30 đề thi thử THPTQG môn Sinh học Cực hay có lời giải (Đề số 15)
-
14471 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng
trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:
Đáp án A
Câu 2:
Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng:
Đáp án D
Câu 3:
Chu trình Canvin không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng, nhưng không xảy ra vào ban đêm, vì sao ?
Đáp án C
Câu 9:
Ý nào đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
Đáp án C
Câu 11:
Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
Đáp án C
Câu 16:
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không có đột biến. Phép lai nào sau đây cho nhiều kiểu gen, kiểu hình nhất ở đời con?
Đáp án B
Do các cặp gen phân li độc lập nên xét riêng sự phân li kiểu gen, kiểu hình của từng cặp gen ta có:
-Phép lai A cho số kiểu gen là 3.2= 6 kiểu, số kiểu hình là 2.1 = 2 kiểu
-Phép lai B cho số kiểu gen là: 3.4 = 12 kiểu, số kiểu hình là: 2. 4 = 8 kiểu
-Phép lai C cho số kiểu gen là: 3.3= 9 kiểu, số kiểu hình là 2.2= 4 kiểu
- Phép lai D các gen liên kết với nhau nên nếu không có hoán vị gen → số kiểu gen là 3, số kiểu hình là 2; nếu có hoán vị gen → số kiểu gen là [2.2(2.2+1)]/2 = 10 kiểu, số kiểu hình là 4 kiểu.→ Trường hợp B có số kiểu gen, kiểu hình nhiều nhất
Câu 17:
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn, alen a quy định quả bầu dục; alen B quy định quả ngọt, alen b quy định quả chua; alen D quy định quả có vị thơm, alen d quy định quả không có vị thơm. Khi cho hai cây (P) có cùng kiểu gen giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 540 cây có quả tròn, ngọt, có vị thơm; 180 cây có quả tròn, ngọt, không có vị thơm; 180 cây có quả bầu dục, chua, có vị thơm; 60 cây có quả bầu dục, chua, không có vị thơm. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây P là:
Đáp án C
- A sai do nếu P có kiểu gen AaBbDd → F1 có tỉ lệ kiểu hình là (3:1)*(3:1)*(3:1) = 27:9:9:9:3:3:3:1
- B sai do nếu P có kiểu gen → F1 cho tỉ lệ kiểu hình 3 tròn, ngọt, thơm: 1 bầu dục, chua, không thơm.
- D sai do F1 có quả tròn, ngọt tức là trong kiểu gen có cả alen A và B.
- C đúng do F1 phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1 = (3:1) * (3:1) trong đó tròn luôn đi với ngọt, bầu dục luôn đi với chua → 2 gen này liên kết với nhau, P dị hợp tử đều AB/abthơm: không thơm = 3:1 → Dd nằm ở cặp NST khác
Câu 18:
Một nhà khoa học đang nghiên cứu một gen có hai alen H1 và H2, H1 là trội so với H2. Một cá thể có kiểu gen H1H2 được lai với một cá thể có cùng kiểu gen. Dự kiến F1 có tỷ lệ kiểu hình trội là bao nhiêu?
Đáp án D
- Chọn D vì
p: H1H2 × H1H2
Giao tử (P): 1/2H1; 1/2 H2
F1: 1/4 H1H1 : 2/4 H1H2 : 1/4 H2H2
Mà H1 là trội so với H2→ Kiểu hình trội H1- chiếm tỉ lệ 1/2 + 1/4 = 0,75
Câu 19:
Đột biến nào sau đây có thể sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến polypeptide hoàn chỉnh?
Đáp án A
- Chọn A: Vì
+ B sai vì: promoter là đoạn khởi động, có chức năng khởi động quá trình phiên mã → mất bốn nucleotit ở đầu 5’ trước promoter thì promoter không bị ảnh hưởng → quá trình phiên mã diễn ra bình thường.
+ C sai vì: intron là đoạn không mã hóa, sẽ bị cắt bỏ trong quá trình hoàn thiện mARN để tạo mARN hoàn chỉnh.
+ D sai vì: Bộ ba thoái hóa là bộ ba mã hóa cùng loại axit amin so với bộ ba ban đầu → chuỗi polypeptit không ảnh hưởng.
