản ứng là đúng?
Đáp án: B
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
hay mBvB = mCvC Û 2mBKB = 2mCKC Û
Þ Các hạt B, C chuyển động cùng phương ngược chiều có tốc độ v và động năng K tỉ lệ nghịch với khối lượng.
Câu 16:
Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ a và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt a và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng
Đáp án: C
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
Câu 17:
Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt có khối lượng . Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt ngay sau phân rã bằng
Đáp án: A
Các hạt B, chuyển động cùng phương ngược chiều có tốc độ v và động năng K tỉ lệ nghịch với khối lượng.
Câu 18:
Hạt nhân Po đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α
Đáp án: A
Các hạt Pb, α chuyển động cùng phương ngược chiều có tốc độ v và động năng K tỉ lệ nghịch với khối lượng:
nên động năng của hạt α lớn hơn động năng của hạt nhân con
Câu 19:
Chọn câu Đúng. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân
Đáp án: B
Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành hạt nhân nặng hơn. Các phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao, khoảng 50 đến 100 triệu độ vì chỉ ở nhiệt độ cao các hạt nhân nhẹ mới thu được động năng đủ lớn thắng được lực đẩy Culông tiến lại gần nhau đến mức lực hạt nhân tác dụng kết hợp chúng lại
Câu 20:
Chọn phương án đúng. Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai phản ứng hạt nhân trái ngược nhau vì
Đáp án : C
Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, còn phản ứng phân hạch là sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
Câu 21:
Chọn câu Đúng.
Đáp án: D
Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành hạt nhân nặng hơn. Các phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao, khoảng 50 đến 100 triệu độ, với cùng lượng chất tham gia phản ứng thì năng lượng nhiệt hạch tỏa ra nhiều hơn so với phân hạch.
Câu 22:
Chọn câu sai ?
Đáp án: D
Triti (ký hiệu T hay 3H) là một đồng vị phóng xạ của hydro. Triti trong tự nhiên cực kỳ hiếm trên Trái Đất, chỉ được tạo thành ở dạng vết khi các bức xạ vũ trụ tương tác với khí quyển. Còn đơteri hay còn gọi là hydro nặng, là một đồng vị bền của hydro có mặt phổ biến trong các đại dương của Trái Đất với tỉ lệ khoảng 1 nguyên tử trong 6400 nguyên tử hydro (~156.25 ppm).
Câu 23:
Gọi Q1 nhiệt độ tỏa ra khi thực hiện phản ứng nhiệt hạch của m kg nhiên liệu nhiệt hạch, Q2 là nhiệt lượng tỏa ra khi thực hiện phản ứng phân hạch của m kg nhiên liệu phân hạch . Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh Q1 và Q2
Đáp án: B
Trung bình một phản ứng nhiệt hạch cho năng lượng 4-15 MeV nhỏ hơn năng lượng của 1 phẩn ứng phân hạch (khoảng 200MeV) nhưng do số khối của các hạt nhân trong phản ứng nhiệt hạch trung bình là dưới 10, nhỏ hơn nhiều so với hạt nhân trong phân hạch, nên với cùng lượng chất tham gia phản ứng thì năng lượng nhiệt hạch tỏa ra nhiều hơn so với phân hạch. (khi đó số phản ứng nhiệt hạch cao hơn rất nhiều số phản ứng phân hạch).
Câu 24:
Chọn câu sai. Lý do của việc tìm cách thay thế năng lượng phân hạch bằng năng lượng nhiệt hạch là:
Đáp án: C
Con người mới chỉ thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng khổng kiểm soát được (bom H).
Câu 25:
Lí do khiến con nguời quan tâm đến phản ứng nhiệt hạch vì
Đáp án: D
Phản ứng nhiệt hạch có đặc tính ưu việt như: mật độ năng lượng rất cao (lớn hơn hàng tỷ lần mật độ năng lượng của các nhiên liệu hóa thạch, hơn hàng chục lần mật độ năng lượng của nhiên liệu phân hạch), hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường (nếu nhiên liệu là các đồng vị hydro như deuteri, triti thì sản phẩm thải là heli, khí hiếm hoàn toàn không gây bất kì ảnh hưởng nào đến môi trường), công nghệ hạt nhân và tổng hợp đồng vị phát triển, nguồn nhiên liệu thô - hydro để tổng hợp deuteri và triti là vô tận trong vũ trụ, là những điểm vượt trội của loại hình năng lượng này mà không có loại hình năng lượng nào khác có được.