Đề số 8
-
1020 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 85.
Cách giải: Trong quá trình hoạt động, Tân Việt Cách mạng cũng chịu ảnh hưởng của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Chọn A.
Câu 2:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 194.
Cách giải: Ngày 24 -3 - 1975, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong chiến dịch Tây Nguyên.
Chọn C.
Câu 3:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 169.
Cách giải: Chiến thuật mới của Mỹ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam là trực thăng vận”, “thiết xa vận".
Chọn A.Câu 4:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 190 - 191.
Cách giải: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tháng (7- 1973) đề ra nhiệm vụ cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Chọn B.
Câu 5:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5.
Cách giải: Theo quy định của Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945), quân đội Mĩ sẽ chiếm đóng miền Nam bán đảo Triều Tiên.
Chọn D.Câu 6:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11.
Cách giải: Một trong những thành tựu của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Chọn C.
Câu 7:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 88.
Cách giải: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có nội dung là thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Chọn A.
Câu 8:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109.
Cách giải: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) quyết định sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chọn D.
Câu 9:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 158.
Cách giải: Một trong những nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là hàn gắn vết thương chiến tranh.
Chọn BCâu 10:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100.
Cách giải:
Tháng 3- 1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phân đế Đông Dương được đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Chọn D.
Câu 11:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 59.
Cách giải: Tháng 1 - 1949, Liên Xô và các trước Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.
Chọn D.
Câu 12:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 31.
Cách giải: Một trong những thành viên tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Philippin.
Chọn C.
Câu 13:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 69.
Cách giải: Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
Chọn A.Câu 14:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 121.
Cách giải: Một trong những nước Đồng minh có mặt ở Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là Trung Hoa Dân quốc.
Chọn A.
Câu 15:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 147.
Cách giải: Một trong những hướng tiến công chủ yếu của bộ đội chủ lực Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 – 1954 là Bắc Tây Nguyên.
Chọn D.Câu 16:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 47.
Cách giải: Trong những năm 1950 – 1973, kinh tế các nước tư bản Tây Âu phát triển nhanh.
Chọn A.
Câu 17:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 45.
Cách giải: Trong những năm 90 của thế kỷ XX, Mĩ đã tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới.
Chọn B.
Câu 18:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 146.
Cách giải: Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Chọn B.
Câu 19:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 176 – 177.
Cách giải:
A chọn vì một trong những thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B loại vì Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1960 sau phong trào “Đồng khởi”. C, D loại vì trận Đồng Xoài (Bình Phước) và trận Ấp Bắc (Mỹ Tho) thuộc giai đoạn chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Chọn A.
Câu 20:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 36.
Cách giải: Năm 1975, nhân dân Ănggola giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha.
Chọn B.
Câu 21:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 33 – 34.
Cách giải: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc với việc Ấn Độ giành được độc lập dân tộc năm 1950 – Nội dung phương án B (Kết quả cuối cùng là đòi được quyền tự trị) là sai.
Chọn B.
Câu 22:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 124 – 126, suy luận.
Cách giải:
A chọn vì sau Hiệp ước Patonốt thì Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
B loại vì phải đến những năm 20 của thế kỉ XX thì khuynh hướng vô sản mới du nhập vào nước ta.
C loại vì dưới tác động của cuộc khai thác thuộc thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) thì xã hội Việt Nam ngoài hai giai cấp cũ là địa chủ phong kiến và nông dân thì xuất hiện thêm giai cấp mới là công nhân và tầng lớp mới là tư sản, tiểu tư sản.
D loại vì khi phong trào Cần vương bùng nổ thì thực dân Pháp mới chỉ cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam và chưa bình định được Việt Nam.
Chọn A.
Câu 23:
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A chọn vì sau Hiệp định Pari, quân Mĩ rút quân khỏi miền Nam, quân đội Sài Gòn đã mất đi chỗ dựa.
B loại vì lúc này quân đội Sài Gòn không lớn mạnh.
C loại vì sau thắng lợi của ta ở Phước Long thì Mĩ không can thiệp trở lại.
D loại vì sau Hiệp định Pari, quân Mĩ và quân đồng minh rút quân khỏi miền Nam.
Chọn A.
Câu 24:
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì trong những năm 1921 – 1924, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
B loại vì Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cách mạng vô sản năm 1920.
C, D loại vì nội dung của các phương án này là các sự kiện diễn ra trong giai đoạn sau năm 1924.
Chọn A.
Câu 25:
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì giai cấp địa chỉ là giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam.
B loại vì trong cuộc cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương (1897 – 1914) thì tư sản mới chỉ là tầng lớp.
C loại vì nông dân là giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam.
D chọn vì trong cuộc cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương (1897 – 1914) thì tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam đã ra đời.
Chọn D.
Câu 26:
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A, B loại vì nội dung của các phương án này là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.
C loại vì thực dân Pháp đã phải phân tán quân từ đồng bằng Bắc Bộ đi các nới, Điện Biên Phủ, Xeno, Luông Phabang, Mường Sài, Plâyku.
Chọn D.
Câu 27:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 55.
Cách giải: Chất lượng nguồn nhân lực thấp không phải là khó khăn của kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973.
Chọn C.
Câu 28:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 98 – 100, suy luận.
Cách giải:
A loại vì trong giai đoạn 1936 – 1939, phát xít Nhật chưa mở rộng xâm lược Đông Nam Á.
B chọn vì Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền đã thi hành 1 số chính sách tiến bộ ở thuộc địa, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho ta tổ chức phong trào 1936 – 1939.