+ A đúng vì mất 50 nucleotit trong promoter → promoter không bình thường → không khởi động được quá trình phiên mã hoặc phiên mã bị rối loạn→ polipeptit bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Câu 20:
Ở người, gen Xbr nằm trên nhiễm sắc thể 12 và chịu trách nhiệm cho việc sản xuất một protein liên quan đến chức năng gan có ba alen khác nhau của gen Xbr tồn tại trong quần thể người: Xbr1, Xbr2, và Xbr3. Số lượng alen Xbr tối đa mà một người bình thường có thể có trong hệ gen ở một tế bào da của họ là bao nhiêu?
Đáp án B
-Một người bình thường → các tế bào sinh dưỡng đều có kiểu gen bình thường.
- Do trong tế bào các NST đứng thành cặp tương đồng, trên đó có các locut gen tương ứng → kiểu gen bình thường chứa 2 alen.
Câu 21:
Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb, khi quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử có 10% tế bào rối loạn phân li trong giảm phân 1 ở cặp Aa và 20% tế bảo khác rối loạn phân li giảm phân 2 ở cặp Bb. Các sự kiện khác diễn ra bình thường,các tế bào còn lại giảm phân bình thường.Theo lý thuyết,giao tử n+1 chiếm tỉ lệ là?
Đáp án A
10% lệch bội do rối loạn phân ly trong giảm phân I cho 0,05(n+1;n-1) => n+1=0,05
20% lệch bội do rối loạn phân ly trong giảm phân 2 cho 0,1(n+1;n-1) => n+1=0,1.
Tổng n+1=0,15.
Câu 22:
Ở một loài côn trùng, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn; alen B quy định râu dài trội hoàn toàn so với alen b quy định râu ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, di truyền liên kết hoàn toàn. Cho các phép lai sau đây:
Tính theo lí thuyết, phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 3:1 là:
Đáp án A
-Phép lai (1) có tỉ lệ phân li kiểu hình 1:2:1 → B, C sai
-Phép lai (5) có tỉ lệ phân li kiểu hình 1:2:1 → D sai
Câu 23:
Lai một cá thể mắt đỏ lấy từ dòng thuần chủng với một cá thể mắt trắng của một loài động vật, thu được ở F1 tất cả đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với con đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án B
-Do mắt đỏ đều là con đực → có gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính.
-Fb ở phép lai phân tích phân li theo tỉ lệ 3 mắt trắng: 1 mắt đỏ → = 4 tổ hợp giao tử → cái F1 dị hợp tử 2 cặp gen → tính trạng màu mắt do 2 cặp gen quy định, trong đó 1 cặp gen nằm trên NST thường, 1 cặp gen nằm trên NST giới tính → C, D sai
-Nếu con cái có kiểu NST giới tính XX → Cái F1 lai phân tích có kiểu gen AaXBXb * ♂aaXbY
→Tạo Fb có kiểu gen AaXBXb và AaXBY → cả đực và cái đều có màu đỏ →không phù hợp giả thiết → con cái có kiểu NST giới tính XY, con đực có kiểu NST giới tính XX
Câu 24:
Yếu tố nào sau đây không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý?
Đáp án D
-Đề hình thành loài khác khu vực địa lý →các nhóm quần thể khác khu vực địa lý phải có sự cách li địa lý với nhau, tại mỗi khu vực địa lý đó các nhân tố tiến hóa sẽ tác động theo các hướng khác nhau làm phân hóa vốn gen của các nhóm quần thể này.
-Sự khác biệt về vốn gen giữa các nhóm quần thể sẽ đưa đến sự cách li sinh sản, cách li di truyền →hình thành loài mới.
-Nếu dòng gen giữa 2 quần thể khác khu vực địa lý là rất mạnh → giữa chúng vẫn có sự trao đổi vốn gen thường xuyên → không tạo được sự cách li → không hình thành loài mới.
Câu 25:
Bạn đang quan tâm đến sự di truyền trong một quần thể rắn chuông. Hai đặc điểm mà bạn quan tâm là hình dáng hoa văn và màu sắc hoa văn. Hình dạng có thể là tròn hoặc kim cương và màu sắc có thể có màu đỏ hoặc đen. Bạn có thể xác định rằng hình dạng được qui định bởi gen A trong khi màu sắc được xác định bởi gen B. Bạn cũng xác định rằng kim cương, đen là những tính trạng trội. Bạn cho lai một con rắn kim cương màu đen với một con rắn hình tròn màu đỏ. Con rắn kim cương đen là dị hợp cho cả hai gen. Tỷ lệ cá thể có kiểu hình đen tròn trong các con F1 là bao nhiêu?