C loại vì trong giai đoạn 1936 – 1939 trên thế giới chưa hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội.
D loại vì Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 1/1939, lúc này phong trào 1936 – 1939 đã kết thúc.
Chọn B.
Câu 29:
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì các thế lực ngoại xâm và nội phản đều muốn lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ của ta và cuộc đấu tranh ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946) đã giúp ta tranh thủ được thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, làm thất bại âm mưu trên của chúng.
B, C loại vì lúc này Việt Nam vẫn đang trong thế bị bao vây, cô lập, dù đã tuyên bố độc lập năm 1945 nhưng chưa được các nước công nhận.
D loại vì giai đoạn này ta chủ trương tránh 1 lúc đối phó với nhiều kẻ thù nên ban đầu ta chống Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, sau đó ta hòa hoãn với Pháp, kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp để đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài về sau.
Chọn A.
Câu 30:
Phương pháp: Dựa vào đối tượng, phương châm, địa bàn và hướng tiến công của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 để so sánh.
Cách giải:
A, C loại và hướng tiến công của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là vùng rừng núi còn hướng tiến công của ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 chủ yếu là các đô thị.
B chọn vì phương châm của ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đều là đảm bảo chắc thắng mới đánh.
D loại vì đối tượng tác chiến của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là thực dân Pháp.
Chọn B.
Câu 31:
Phương pháp: Dựa vào chủ trương của Đảng được nêu ra trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (tháng 5 - 1941) và trong Luận cương chính trị (tháng 10 - 1930) để so sánh. Cách giải:
A, B loại vì nội dung của các phương án này là điểm chung trong chủ trương của Đảng giữa Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (tháng 5 - 1941) và Luận cương chính trị (tháng 10 - 1930).
C loại vì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (tháng 5 - 1941) không xác định lực lượng của cách mạng là công nhân và nông dân mà điều này chỉ đúng với nội dung của Luận cương chính trị (10/1930).
D chọn vì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (tháng 5 - 1941) đã đề ra các biện pháp cụ thể để khởi nghĩa giành chính quyền còn Luận cương chính trị (tháng 10 - 1930) không đề ra các biện pháp cụ thể để khởi nghĩa giành chính quyền.
Chọn D.
Câu 32:
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A chọn vì sau phong trào “vô sản hóa" phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
B loại và quyền lãnh đạo của công nhân, sự thắng thế của khuynh hướng vô sản được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
D loại vì liên minh công nông bước đầu được hình thành trong giai đoạn 1930 – 1931 và hoàn chỉnh trong giai đoạn 1936 – 1939.
Chọn A.
Câu 33:
Phương pháp: Phân tích nguyên nhân thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng
Cách giải: Việt Nam Quốc dân đảng thất bại là do chỉ chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực. Tổ chức cơ sở của Quốc dân đảng trong quần chúng rất ít. Địa bàn hoạt động | lại bó hẹp ở Bắc Kì, còn ở Trung Kì và Nam Kì hầu như không đáng kể – Cần chú trọng xây dựng lực lượng
chính trị cho cách mạng.
Chọn D.
Câu 34:
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì ngay trong giai đoạn 1945 – 1954, ta thực hiện xây dựng hậu phương kháng chiến về mọi mặt, trong đó có việc thực hiện cải cách ruộng đất.
B, C, D loại vì phải đến sau năm 1975 thì ta mới thực hiện được cải cách ruộng đất ở miền Nam, hoàn toàn xóa bỏ giai cấp bóc lột và người cày có ruộng trên cả nước.
Chọn A.
Câu 35:
Phương pháp: Dựa vào nhiệm vụ, lãnh đạo và lực lượng của phong trào dân chủ 1936 – 1939 và phong trào cách mạng 1930 – 1931 để so sánh.
Cách giải:
A chọn vì nhiệm vụ trước mắt của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B, C, D loại vì nội dung của các phương án này là điểm giống nhau của hai phong trào.
Chọn A.
Câu 36:
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng bạo lực.
B loại vì cách mạng tháng Tám diễn ra hài hòa ở cả nông thôn và thành thị.
C loại vi khởi nghĩa ở thành thị đóng vai trò quyết định.
Chọn D.
Câu 37:
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang không tách rời nhau, có sự hỗ trợ lẫn nhau.
B chọn vì cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) có sự kết hợp chặt chẽ giữa công kích quân sự với nội dậy giành quyền làm chủ.
C loại vì cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) bắt đầu từ đấu tranh chính trị, hợp pháp.
D loại vì mặt trận quân sự là yếu tố quyết định để đi đến đàm phán ngoại giao.
Chọn B.
Câu 38:
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này không phải là điểm mới.
D chọn vì trong giai đoạn 1925 – 1930 có nhiều tổ chức cách mạng theo các khuynh hướng khác nhau còn giai đoạn 1919 – 1925 chưa có điều này.
Chọn D.
Câu 39:
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
B, C, D loại vì nội dung của các phương án này là những sự kiện diễn ra sau năm 1930.
Chọn A.
Câu 40:
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc, phát xít phát triển gay gắt.
B loại vì không phải tổ chức chính trị nào cũng giương cao ngọn có giải phóng dân tộc, nhất là các tổ chức phản động.
C loại vì khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì Đảng Cộng sản Đông Dương chưa hoạt động công khai.
D loại vì lúc này chiến tranh đã nổ ra, nhân dân Việt Nam không còn điều kiện đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Chọn A.