Đáp án A
A : kim cương B: đen
a : tròn b: đỏ
-Rắn hình tròn, màu đỏ có kiểu hình đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen → chỉ cho 1 loại giao tử lặn ab
-Rắn kim cương, đen dị hợp cả 2 gen có kiểu gen AaBb
P. AaBb (kim cương, đen) × aabb (hình tròn, đỏ)
G. AB, Ab, aB, ab ; ab
Fb: 1/4 AaBb: 1/4 aaBb: 1/4 Aabb: 1/4 aabb → tỉ lệ rắn đen, tròn (aaBb) chiếm 1/4
Câu 26:
Một nhà di truyền học xác định rằng một bệnh gây ra bởi một đột biến gen lặn trong một alen của một gen. Các alen đột biến bị mất tymin ở vị trí 25 của gen. Các gen này được tìm thấy trên các nhiễm sắc thể X. Dưới đây là trình tự ADN cho vùng mã hóa cùa gen bình thường. Tuyên bố nào về hậu quả của đột biến này là ĐÚNG?
ADN của gen bình thường:
5’- ATG TTA XGA GGT ATX GAA XTA GTT TGA AXT XXX ATA AAA- 3’
i. Các protein đột biến có chứa nhiều hơn bốn axit amin so với các protein bình thường.
ii. Các protein đột biến có chứa ít hơn một axit amin so với các protein bình thường,
iii. Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ.
Đáp án C
- Từ trình tự vùng mã hóa của gen bình thường→ Trình tự của mARN do gen mã hóa là:
5’- AUG UUA XGA GGU AUX GAA XUA GUU UGA AXU XXX AUA AAA - 3’
Do UGA là bộ ba kết thúc → chuỗi polipeptit do mARN mã hóa có 8 axit amin
-Từ trình tự vùng mã hóa của gen bình thường → Trình tự vùng mã hóa của alen đột biến sau khi mất tymin ở vị trí 25 là
5’- ATG TTA XGA GGT ATX GAA XTA GTT GAA XTX XXA TAA AA - 3’
→Trình tự mARN được tổng hợp từ alen đột biến này là:
5’- AUG UUA XGA GGU AUX GAA XUA GUU GAA XUX XXA UAA AA - 3’
=>Chuỗi polipeptit do alen đột biến mã hóa có 11 axit amin do UAA là mã kết thúC.
→Chuỗi polipeptit do alen đột biến mã hóa nhiều hơn so với alen bình thường 3 axit amin.
→ý i, ii sai.
-Do gen nằm trên NST X → nam giới có kiểu gen XY dễ biểu hiện ra kiểu hình hơn giới nữ XX.
Câu 27:
Trong công tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp dụng đối với những loại cây nào sau đây?
Đáp án C
-Những cây trồng tự đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính → tạo quả không hạt.
-Người ta đã thành công trong việc tạo các giống nho, dưa hấu đa bội lẻ không hạt.
Câu 28:
Trong giao tử đực (tinh tử) của loài thực vật A có 8 nhiễm sắc thể. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 24 nhiễm sắc thể. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn của loài A, người ta thu được một số con lai bất thụ nhưng có khả năng sinh sản sinh dưỡng. Sau một số thế hệ cây lai sinh sản sinh dưỡng, người ta thu được một số cây lai hữu thụ. Số lượng nhiễm sắc thể của cây lai hữu thụ là
Đáp án A
-Tinh tử của thực vật có bộ NST n → Bộ NST 2n của loài thực vật A là: 8.2 = 16
- Con lai bất thụ giữa loài A và loài B có bộ NST n1+n2 = 16/2 + 24/2 = 20 NST
- Cây lai hữu thụ có khả năng tiếp hợp bình thường trong giảm phân → phải có cặp NST tương đồng → có kiểu NST là 2n1+2n2 = 16+24= 40NST
Câu 29:
Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
Đáp án B
-Hậu quả sinh thái nặng nề nhất là: gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
-Do: ngăn cản lưu thông dòng chảy →giảm sự trao đổi sinh vật giữa các khu vực, giảm chất dinh dưỡng cho các thủy vực, gây ô nhiễm, xói lở bãi sông …
Câu 30:
Trong quá trình giảm phân ở người mẹ, ở lần phân bào I, nhiễm sắc thể vẫn phân ly bình thường nhưng trong lần phân bào II, 50% số tế bào có hiện tượng không phân ly ở NST giới tính. Quá trình giảm phân ở người bố bình thường, không có đột biến xảy ra. Người vợ đang mang thai và sắp sinh thì khả năng đứa con họ sinh ra bị bất thường về số lượng NST là:
Đáp án C
Mẹ có tỷ lệ các giao tử là 0,25(XX;O) và 0,5X
Bố có tỷ lệ các giao tử là 0,5(X,Y) =>con lệch bội=0,25.0,5.2+0,25.0,5=3/8 (YO chết)
Câu 31:
Cônsixin có tác dụng cản trở sự hình thành thoi phân bào. Để gây đột biến đa bội người ta sử dụng cônsixin tác động vào chu kỳ tế bào ở
Đáp án A
-Thoi phân bào được tổng hợp ở pha G2
→ để gây đột biến đa bội người ta sử dụng consixon tác động vào chu kì tế bào ở pha G2
Câu 32:
Cho F1 dị hợp tử 3 cặp gen lai phân tích, FBthu được như sau :
165 cây có kiểu hình : A-B-D- 88 cây có kiểu hình : A-B-dd
163 cây có kiểu hình : aabbdd 20 cây có kiểu hình : A-bbD-
86 cây có kiểu hình : aabbD- 18 cây có kiểu hình aaB-dd
Khoảng cách của gen A và B là
Đáp án A
- Kết quả lai phân tích cho ra 6 loại kiểu hình → cá thể dị hợp tạo ra 6 loại giao tử, 3 cặp gen liên kết không hoàn toàn, trao đổi chéo xảy ra tại 2 điểm không cùng lúc.
- Xác định 2 loại giao tử còn thiếu do trao đổi chéo kép là: A-bbdd và
aaB-D- → trật tự gen trên NST là BAD
Kiểu gen của cây dị hợp là: BAD/bad
- Khoảng cách giữa các gen:
+ Hai loại kiểu hình có tỉ lệ lớn: [ (165+ 163)/540] x 100% = 61%
khoảng cách giữa B và D là : 100% - 61% = 39% = 39cM
khoảng cách AD là: [(88 + 86)/540]x100% = 32% = 32cM
khoảng cách BA là : [(20 +18)/540]x100% = 7% = 7cM
Câu 33:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa?
Đáp án D
- A sai vì theo quan niệm của Đacuyn có 2 loại biến dị là biến dị xác định và biến dị không xác định trong đó biến dị không xác định là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa nhưng biến dị xác định cũng là nguồn nguyên liệu thứ yếu cho tiến hóa.
-B sai do theo quan niệm của tiến hóa hiện đại, đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa, đột biến NST cung cấp nguồn nguyên liệu thứ yếu.
-C sai do theo quan niệm của tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu tiến hóa gồm nguồn nguyên liệu sơ cấp (đột biến gen + đột biến NST) và nguồn nguyên liệu thứ cấp (biến dị tổ hợp)
- D đúng, theo quan niệm của Đacuyn biến dị không xác định là những biến dị xuất hiện riêng lẻ trong quá trình sinh sản, có khả năng di truyền là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa
Câu 34:
Trong một hệ sinh thái, các bậc dinh dưỡng A, B, C, D, E lần lượt có sinh khối là 500kg, 400kg, 50kg, 5000kg, 5kg. Chuỗi thức ăn có thể xẩy ra là
Đáp án B
-Chuỗi thức ăn nhiều khả năng có thể xảy ra là chuỗi thức ăn có sinh khối giảm dần qua các bậc dinh dưỡng (dạng tháp có đáy rộng, đỉnh hẹp), thường có 4 mắt xích. → D bắt đầu của chuỗi
→chuỗi phù hợp có trình tự D → A → C → E.
Câu 35:
Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
Đáp án D
- Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể thông qua 4 yếu tố: mức tử vong, mức sinh sản, mức xuất cư, mức nhập cư. Mà cả 4 yếu tố này đều phụ thuộc vào nguồn thức ăn của môi trường sống.
VD: nếu thức ăn dồi dào → sinh sản tăng, tử vong giảm, xuất cư giảm, nhập cư tăng.
Nếu thức ăn ít → sinh sản giảm, tử vong tăng, xuất cư tăng, nhập cư giảm
Câu 36:
Hai quần thể của loài ếch là ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg cho một gen có hai alen, M and m. Tần số của alen m trong quần thể 1 là 0,2 và 0,4 ở quần thể 2. Nếu có 100 con ếch trong mỗi quần thể, sự khác nhau về số lượng ếch dị hợp giữa hai quần thể là?
Đáp án D
-Tần số các loại alen của quần thể 1 là: qa = 0,2 → pA = 1=0,2 = 0,8
-Tần số các loại alen của quần thể 2 là: qa = 0,4 →pA = 1-0,4 = 0,6
- Cấu trúc di truyền của quần thể 1 là: 0.8*0,8AA : 0,8*2*0,2 Aa: 0,2*0,2 aa = 0,64AA:0,32Aa:0,04aa
-Cấu trúc di truyền của quần thể 2 là: 0,6*0,6AA: 2*0,6*0,4Aa: 0,4*0,4 aa = 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
-Số ếch dị hợp của quần thể 1 là: 0,32*100 = 32 con
-Số ếch dị hợp của quần thể 2 là: 0,48*100 = 48 con
→Sự khác nhau về số lượng ếch dị hợp giữa hai quần thể là: 48-32 = 16 con
Câu 37:
Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen, gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. số kiểu gen tối đa trong quần thể
Đáp án C
-Số kiểu gen tối đa trong quần thể về gen I và gen II là:
+ Ở giới XX: =
+ Ở giới XY: 3*4 = 12
-Do gen III có 5 alen nằm trên Y không có alen trên X → số kiểu gen của giới XY về gen III là 5
→số kiểu gen tối đa của giới XY về cả gen I,II,III là: 12.5 = 60 kiểu
→Số kiểu gen tối đa về cả 3 gen trong quần thể là: 60+78 = 138 kiểu
Câu 38:
Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn d quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Vanbéc là bao nhiêu?
Đáp án A
-Mèo đực lông đen có kiểu gen XDY, màu đực lông vàng hung có kiểu gen XdY
Do ở thú số lượng đực, cái trong quần thể = 1:1 →Xét riêng giới đực ta có tỉ lệ mèo đực lông đen = 10% .2 = 20%; tỉ lệ mèo đực lông vàng hung = 40% .2 = 80% → tần số XD = 0,2; tần số Xd = 0,8.
→Tỉ lệ mèo cái lông tam thể trên tổng số mèo cái là: 2pqXDXd = 2.0,8.0,2 = 0,32
→Tỉ lệ mèo cái lông tam thể trên cả quần thể theo định luật Hacdi-Vanbec là: 0,32 ÷2 =0,16
Câu 39:
Cho tập hợp các sinh vật sau:
(1) Nhóm cây thông 3 lá trên đồi.
(2) Nhóm ốc trong ruộng.
(3) Nhóm cá trong hồ.
(4) Nhóm ba ba trơn trong đầm.
(5) Nhóm cây keo tai tượng trên đồi.
Tập hợp sinh vật nào là quần thể?
Đáp án B
-Quần thể là tập hợp các cá thể thuộc cùng 1 loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và có lịch sử phát triển cùng nhau, hình thành mối quan hệ tương tác giữa các cá thể trong quần thể với nhau và với môi trường.
→Nhóm 1,4,5 là các quần thể. Nhóm 2,3 không là quần thể do có các loài ốc khác nhau, các loài cá khác nhau cùng sống
Câu 40:
Trong cặp gen dị hợp Aa mỗi gen đều chứa 2998 liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit. Gen A chứa 32,5% số nuclêôtit loại Ađênin, gen a có số nuclêôtit loại Ađênin bằng số nuclêôtit loại Guanin và bằng 25%. Một cơ thể có kiểu gen Aaa giảm phân bình thường không thể tạo ra loại giao tử nào sau đây?
Đáp án C
-Mỗi gen đều chứa 2998 liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit → số nucleotit của mỗi gen là 2998+2 = 3000
-Số nucleotit mỗi loại của gen A là: A=T = 32,5%. 3000 = 975; G=X = 3000/2 - 975 = 525
-Số nucleotit mỗi loại của gen a là: A=T=G=X = 3000/4 =750
- Cơ thể có kiểu gen Aaa có thể tạo được các loại giao tử: A, a, Aa, aa.
-Giao tử aa có 1500T, giao tử a có 750A, giao tử Aa có 1275G
-Chỉ giao tử AA có 1050X mà cơ thể Aaa không tạo được giao tử này